Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
HÃY GÓP PHẦN MÌNH
NÀY LÀ DÒNG DÕI NHỮNG NGƯỜI TÌM CHÚA
CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI
NIỀM TIN PHỤC SINH

 

Chúa nhật Phục Sinh năm B

Cv 10, 34.37-43, Cl 3, 1-4; Ga 20, 1-9

 

Sinh - lão - bệnh - tử : quy luật hết sức tự nhiên của con người. Đằng sau cái chết của phận người đó, mỗi một người, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo có niềm tin khác nhau. Với người không tin thì chẳng đặt vấn đề gì sau cái chết của con người vì lẽ họ theo thuyết duy vật. Với niềm tin Kitô giáo, con người chết và sẽ sống lại như trong kinh Tin Kính từ ngàn xưa của Giáo Hội.

 

Ðây là niềm tin hết sức đặc biệt của đạo Công Giáo. Nhìn lại Do Thái giáo, sự phục sinh sau cái chết cũng không được nói rõ rõ ràng. Còn nơi những tôn giáo khác, người ta sẵn sàng tin có sự sống đời sau, nhưng không hề nghe nói sẽ có sự sống lại.

 

Hầu hết các tôn giáo đều nghĩ rằng sau sự sống đời này chưa phải là hết. Con người sau khi chết được đưa sang một thế giới khác hoặc được dẫn đến một chỗ khác để tiếp tục sống. Thế nên mới có câu thác là thể phách, còn là tinh anh. Tức là người ta chỉ chết về phần thể xác; nhưng phần linh thiêng nơi con người sẽ còn mãi và sống mãi, hoặc để hưởng hạnh phúc nếu khi còn sống người ta đã ăn ngay ở lành, hoặc để chịu phạt, nếu ngược lại người ta đã ăn ở độc ác.

 

Với đạo Do Thái cũng không dứt khoát về quan điểm của sự phục sinh.

 

Đâu đó phảng phất trong Thánh Kinh, chung chung ta thấy người Do Thái vẫn tin có đời sau. Nhưng đời sau đối với họ là đêm tối. Chính đời này mới là ánh sáng ban ngày. Ít nhất đối với đa số loài người. Vì dù sao người Do Thái cũng có lòng kính mến các tổ phụ và tiên tri. Họ không dám nói đến cuộc sống bên kia của các ngài. Họ âm thầm nghĩ rằng các ngài đang được hạnh phúc trong ánh sáng của Thiên Chúa. Nhưng công khai thì họ tuyên bố: đời sống ở bên kia thế giới của những người khác, tức là của hầu hết mọi người, buồn thảm lắm và không có gì hấp dẫn cả. Lý do vì đó là thế giới của sự chết. Của âm phủ. Không những không có ánh sáng của Chúa ở những nơi đó mà tại đây cũng chẳng còn ai kêu cầu danh Chúa. Thực ra quan niệm của các sách Cựu Ước về đời sau không đơn nhất và rõ rệt. Chung chung người Do Thái không nghĩ rằng: Sinh ký tử quy, sống gửi thác về. Và họ không có những kim tự tháp như người Ai Cập, hoặc các lăng mộ như người Việt Nam. Họ không tin ở giá trị của đời sau bao nhiêu.

 

Tuy nhiên, trên nền trời tư tưởng chung chung mờ tối đó, đã có những tia sáng thật chói. Một Ezekiel đã có thể nói đến một cánh đồng xương khô bỗng được thần khí nhập vào và sống lại. Ðành rằng đó chỉ là hình ảnh về cuộc phục hưng xứ sở sau thời gian lưu đày tan nát. Nhưng nguyên việc nghĩ đến một hình ảnh như thế cũng nói lên tác giả có một ước vọng về phục sinh.

 

Về sự sống đời sau, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh, bắt gặp tâm tình của ông Giob :

Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống,

và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất.

Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ,

thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa.

Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người,

Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ.

Lòng tôi những tha thiết mong chờ. (G 19, 25-27)

 

Niềm tin Phục Sinh mà được nói trong Cựu Ước, được nung nấu trong lòng con người nay đã thành hiện thực nơi Đức Giêsu. Chúng ta vừa nghe Thánh Gioan thuật lại câu chuyện phục sinh : Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."

 

Và, Chúa Giêsu đã thật sự sống lại từ chõi chết sau khi các môn đệ chạy ra mộ và thấy "những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi". Sau khi thấy như vậy các ông đã tin.

