Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
GHEN

       

ỚT NÀO ỚT CHẲNG CAY - GÁI NÀO GÁI CHẲNG HAY GHEN CHỒNG (CD). 

Hai câu tục ngữ ca dao trên đây cho chúng ta thấy rằng bản tính tự nhiên được trời phú cho đàn bà con gái là hay ghen. Nếu mỗi lần trở về nhà, cảm thấy bầu không khí trong gia đình không được ổn thõa, hãy nhớ rằng trời cho bản tính của người phụ nữ là như vậy, nên không có gì đáng để chúng ta phải bực bội khó chịu để rồi lại tạo nên một sự căng thẳng hay tranh cãi vô ích. 

Ghen tương là cơn bệnh rất thông thường mà chúng ta thường hay gặp phải trong hôn nhân. Nó ám chỉ sự chiếm hữu và sự trung thành với nhau trong quan hệ hôn nhân, nhưng thường mang đến một sự quấy rầy và rối loạn hơn là sự cảm thông và hòa hợp. Sự ghen tương không phải chỉ xảy ra giữa nam và nữ, mà còn nam với nam và nữ với nữ sự ghen tương càng xảy ra ác liệt hơn, vì sự nghiên cứu về vấn đề nầy đã cống hiến nhiều cơ hội để thám hiểm nhiều nền tảng của những xung khắc trong hôn nhân, cũng như những khác biệt giữa sự đồng ý của họ về lý trí và tâm lý rất thuận lợi để dùng đề tài nầy như sự khởi đầu phân tích những vấn đề cụ thể. 

CÓ PHẢI GHEN LÀ DẤU HIỆU CỦA TÌNH YÊU? 

Chung chung người ta tin rằng ghen và yêu không thể tách rời nhau đến nỗi yêu mà không ghen không thể được. Ghen thường được xem là thước đo thật của mực độ và chiều sâu của tình yêu. Nhiều người nhận thấy rằng họ chỉ thật sự yêu khi họ cảm thấy ghen tương. Với họ sức mạnh bất khuất của tình yêu được mạc khải một cách có ấn tượng bỡi sự đau khổ bất hạnh của ghen tương. Họ không ngừng nhận ra biết bao nhiêu là dằn vặt, khổ đau, hận thù, giận dữ để khám phá ra tình yêu. Dẫu có người muốn trốn thoát kinh nghiệm đau thương sự ghen tương, khó có ai hiểu được ý nghĩa thật sự và cấu trúc của nó. Chúng ta mất tri thức khi chúng ta sa vào ghen tương và ngay cả sau khi chúng ta lấy lại được phán đoán bình thường chúng ta vẫn không hiểu được bản tính của ghen tương. Bản tính của những cảm giác thù hận thường ngăn cản một sự chấp nhận những khuynh hướng phù hợp với ước muốn bảo tồn ý kiến đáng kính về chúng ta. Chúng ta xử dụng một trong những ý hướng độc ác nhất để xúc phạm đến người chúng ta yêu, bằng cách chuyển sang những giá trị được chấp nhận cách rộng rãi nhất trong cuộc đời như: tình yêu, tận hiến, trong trắng, tin tưỡng. Người ghen tương biểu lộ quan tâm của họ về những bộ mặt đạo đức và luân lý trong khi quên mất qui luật căn bản nhất về ngôn từ như lịch sự, tế nhị cũng như những hành động thích hợp. 

Chúng ta hãy xem cách rõ ràng: Chúng ta có thể ghen tương mà không ở trong tình yêu. Đó là một sự thật không chỉ cho sự quan hệ giữa bạn bè, giữa những phần tử trong gia đình, và giữa hai người mà sự quan hệ không có liên hệ phái tính. Đàn ông và đàn bà thích nhau có thể trở nên ghen tương mà không dấu hiệu nào cho thấy một sự tận hiến sâu xa hơn. Một cô gái lôi cuốn được sự chú ý của nhiều người có thể trở nên ghen tương nếu một trong số đó bị quyến rũ bỡi sự hấp dẫn của một cô gái khác. Trái lại, sự bất trung tự nó không sản xuất sự ghen tương nơi ông chồng có người vợ phản bội. Một ông chồng vẫn yêu người vợ lèo tèo với người đàn ông khác. Vì thế, nền tảng tâm lý của việc ghen tương thì phức tạp hơn và không liên hệ tới vấn đề trung thành. 

VẤN ĐỀ TRUNG THÀNH 

Trung thành là một trong những vấn đề chính trong hôn nhân. Mặc dầu được chấp nhận như một giá trị tuyệt đối và tiền đề, sự nhận thức của nó ngày hôm nay lẫn lộn hơn bao giờ hết. Có lúc sự chiếm hữu thân xác của một người đàn bà thì có thể bằng sức mạnh của luật khắc khe hoặc bằng sự vũ phu. Ngày hôm nay, sự chiếm hữu người khác hoặc thể lý hoặc tinh thần đều hoàn toàn không thể. Không có một sự bảo đảm nào về sự trung thành của người bạn. Câu hỏi được đặt ra trước là: liệu con người có khả năng trung thành không? Sự nghi ngờ xuất hiện cách riêng về bản tính đơn thê của đàn ông. Các nhà khoa học cho thấy sự khác biệt sinh vật học cho phép người đàn ông có thể sinh vô số con trong khi điều kiện thể lý của các bà giới hạn mỗi năm sinh một đứa hoặc hai ngoại trừ đôi khi có trường hợp ngoại lệ. 

Những khác biệt sinh vật học không thể chối cãi—khả năng sinh học của một người đàn ông có 50 mươi đứa con một lúc là chuyện không có gì đáng nói trong khi họ có thể đè nén 49 ước muốn các bà khác và có thể điều khiển một ước muốn còn lại như họ muốn. Phụ nữ cố gắng đòi quyền lợi của người phụ nữ đối với vấn đề phái tính và họ có khả năng đòi hỏi về vấn đề đó hơn là đàn ông có thể cung cấp. Chúng ta phải biết: điều kiện của cuộc sống con người không bị điều khiển bỡi luật tự nhiên như là động lực sinh vật và thể lý nhưng bỡi qui ước xã hội. Đơn thê không có gì đối với cấu trúc bản năng của bản tính con người. Đàn ông có thể sống đơn thê hay đa thê tùy theo nền văn minh của xã hội họ đang sống. Sự phát triển chế độ đơn thê có thể được cắt nghĩa bỡi sự tiến triển của  nền văn minh con người. 

Lm. Le van Quang

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!