Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
HÃY GÓP PHẦN MÌNH
NÀY LÀ DÒNG DÕI NHỮNG NGƯỜI TÌM CHÚA
CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI
TÌNH MẸ !

Sáng nay, hơi bị rảnh chút nên vào mạng, gặp anh linh mục cũng vào mạng nên hai anh em “nhỏ to tâm sự”. Anh nhắc em về bài viết của em có nhắc đến cụ Nguyễn Khắc Dương. Bài viết ấy có nói về cảm nhận của cụ Nguyễn Khắc Dương về anh Hai Giêsu. Chuyện là với cái chết của anh Hai Giêsu, con người quá nhẫn tâm. Người ta không đối xử với con vật như vậy mà lại đối xử với anh Hai Giêsu như vậy. Anh linh mục nói rằng dù con người đối xử với anh Hai Giêsu như thế nào không quan trọng bởi vì tình yêu của anh Hai Giêsu dành cho con người vượt hơn trí hiểu của con người.

Đang nói chuyện về anh Hai Giêsu bỗng nhiên anh linh mục lại “đá” sang người mẹ. Anh linh mục hỏi :

- Thế, cậu có thấy Mẹ cậu thương cậu không ?

Thằng em bẽn lẽn :

- Dạ thưa có !

- Vậy thì cậu có thấy bao giờ bà than phiền vì vất vả với con cái không ? Anh linh mục hỏi.

- Dạ thưa không ! Em linh mục trả lời

- Vậy thì cậu có nhớ bà ấy không ? Bà ấy dãi dầu một nắng hai sương lo cho cậu, lo cho gia đình cậu … nhưng có bao giờ cậu thấy bà than phiền điều gì không ?

Khi nghe anh linh mục nhăc đến Mẹ, hai hàng nước mắt bỗng dưng tuôn ra trên khuôn mặt của em linh mục. Khi anh nhắc đến hình ảnh của Mẹ phải một nắng hai sương lo cho con cái, lo cho gia đình thì mắt nhòe đi, không còn khả năng để “chát” với anh nữa. Không khóc sao được khi mà cả đời Mẹ đã tảo tần nuôi các con khôn lớn. Chưa kịp hưởng một ngày nào an nhàn thì Chúa đã gọi bà về.

Thường ngày, anh linh mục có duyên lắm nhưng chẳng hiểu sao sáng nay anh lại vô duyên đến thế ! Mới sáng sớm anh đã moi nước mắt của em linh mục.

Nhớ lại sáng hôm qua, sau khi giúp cho các em giáo lý viên, để khích lệ cũng như động viên tinh thần của các em thì thường hay cho các em chút gì đó gọi là “chút mắm muối” cho các em. Đã quá trưa, khi thầy trò đang ngồi tán gẫu sau bữa ăn, bỗng dưng phụ huynh một em giáo lý viên dắt xe đạp vào và hỏi :

- Cha ơi ! Có con O ở đây hôn ?

- Dạ O đang ở trong bếp !

- Con phải đi tìm và giờ này con đến đây thấy nó ở đây con yên tâm ! Con yên tâm khi nó ở chơi sinh hoạt với mấy đứa giáo lý viên chứ đi chơi ở ngoài con lo lắm !

Nhìn thấy con loay hoay trong bếp để lo tráng miệng cho các bạn, bà mẹ của O yên tâm đạp xe đạp đi về.

Nhìn thấy hình ảnh của bà mẹ quê lo cho con gái của mình, tranh thủ giây phút đó tôi nói cho các em về tình mẫu tử. Không phải bỗng nhiên mà giữa trời trưa nắng như thế này mà bà đi tìm con. Bà quá yêu con và lo cho con nên phải cất công đi tìm như thế này và khi tìm được bà cảm thấy an tâm hơn.

Cơ hội đến, tôi cho các em một “bài” về ơn cha nghĩa mẹ.