 

Niềm tin Phục Sinh là niềm tin căn cốt nhất trong đời kitô hữu. Những ai đi theo Chúa, những ai tin vào Chúa Giêsu phục sinh phải làm gì đó để diễn tả niềm tin của mình chứ không phải ngồi đó mà cứ bảo là Chúa đã phục sinh thật rồi.

 

Hồng ân phục sinh cho ơn phục sinh của Chúa Kitô trở nên sống động trong nội tâm trong lòng ta và để nội tâm lắng đọng một chiều sâu phục sinh đích thực: Biết bao nhiêu người, chúng ta đã mừng Chúa phục sinh, nhưng sự mừng ấy có khi chỉ là lễ hội, là sự háo hức về một đêm thánh mà trong đó phụng vụ có nhiều diễn tả lạ, khác mọi cử hành phụng vụ khác. Thiếu chiều sâu nội tâm của đức tin, vì thế, mừng ơn phục sinh vĩ đại, nhưng lòng ta, ơn phục sinh chẳng thấm, chẳng biến đổi gì. Ta chẳng phục sinh.

 

Phục sinh đức tin là làm cho ơn phục sinh của Chúa Kitô trở nên sống động trong các sinh hoạt đạo đức: Nhiều người sống nguội lạnh, bỏ cầu nguyện, bỏ các giờ kinh sớm chiều, bỏ luôn cả việc tham dự thánh lễ và lãnh nhận bí tích. Nhiều người chạy theo dục vọng, tiền tài đã sống bê tha trong tội lỗi, thậm chí nhiều năm không đến nhà thờ, bỏ luôn cả việc xưng tội, rước lễ. Nhiều anh chị em tích cực hơn, nhưng chỉ giữ đạo theo mùa: Cứ đến lễ trọng, mùa Vọng, mùa Chay, mùa Giáng Sinh, mùa Phục Sinh thì chạy đôn, chạy đáo tìm linh mục giả tội, nhưng rồi vẫn không mấy thay đổi. Nhiều người còn chịu khó giữ đạo, giữ các giờ kinh, tuy đấy đã là điều tốt, nhưng cần phải tốt hơn trong sự chăm chú cầu nguyện, suy tư và chiêm ngắm lời kinh mà mình đọc, chứ đừng chỉ giữ giờ kinh, giờ cầu nguyện, cả đến việc dự lễ mỗi ngày như một thói quen. Vì thế, họ cần phải phục sinh đức tin của chính mình.

 

Hết sức thiết thực khi mời gọi sống đức tin đích thực của mình vào mầu nhiệm phục sinh, thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galát cũng là gửi mỗi người chúng ta : "Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang".

 

Chúng ta vững một niềm xác tín rằng, Chúa Kitô ban ơn phục sinh từng ngày cho chúng ta cùng với những nỗ lực nhìn về Chúa Kitô để phục sinh đức tin. Trước những cơn sóng xô của cuộc đời, giữa mọi lý do gây ra tình trạng chết của đức tin do thiếu chiều sâu nội tâm, do thiếu ý thức trong việc sống đạo, thiếu ý thức về ý nghĩa đạo đức của đời thường, thậm chí do cám dỗ chạy theo lối sống xa hoa, hưởng thụ và thực nghiệm…, ta vẫn trung thành mong đợi ơn phục sinh, và tin tưởng vào sự phục sinh bừng lên nơi cuộc đời mỗi người, thì chính lòng mong đợi và sự tin tưởng ấy, đã cho thấy nguồn ơn phục sinh của Chúa đang thấm vào đời ta.

 

Bước theo Chúa Kitô phục sinh, ta ngước nhìn Người để nếu Người đã phục sinh, ta cùng phục sinh đức tin của mình trong từng hoạt động, từng cử chỉ của ta, từng lời ăn tiếng nói của ta trong đời thường. Nhờ nguồn ơn phục sinh của Chúa trong ta, ta cũng sẽ gắn bó đời mình với Chúa, can đảm thoát ly mọi nhu cầu giả tạo, để được chìm đắm trong Chúa thật. Có như thế, trong cuộc phục sinh của Chúa Kitô, có những cuộc phục sinh trong đức tin của mỗi người. Và cuộc phục sinh của mỗi người trong tương quan với ơn phục sinh của Chúa Kitô, có sự phục sinh của nhiều người, của cả Hội Thánh.

 

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!