Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)


Sĩ Hùng 6 tuổi giúp bố xếp những chiếc va li vào trong xe, chuẩn bị cho những ngày đi nghỉ của gia đình. Còn một cái va li nhỏ không xếp được nữa. “Bố ơi, lấy cái gối ngồi của mẹ ra và để nó ở phía sau.” Ông bố phớt lờ lời đề nghị của nó, xếp lại những chiếc va li nhưng vô ích. Ông bố mệt phờ, đi vào nhà uống ly nước. Cậu bé lấy chiếc gối ra. Khi ông bố trở lại, ông ngạc nhiên thấy chiếc va li nhỏ được xếp gọn gàng trong xe.

Ông bố không chịu lắng nghe trong lúc lời đề nghị của đứa trẻ rõ ràng là có lý. Con trẻ chúng ta rất nhạy bén với việc thu xếp tình hình. Chúng có những lối giải quyết thông minh để đề nghị. Chúng có một cái nhìn khác mà chúng ta có thể dùng cho lợi ích chúng ta.

Một ông bố dẫn 5 đứa con đến để tìm sự giúp đỡ chuyên môn về vấn đề hướng dẫn gia đình. Sau khi ông trình bày vấn đề, một sự phân tích rõ ràng về tình trạng của gia đình ông, đưa đến một lời đề nghị cụ thể để giải quyết vấn đề. Bấy giờ, người bố được yêu cầu đi ra ngoài, và 5 đứa con được mời vào. Vị bác sĩ tâm lý hỏi chúng: đâu là lý do có sự xung đột, và chúng cắt nghĩa rất là rõ ràng. Chúng được hỏi cái gì nên được làm để giải quyết vấn đề xung khắc đó. Chúng đã làm một đề nghị giống như vị bác sĩ tâm lý đã đề nghị.

Ông bố có thể tiết kiệm được số tiền và thời giờ đi đến tham khảo với vị bác sĩ tâm lý nếu ông đã nghĩ đến việc lắng nghe những đứa con ông. Rất nhiều lần, con cái chúng ta biết điều chúng ta làm là sai. Nhưng chúng ta vẫn có cảm tưởng rằng chỉ chúng ta mới có quyền nói cho chúng biết điều chúng đang làm là sai. Sự tự cao tự đại của chúng ta ngăn cản chúng ta lắng nghe chúng. Thật ích lợi cho chúng ta biết bao nếu chúng ta biết lợi dụng sự nhạy cảm của chúng và biết đối xử với chúng một cách kính trọng trong việc lắng nghe tiếng nói của con cái chúng ta.

Cậu bé Long và hai cô bé Liên, Lan đang cãi nhau về việc chọn chương trình ti vi. Long thích coi phim cao bồi trong khi hai cô gái thích xem hài kịch. Cuối cùng thì bà mẹ xem ra kiệt sức: “Long ơi, mẹ đau và mệt mỏi lắm rồi. Con vào phòng con đi.” “Tại sao lại cứ luôn luôn nhắm đến con?” cu Long hét lên. “Không cãi lại, rời khỏi đây ngay,” bà mẹ ra lệnh.

Bà mẹ nên lắng nghe cậu bé. Nó hỏi một câu rất chí lý: “Tại sao cứ nhắm nó thôi?” Vì bà rơi vào bẩy đã sắp sẵn bỡi 2 cô bé để làm rắc rối cậu bé. Nếu bà mẹ biết lắng nghe cậu bé, bà có thể khám phá ra cách thế mà chính bà đã giúp cho cuộc chiến cứ kéo dài liên tục.

Cậu Minh Chính 9 tuổi, đang chơi với con chó của nó trong phòng xem tivi dẫu điều đó bị cấm nhặt. Cậu bé và con chó lăn đụng chiếc bàn, làm ngã cái đèn, và bóng đèn bị vỡ. Bà mẹ giận dữ từ ngoài chạy vào, mắng cho một trận, và kết luận với câu: “Chiều nay, con không được đi bơi.” Cậu bé đáp lại ngay: “Chẳng sao cả.”

Cậu bé lo lắm chứ. Nhưng cái tự ái của nó không để nó chấp nhận điều đó. Câu trả lời của nó là một nối dài của sự bất tuân phục đã được tỏ lộ và đã đánh bại bà mẹ.

