Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
CHA GIUSE NGUYỄN VĂN LỘC: MỘT ĐỜI SỐNG HIẾN DÂNG VÀ SỨ MỆNH THỪA SAI
TẠI SAO LẠI CÓ NĂM A, NĂM B, NĂM C? NĂM CHẴN VÀ NĂM LẺ KHÁC NHAU Ở CHỖ NÀO?
TẠI SAO MÙA VỌNG LẠI CÓ BỐN NGÀY CHÚA NHẬT?
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
CHÂN DUNG CHÍNH QUYỀN TỐT

Một chính quyền như thế nào gọi là tốt chắc có lẽ chẳng cần phải tra từ điển hay cần phải suy tư dài rộng cao sâu. Một chính quyền tốt là chính quyền biết lo cho dân và sống vì dân thật sự chứ không phải chỉ ở trên môi miệng hay ở trên bề mặt của lý thuyết.

Không phân biệt giàu nghèo, phát triển hay chậm phát triển, người dân luôn ưu tư về những người lãnh đạo, về chính quyền của đất nước mình. Không phải ngày hôm nay người ta mới bận tâm về một chính quyền tốt nhưng tự ngàn xưa người ta vẫn khắc khoải về vấn đề này.

Thời Khổng Tử, không biết chính quyền như thế nào nhưng có một môn sinh hỏi Thầy Khổng Tử rằng :

- Thưa Thầy, thế nào là nguyên tắc căn bản của một chính quyền tốt ?

Thầy Khổng Tử trả lời :

- Thức ăn, vũ khí và lòng tin của dân.

- Nhưng, nếu trong hoàn cảnh bắt buộc, phải bỏ một trong ba, ngài sẽ bỏ điều nào ?

- Vũ khí.

- Và nếu ngài phải bỏ một trong hai còn lại ?

- Thức ăn.

- Nhưng không có thức ăn, dân sẽ chết.

- Nhưng tự bao giờ, cái chết là số phận của con người. Và nếu cả dân tộc không có lòng tin vào người chỉ huy thì dân tộc đó coi như chết.

Lời của bậc thánh hiền Khổng Tử quả là chẳng sai chút nào cả khi Ngài nhận định về chính quyền, về người chỉ huy của dân tộc.

Người lãnh đạo, người chỉ huy của một dân tộc một đất nước ắt hẳn phải là người có tài. Những người có tài mà lãnh đạo đất nước thì dân chỉ khẩu phục nhưng tâm chưa phục. Muốn tâm phục thì phải tạo ra lòng tin cho dân. Mà muốn tạo lòng tin cho dân thì người lãnh đạo phải có đức. Nếu không có đức thì đừng mơ lấy được lòng tin nơi dân. Những người không có đức mà lãnh đạo thì bề ngoài dân bảo là dân tin chứ trong lòng làm sao tin được ? Không tin nhưng cũng phải hô hào là tin chứ không thì sẽ bị “tai bay vạ gió”.

Với vấn nạn nước thải của Vedan làm cho bao gia đình lao đao vất vả thì người dân sẽ cảm nhận gì ?

Với vấn nạn hầm Thủ Thiêm chưa kịp dìm xuống nước mà đã bị nứt như vậy thì người dân có tin tưởng để chui vào hầm để qua bờ bên kia hay không ?

Với vấn nạn khai thác Bauxite với nhiều cái lợi trước mắt mang lại tiềm năng kinh tế cho đất nước nhưng cái bất lợi lại nhiều hơn cái lợi trước mắt thì người dân sẽ nghĩ gì ? Người dân nghèo Tây Nguyên vốn đã nghèo nay lại phải đối diện với ô nhiễm môi trường trong thời gian sắp tới khi dự án khai thác Bauxite đi vào hoạt động.

Với người dân vùng biển mặn Cần Giờ, họ sẽ cảm nhận như thế nào về con đường Duyên Hải mang tên họ Hứa thi công gần chục năm trời chưa xong ? Cuộc sống của họ vốn dĩ khốn đốn nay càng khốn đốn hơn khi phải đi lại trên con đường mang tên nhà họ Hứa ấy. Họ còn tin vào lời hứa nữa chăng ? Thôi thì ngày nào xong thì biết chứ hiện giờ đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” vậy.

