Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)

DẠY VỀ PHÁI TÍNH

Ấn tượng về tình ái được củng cố bỡi cách thức trong đó con trẻ được cắt nghĩa để hiểu về những sự việc của cuộc đời. Sự cắt nghĩa về tình ái thường đi kèm với sự lúng túng về tâm lý vì ở đây sự phát triển tự nhiên của đứa trẻ bị ngăn trở bỡi sự do dự chu toàn những bổn phận tự nhiên của cha mẹ. Không may, cha mẹ được nuôi dưỡng lớn lên trong sự chế ngự liên quan đến những vấn đề tình ái nên bị lúng túng bỡi những câu hỏi của đứa trẻ, và vì thế hoặc không trả lời gì cả hoặc nếu không làm giận dữ đứa trẻ họ tránh vấn đề. Đứa trẻ cảm thấy có một cái gì sai với đối tượng của sự tò mò của nó nếu không nói với chính nó. Nhiều đứa trẻ vì thế, đặc biệt là con gái không bao giờ tỏ ra ra thích thú trong vấn đề nầy, và sự nhút nhát cũng như khuynh hướng muốn tránh sự đụng chạm với vấn đề nguy hiểm nầy có thể ngăn cản sự chấp nhận của bất cứ sự giải thích nào hoặc sản xuất một khủng hoảng trầm trọng nếu chúng phải đối diện với những sự việc như thế. Dưới những điều kiện ưu đãi hơn, những đứa trẻ mà ngay từ đầu sự tò mò tìm hiểu của chúng bị làm thất vọng, phải trải qua một giai đoạn mơ hồ, trong đó chúng tỏ ra không còn chút gì thích thú về bất cứ vấn đề phái tính nào cho tới khi nhu cầu cho một kiến thức rộng rãi hơn về vấn đề đó đòi hỏi. Nếu may mắn, chúng tìm được những thầy giáo hoặc những người lớn được chúng yêu quí cung cấp cho những thông tin cần thiết trong một cách thế thích hợp và lành mạnh. Nhưng  thường nguồn thông tin hoặc được cống hiến bỡi những người lớn không được chính xác lắm, hoặc bằng văn chương không tốt, hoặc bằng những tranh cãi gợi đầy gợi cảm của những đứa bạn ở học đường chỉ cho biết được một nửa.

Thật ra, toàn thể vấn đề có thể được giải quyết một cách dễ dàng và thích hợp nếu bố mẹ được huấn luyện một cách đầy đủ. Hai điều kiện tiên quyết cần phải có cho bất cứ một người lớn nào bị hỏi bỡi một đứa trẻ: - thoát khỏi sự lúng túng – và nên trả lời cho câu hỏi của con trẻ ngay cả ở vào tuổi còn quá sớm nhưng trong cách thế thích hợp. Bố mẹ sẽ không giận dữ câu hỏi của đứa trẻ như: cái chớp của sấm sét đến từ đâu? Nhưng câu hỏi nầy thì xa vời với những vấn đề của cuộc sống. Vậy tại sao bố mẹ lại giận dữ với câu hỏi xem ra thực tế hơn, có liên quan đến cuộc sống hơn: con trẻ đến từ đâu? Hãy trả lời mọi câu hỏi mà con trẻ có thể hỏi một cách chính xác nhưng không đi quá đòi hỏi được làm bỡi câu hỏi. Câu hỏi của con trẻ diễn tả sự thích thú của nó và khả năng hiểu biết của nó. Vì thế, bố mẹ nên lắng nghe cách cẩn thận ý nghĩa của câu hỏi. Sự bỏ quên qui luật nầy là một trong những nguồn thông thường nhất của sự bối rối của bố mẹ. Thay vì lắng nghe câu hỏi của con trẻ, họ tưởng tượng nó sẽ hỏi câu hỏi gì kế tiếp. Nhưng điều đó không xảy ra hoặc ít là nó không thể cho tới khi nó đủ khôn lớn qua nhiều năm tháng.