Nhìn hình ảnh bà mẹ quê này đi tìm con giữa trưa nóng bức tôi lại nhớ đến một bà mẹ Sài Thành. Con gái của bà nay đã không còn nhỏ để bà phải bận tâm chuyện đi đứng của con. Ấy vậy mà hễ con bà ra đường dù đi làm hay đi đây đi đó bà không an tâm. Biết là con mình luôn có hiếu, luôn yêu thương cha mẹ và không bao giờ làm cha mẹ phải phiền lòng ấy nhưng bà vẫn quan tâm đến con một cách kỳ lạ. Con bà đủ lớn để bươn chải với đời và hiểu cuộc đời đầy những cạm bẫy, những mưu toan nhưng hình như bà không để con bà rời bà dù nửa bước.

Lần nào cũng thế, mỗi lần đi nhóm họp với chúng bạn thì y như rằng cứ 21 giờ 30 là bà gọi điện thăm con đang ở đâu và chừng nào về. Khi nghe con gái bảo chút nữa con về thì bà yên tâm. Có tuổi nên bà cần ngủ sớm, dù biết, dù tin con mình nhưng tình thương của người mẹ đã làm cho bà luôn quan tâm và nhắc nhở con mình.

Nhớ bà mẹ Sài Thành ấy làm sao tôi quên được người Mẹ yêu dấu của mình.

Những ngày chị tôi vừa mới lớn. Một lần nọ, khi đi chơi với bạn gái về trễ mới có nửa giờ đồng hồ so với phép đã cho. Thế là bạ nhốt chị tôi đứng ngoài đường phạt 3 tiếng đồng hồ sau mới cho vào nhà để cho nhớ ! Dẫu chị của mình là dì của cháu đứng ra “bảo lãnh” cho cháu nhưng Mẹ tôi cứ để mặc cho con gái của mình đứng ngoài đường chịu “án phạt” của bà cho nhớ.

Còn nữa, lần ấy, bà may cho chị tôi bộ đồ màu tím hoa cà thật đẹp. Chẳng hiểu sao, chị tôi táy máy chân tay khoét cái cổ áo rộng ra một chút. Chiếc áo chưa kịp hoàn chỉnh sau cái chuyện áy náy của chị thì đã bị bà bắt chị tôi băm ra !

Thì ra là bà không muốn con gái của bà mặc áo hở ngực nên đã phạt con mình bằng cách bắt con mình băm cái áo ra để khỏi mặc và cho nhớ !

Nếu nhìn bề ngoài thì thấy “các cụ” khó tính khó nết nhưng thật ra, nhờ sự khó tính khó nết của “các cụ” mà con cái ngày nay mới thành người. Cây không phải đợi lớn rồi mới uốn, con cái cũng vậy, không phải đợi trưởng thành mới nắn nhưng nắn ngay những ngày còn bé.

Nhớ đến bà tôi làm sao quên được những trận đòn “trời giáng” của bà và cơn giận của bà sau khi tôi làm lỗi. Tôi còn nhớ mãi lời nguyền của bà dành cho tôi : “Mẹ vẫn cầu nguyện với Chúa rằng nếu như con nên người thì Chúa hẳn để cho con sống còn không thì xin Chúa cất con về cho sớm chứ Mẹ không muốn con Mẹ phải hư thân mất nết !”.

Thế đấy ! Nhìn lại thì bà Mẹ quê của mình quả là một bà mẹ quá khó. Mẹ của người bạn ở Sài Thành cũng như Mẹ của em giáo lý viên ở vùng truyền giáo nghèo cũng vậy, tính tình các cụ khó hơn người khác tưởng. Thế nhưng, bên dưới cái khó của các cụ chính là một tình thương bao la vô bờ bến mà các cụ dành cho con mình.

Thật ra mà nói, ca ngợi tình thương của cha mẹ và nhất là mẹ thì ca ngợi cả ngày, cả năm, cả tháng cũng chẳng đủ. Dành ra ngày Chúa nhật tuần 2 trong tháng Năm để nhớ Mẹ ắt hẳn chẳng là gì so với công ơn trời bể của Mẹ cả cuộc đời lo lắng cho con. Làm sao mà có thể hiểu được tình Mẹ bao la là dường nào ?

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!