Nhiều lần chúng ta cần phải lắng nghe ý tưởng đàng sau những lời nói đứa trẻ dùng. “Chẳng sao cả” thật sự muốn nói rằng: “ngay cả hình phạt cũng không thể khuất phục được tôi.” Khi một đứa trẻ hét, có nghĩa là: “con ghét mẹ. Con không thích như thế một khi con không có đường lối riêng của con”. Khi nó hỏi một loạt tại sao, nó muốn nói: “hãy chú ý tôi”.

Văn Sĩ 10 tuổi, ngồi bên cạnh bạn nó là Phúc trong chiếc xe buýt chở học sinh của nhà trường. Bác tài xế lắng nghe đoạn đối thoại của chúng như sau:

- Sĩ, hôm qua sao mầy không đi học?

- Tao không muốn đi học. Vì thế, tao định trong đầu là đau. Và tao đau thật.

- Mầy đau làm sao?

- Đau bao tử.

- Tại sao?

- Tao không muốn đi ra ngoài trong cái lạnh nầy. Sáng nay tao cảm thấy giống như vậy. Nhưng mẹ tao đã canh lại nhiệt độ trong nhà quá nóng. Tao không muốn phải chịu thêm một ngày nữa trong nhà như vậy. Thoạt đầu, tao định trong đầu là đau, nhưng rồi tao thay đổi. Tao đã phải vội vã để bắt kịp xe buýt. Tao đã không có bữa ăn sáng vì tao vẫn còn cảm thấy đau.

Con trẻ rất thành thật với nhau. Tuy nhiên, chúng ít cho chúng ta có dịp để nghe chúng. Chúng ta thường nói một loạt về điều chúng ta nghe đến nỗi khiến chúng phải ý tứ hơn. Bác tài xế thì lắng tai nghe. Ông học được rằng con trẻ có thể tự làm mình đau để tránh điều chúng không thích. Ông cũng học được một cái gì về ý nghĩa của sự bình đẳng giữa các con trẻ. Cậu bé Phúc chấp nhận cậu Văn Sĩ và chấp nhận điều mà nó đã làm như một phần của cuộc sống. Nó không mở miệng dạy đời bạn nó.

Mỗi bà mẹ nên học phân biệt ý nghĩa của âm thanh trong tiếng than khóc của con trẻ. Nếu không có gì hơn là những âm thanh được tiếp tục, bà phải biết khi nào nó chán và khi nào nó giận. Mỗi người chúng ta đều có khả năng nầy, nhưng dường như chúng ta bỏ nó qua một bên khi con cái đã lớn. Chúng ta nghe tiếng thét từ một đứa trẻ, chúng ta vội lao mình cách nhanh chóng để xem cái gì xảy ra. Rất nhiều lần chúng ta đã làm thế vì có tiếng thét. Nhưng nếu chúng ta biết dừng lại và lắng nghe một chút, chúng ta có thể tránh được một sự đáp trả phục vụ cho mục đích sai lầm của đứa trẻ. Nếu chúng ta biết lắng nghe, chúng ta đã gặt hái được biết bao nhiêu điều tốt đẹp!

Một mục quảng cáo lớn xuất hiện trên trương mục tài chánh của tờ NewYork cần một người với kinh nghiệm và khả năng nhiều. Charles Cubellis trả lời mục quảng cáo, gởi lời đáp trả và cho số điện thoại. Một ít ngày sau, anh ta được mời bằng một lá thơ để yêu cầu cho cuộc phỏng vấn. Trước khi anh đi, anh tốn nhiều thì giờ trên tờ báo Wall Street để tìm ra mọi sự có thể về con người đã sáng lập ra thương vụ. Suốt buổi phỏng vấn, anh ghi nhân đã nói với người phỏng vấn rằng: Tôi rất tự hào được cộng tác với một tổ chức có hồ sơ như ông. Tôi hiểu ông đã khởi sự cách đây 28 năm với con số không ngoại trừ cái phòng làm việc và một thư ký viết tốc ký. Có phải vậy không?