Khi đứa trẻ hỏi: Con trẻ đế từ đâu? Câu trả lời chính xác la: Từ mẹ. Không có gì lúng túng trong cự việc nầy ngoại trừ những ý nghĩ không được trong sáng mà chỉ người lớn tức khắc liên kết với. Tuy nhiên, đứa trẻ thì thõa mãn. Sau đó một thời gian nó sẽ hỏi: Làm sao đứa trẻ vào trong mẹ? Một lần nữa câu trả lời cũng chỉ đơn giản: Từ người cha. Đối với đứa trẻ như vậy là đủ, nó không hề nghĩ gì khác vì con trẻ không thích những phản ứng tự động thuộc về thể lý. Ngay cả câu hỏi sẽ được hỏi vào những năm sau đó: Làm sao đứa trẻ đi từ cha vào trong mẹ? Bấy giờ câu hỏi có thể được trả lời với sự cắt nghĩa của tình yêu trong hôn nhân, là cái sẽ làm thỏa mãn sự tò mò muốn tìm hiểu của đứa trẻ đã đến tuổi khôn lớn đủ để hiểu. Trong cách thế đó, những cha mẹ có trình độ hiểu biết sâu rộng có thể dẫn đứa trẻ đi vào sự trưởng thành, đồng thời cũng có thể yêu cầu cô giáo hoặc bác sĩ cắt nghĩa thêm cho nó một cách chính xác nếu sách vở không co những thông tin thích hợp với lứa tuổi của nó.

Cần sự lưu ý và cố gắng lắng nghe khi đứa trẻ hỏi những câu hỏi như thế. Bố mẹ phải bảo đảm rằng những câu hỏi nầy là những diển tả chân thành muốn tìm hiểu chứ không phải là những dụng cụ để chiếm sự chú ý. Bất cứ ai quen với kỷ thuật giáo dục có thể nhận thấy cách dễ dàng những câu hỏi thật hay giả và hình thức thích lập đi lập lại những câu hỏi giống như vậy.

SỰ SỚM TÌM HIỂU VỀ PHÁI TÍNH CỦA ĐỨA TRẺ

Một yếu tố khác cũng làm ngăn trở sự phát triển của thái độ tự nhiên đối với phái tính trong con trẻ, đặc biệt là nơi con trai. Trẻ con nhìn thân thể chúng như một phần của vũ trụ lạ lùng và xem xét rất kỹ. Những cha mẹ lo lắng thái quá, khi khám phá ra chúng có những hành động như thế, trở thành quá lo lắng và thường vụng về cố gắng ngăn cản những hành động sờ chim. Phớt lờ những tìm tòi về thân thể của đứa trẻ thì ít nguy hiểm hơn là làm nó sợ hãi, vì chúng ta biết rằng chuyện thủ dâm từ khuynh hướng tự nhiên của đứa trẻ thì ít hơn là như một kết quả của sự can thiệp bạo lực vào những hành động vô nghĩa và vô hại. Hầu hết những thói quen xấu của con trẻ thì được vun trồng một cách khéo léo dầu không có ý hướng bỡi cha mẹ và vú nuôi là những người không biết rằng đứa trẻ bình thường có khuynh hướng lập đi lập lại bất cứ cử động nào mà nó bị cấm. Vì thế, sự can thiệp của người lớn vào việc tò mò tìm hiểu của đứa trẻ, không ngăn cản được hành động của nó mà còn khuyến khích nó thêm thực hành và tạo nên những xung khắc tâm thần, là cái trở nên nguy hiểm trong suốt thời kỳ niên thiếu hơn là những kết quả về thể lý. Đặt nơi đứa trẻ niềm tin rằng cơ quan sinh dục là dơ bẩn và là điều cấm kỵ, và như vậy liên kết chúng với tội là một sự đầu độc đầu óc đứa trẻ.

Những kinh nghiệm phái tính đầu tiên của một đứa trẻ ảnh hưởng thái độ của nó đối với phái tính. Những kinh nghiệm như thế xảy ra rất sớm. Lớn lên nó quên đi, nhưng tất cả con trẻ đều kinh nghiệm sự hồi hộp về phái tính, đứa thì rõ ràng, đứa thì mơ hồ. Những người lớn hôn đứa trẻ trên miệng nó mà không chút nghi ngờ phản ứng của nó. Những kích thích nhè nhẹ về cảm xúc phái tính không giới hạn cho một tuổi nào. Một số trò chơi, những thực tập thể dục, hoặc những cử động được lập đi lập lại gợi lên những kích thích tương tự. Cảm giác sợ thường gợi lên sự kích thích phái tính. Trẻ con không thể cắt nghĩa những cảm giác nầy dầu chúng có được sự thõa mãn lớn lao từ đó. Cha mẹ có thể giúp làm giảm bớt sự tai hại từ những kinh nghiệm huyền bí nầy nếu họ có sự tin tưởng tràn đầy của con cái họ. Tuy nhiên, hầu hết bố mẹ qua sự can thiệp đầy khiển trách trước đây, đã làm mất đi niềm tin của con cái bao lâu vấn đề phái tính được quan tâm. Sự thảo luận tình cờ không hồi hộp, không lúng túng có thể cất đi sự lẫn lộn của đứa trẻ.

Lm. Lê văn Quảng.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!