Với người dân sống ở Hiệp Phước - Nhà Bè, họ cảm nhận như thế nào về con đường Nguyễn Văn Tạo mà họ ngày ngày hai buổi sáng tối đi về. Nắng thì bụi mù trời không thấy đường chạy, mưa thì ổ voi làm cho họ ngã lên té xuống. Cuộc sống đã nghèo nay nghèo hơn với con đường đẹp nhất Việt Nam này ? Nếu dự thi, con đường mang tên Nguyễn Văn Tạo này sẽ đạt rất nhiều giải nhất. Dân nghèo nghĩ sao về con đường này ? Nhà lãnh đạo cảm nhận ra sao về những điều mà dân nghèo phải gánh chịu.

Chừng nào con đường Nguyễn Văn Tạo cũng như nhiều con đường ngày đêm gây hiểm họa cho con người được hoàn chỉnh ? Điều này vẫn mãi là lời hứa thật ngọt ngào khi dân chúng thở than.

Đành biết là con người không ai hoàn hảo nhưng quá nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Lẽ nào cứ “vô ý gây thiệt hại” cho dân hoài chăng ? Dẫu rằng bề ngoài vẫn là “vô ý gây thiệt hại” nhưng làm sao né tránh được tiếng nói của lương tâm ? Làm sao lương tâm có thể thanh thản khi đám dân nghèo ngày phải đối diện với dòng sông chết Thị Vải, miền đất ô nhiễm ở Tây Nguyên, con đường đau khổ Nguyễn Văn Tạo, con đường “Hứa Duyên Hải” ?

Những người đang phải gánh chịu những thiệt hại về môi trường ở những vùng đất, ở những con đường đau khổ này ắt hẳn sẽ ai oán biết chừng nào. Không chỉ họ ai oán mà con cháu của họ sẽ còn ai oán vì lẽ con cháu của họ là hậu duệ trả giá thật đắc cho môi trường đang bị huỷ hoại.

Ông bà ta đã nói : “Một lần thất tín vạn lần bất tin”, những vấn nạn này đã dành cho người dân có lòng tin hay không thì tự đáy lòng người dân sẽ nói. Nếu người dân nghèo nói ra thì không khéo sẽ thiệt hại cho họ vì lẽ muôn muôn đời “sự thật thì mất lòng”.

Lòng tin nó là điều gì quý báu không phải chỉ dành cho người lãnh đạo nhưng là người với nhau sống phải có lòng tin. Và ai nào đó khi được cất nhắc làm người lãnh đạo thì cái đức, cái lòng tin vào người dân lại khẩn thiết hơn là dường nào. Vì vậy, Khổng Tử không ngần ngại quả quyết là nếu cả dân tộc mà không có lòng tin vào người chỉ huy thì dân tộc đó coi như đã chết !

Thời Khổng Tử cũng thế và thời nào cũng vậy, ai ai cũng ước ao những người lãnh đạo đất nước, những nhà cầm quyền sống sao tạo lòng tin nơi dân chúng. Giữa cuộc đời, giằng co giữa cái tốt và cái xấu, giữa đạo đức và phi đạo đức, giữa vô luân và hợp luân luôn đặt ra trước mặt con người. Với những người lãnh đạo, sự giằng co ấy mang tính quyết liệt hơn vì lẽ sự lựa chọn, cách hành xử của những người lãnh đạo không phải ảnh hưởng trên họ, trên gia đình họ mà còn ảnh hưởng trên một đất nước, trên một quốc gia.

Ước gì những nhà lãnh đạo các quốc gia lắng đọng lòng mình để nghe được tiếng nói lương tâm để mình sống làm sao tạo lòng tin cho dân. Nếu không tạo lòng tin cho dân thì dù bề ngoài dân tộc ấy vẫn lu loa rằng mình thế này thế kia nhưng thật sự bên dưới thì dân tộc ấy đã chết như lời Khổng Tử. 

 

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!