Hầu như mọi người thành công đều thích nói về những phấn đấu của mình lúc đầu. Ông nầy cũng vậy. Ông nói thật lâu về cách ông đã khởi sự với số vốn 450 đô la và ý tưởng khởi đầu. Ông nói cách ông đã chiến đấu chống lại sự thất đảm và phải phấn đấu để chống trả những ngày chủ nhật và nghỉ lễ buồn cười vì phải đi làm việc, phải làm từ 12 đến 16 giờ một ngày. Cách thế cuối cùng ông đã chiến thắng chống lại mọi việc có thể xảy ra là cho tới bây giờ những ông giám đốc quan trọng nhất trên phố Wall Street đều đến với ông để có tin tức và sự hướng dẫn. Ông tự hào về một hồ sơ như thế. Ông có lý để tự hào và ông đã có thời gian huy hoàng để nói về. Cuối cùng ông hỏi Charles ngắn gọn về kinh nghiệm của ông, rồi gọi vào một trong những phó giám đốc của ông và nói: Tôi nghĩ đây là người mà chúng ta đang tìm.

Charles Cubellis đã vất vả để tìm ra những hoàn thành của ông chủ mình. Anh tỏ ra sự thích thú nơi người khác và những vấn đề của người đó. Ông khuyến khích người khác nói và gây một ấn tượng thích thú.

Roy Bradley của Sacramento, Cali có vấn đề ngược lại. Roy tường trình:

Là một hãng đầu tư nhỏ, chúng tôi không có những phúc lợi căn bản như nằm nhà thương, bảo hiểm y tế và hưu bỗng. Mỗi người là một nhân viên độc lập. Chúng tôi không thể cung cấp những thứ đó như những hãng lớn cung cấp. Richard Pryor có nhiều kinh nghiệm và chúng tôi muốn dành cho anh một vị trí trong hãng. Anh đã được phỏng vấn đầu tiên bỡi người trợ tá, người nầy đã nói cho anh tất cả những điểm tiêu cực liên quan đến công việc. Anh xem ra hơi thất đảm khi vào trong văn phòng tôi. Tôi lưu ý một phúc lợi của việc cộng tác với hãng tôi đó là hoàn toàn độc lập và tự mình lo cho mình.

Trong khi anh nói cho tôi về những phúc lợi nầy, anh nói từ ý nghĩ tiêu cực mà anh có khi anh đến cho cuộc phỏng vấn. Nhiều lần xem ra dường như anh nói với chính mình khi anh nghĩ cẩn thận mỗi suy nghĩ. Thỉnh thoảng tôi bị cám dỗ thêm vào những tư tưởng của anh ta. Tuy nhiên khi buổi phỏng vấn gần kết thúc tôi cảm thấy anh ta đã thắng chính mình, rất nhiều về phía anh ta, rằng anh ta muốn làm việc cho hãng tôi.

Vì tôi đã là một người lắng nghe tốt và để anh ta nói hầu hết, anh có thể cân nhắc cả 2 bên cách công bằng trong đầu anh và anh đi đến kết luận tích cực và đó là một thách thức anh đã tạo được cho chính mình. Chúng tôi đã thuê anh và anh đã là một đại diện tuyệt vời cho hãng chúng tôi.

Ngay cả những người bạn chúng tôi cũng muốn nói nhiều cho chúng tôi về những hoàn thành của họ hơn là lắng nghe chúng tôi nói về những hoàn thành chúng tôi.

Rochefoucauld, một triết gia nói: Nếu bạn muốn những kẻ thù, hãy thổi phồng những người bạn của bạn, nhưng nếu muốn những người bạn, hãy để họ thổi phồng bạn.

Tại sao nó đúng? Vì khi những người bạn chúng ta đưa chúng ta lên, họ cảm thấy họ quan trọng, nhưng khi chúng ta đưa họ lên cao, họ sẽ cảm thấy mặc cảm và ước muốn được như vậy.

Tôi thì rất giỏi trong công việc của tôi và tôi tự hào về nó. Henrietta đã nói với một trong những lớp học của tôi. Nhưng thay vì các bạn đồng nghiệp của tôi chia sẻ sự vinh thắng của tôi, họ xem ra giận dữ. Tôi muốn được yêu thích bỡi những người nầy. Tôi thật sự muốn họ là những người bạn của tôi. Sau khi lắng nghe một vài đề nghị được nói đến trong lớp học nầy, tôi bắt đầu nói về tôi ít và lắng nghe đồng bạn nhiều hơn. Họ cũng có nhiều điều đáng nói về và họ thích thú nói cho tôi về những hoàn thành của họ hơn lắng nghe tôi bộc phát về tôi. Bây giờ khi chúng tôi có giờ để nói, tôi yêu cầu họ chia sẻ niềm vui của họ và tôi chỉ nhắc đến những hoàn thành của tôi khi họ hỏi đến.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!