Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI

 

Chuyên đề:

SỨC MẠNH TÌNH YÊU

do Linh Mục Tiến Sĩ Tâm Lý

Peter Lê Văn Quảng phụ trách

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3OoNurl

 

Trình thuật Tin Mừng (Lc 15, 11-32) đã mô tả: Anh ta nói với cha: “Thưa cha, xin cho con phần gia tài con được hưởng”. Và rồi anh ta thu nhặt tất cả ra đi. Đây là một chuyện rất tổn thương, rất xúc phạm, và trái ngược tận gốc với truyền thống được tôn trọng từ bao nhiêu đời. Benneth Bailey chỉ rõ cho thấy lời yêu cầu của người con tương đương với việc muốn cho người cha chết. Bailey viết:

Từ 15 năm nay, tôi hỏi nhiều người, trong nhiều hoàn cảnh, từ Maroc đến Ấn Độ, từ Thổ Nhĩ đến Suđan, hệ lụy nào sẽ xảy ra nếu người con đòi gia tài trong khi người cha đang còn sống. Câu trả lời rõ ràng và luôn giống nhau:

-  Đã có một ai làm như vậy trong làng của bạn chưa?

-  Chưa bao giờ.

-  Đã có một ai đề nghị như thế chưa?

-  Không thể được.

-  Nếu có một ai làm như vậy, chuyện gì sẽ xảy ra cho anh ta?

-  Chắc chắn là ông cha sẽ đánh anh ta.

-  Tại sao?

-  Bỡi vì lời yêu cầu như vậy là mong cho cha chết.

Bailey giải thích không những người con đòi gia tài mà còn đòi quyền xếp đặt phần của mình. Dù có nhượng của cải của mình cho người con thì người cha vẫn còn có quyền hưởng hoa lợi bao lâu ông còn sống. Đằng nầy người con đã nhận như anh ta yêu cầu những gì mà rõ ràng anh ta chưa có quyền sử dụng trước khi người cha qua đời. Và điều đó cho thấy lời yêu cầu về hai điều: chia của và được sử dụng của là muốn nói rằng: Cha, con không thể nào chờ cho đến lúc cha chết.

Vì thế, việc ra đi của người con là một xúc phạm rất nặng nề mà thoạt đầu chưa thể lường được. Đó là sự vất bỏ độc ác mái nhà nơi mình đã sinh ra và được nuôi dưỡng. Thêm vào đó là việc cắt đứt một truyền thống đáng quí được bảo tồn cẩn thận trong một cộng đoàn rộng lớn mà người con là một thành phần. Khi viết rằng: anh ra đi đến một miền đất xa xôi, thánh Luca không chỉ đơn thuần nói lên khát vọng của người trai trẻ muốn đi khám phá thế giới bên ngoài mà còn nói đến một sự cắt đứt tận gốc khỏi lối sống, cách suy tư và hành động đã được truyền cho anh từ thế hệ nầy qua thế hệ khác như một báu vật linh thiêng. Không những là thiếu tôn trọng mà còn là phản bội những giá trị quí báu của gia đình và cộng đồng. Miền xứ xa xôi là thế giới trong đó mọi giá trị được xem là thiêng liêng ở nhà bị loại bỏ.

 Cách giải thích nầy mang nhiều ý nghĩa đối với chúng ta. Không những vì nó giúp chúng ta hiểu đúng dụ ngôn trong bối cảnh lịch sử, mà còn giúp nhận ra chính chúng ta trong vai người con út. Mới đầu thật khó để nhận ra tâm trạng nổi loạn như thế trong đời sống riêng của chúng ta. Bỏ những giá trị trong gia sản tinh thần mà chúng ta thừa hưởng là chuyện chúng ta không nghĩ đến. Nhưng nếu chúng ta bỏ thì giờ ra để nhìn lại những lý do ít nhiều đã làm cho chúng ta thích miền xứ xa xôi hơn là mái nhà của chúng ta thì bấy giờ hình ảnh người con út trong chúng ta hiện lên nhanh chóng.

Khi nói đến mái nhà, tôi muốn nói nhiều một chút về ý nghĩa thiêng liêng của mối tình gia đình.

Nhà ở đây có nghĩa là gì?

Có phải đó chỉ là một căn biệt thự trống vắng hay một tòa nhà cao ốc với những đầy đủ tiện nghi như những khách sạn năm sao? Không, không phải thế, mà đó là một nơi, ở đó chúng ta cảm thấy có một cuộc sống an bình và hạnh phúc; ở đó có những con người luôn yêu thương chúng ta, luôn chấp nhận chúng ta cho dù chúng ta có thành công hay thất bại, có bị mọi người khước từ chối bỏ.

 Cuộc đời chúng ta có những thăng, trầm, có những lúc lên voi xuống chó, có những thành công thật vinh quang nhưng cũng có những thất bại thật ê chề. Khi thành công được nhiều người niềm nở chào đón, nhưng khi gặp thất bại, ta cố đi tìm một người để chia sẻ, để tâm sự, để đi tìm một lời an ủi, một sự nâng đỡ, lúc bấy giờ ta mới cảm nhận được cuộc đời thật bạc bẽo và đáng buồn thay. Trong những lúc đó, ta giống như đứa con hoang đàng nầy chỉ còn biết trở về với gia đình, nơi đó người cha vẫn giang rộng đôi tay để chờ đón, người mẹ luôn mở rộng tâm hồn để yêu thương vỗ về và nâng đỡ để giúp đứa con mình làm lại cuộc đời với những giòng nước mắt đầy yêu thương và cảm động. Chính vì thế, khi phải đi xa gia đình vì công việc hay vì một hoàn cảnh nào, ta luôn cảm thấy nhớ gia đình, cho dẫu khi sống với gia đình, có những lúc chúng ta cũng gặp phải những xung khắc, những bất đồng, những kình cãi khiến chúng ta tức giận ra đi, nhưng rồi cuối cùng chúng ta vẫn cảm thấy rằng gia đình vẫn chính là nơi mang lại cho ta một cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc nhất trên trần gian.

Một viên quản đốc nhà tù đã nói với chúng tôi rằng: Nếu bạn hỏi những tù nhân: họ muốn ở đây hay trở về nhà, ngay cả khi ở nhà tù có một cuộc sống rất đầy đủ tiện nghi hơn ở nhà họ, họ vẫn muốn trở về nhà. Tại sao? Bởi vì con người không phải chỉ có ăn no ngủ kỹ như những con vật, mà con người là một con vật xã hội nên cần có những mối liên hệ giao hảo với những con người khác, nhất là những người trong gia đình của chúng ta.

 Nelson Mandela, tổng thống nước Nam Phi đã chia sẻ cho chúng ta kinh nghiệm của ông khi xa nhà. Khi cảm thấy mệt mỏi và cô đơn, tôi chỉ còn một cảm giác duy nhất là muốn trở về nhà. Về nhà, tôi muốn về nhà. Biết bao nhiêu lần và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau chúng ta đã nghe nhiều người nói những câu này. Gia đình là một cái gì hạnh phúc và thiêng liêng mà chúng ta không thể nói hết được. Ông ta nói rằng nếu chúng ta biết chúng ta đang trở về nhà thì cuộc hành trình không có gì là quá dài và quá khó. Chúng ta phải đi ra ngoài thế giới để biết rằng gia đình là một cái gì đáng yêu và đáng quí. Và thật vô phúc cho chúng ta nếu chúng ta không có nhà để trở về.

Trong những năm tù tội ở đảo Robben Island, ông đã có một cơn ác mộng như thế nầy: Ông mơ thấy mình được thả ra từ nhà tù Johannesburg (thành phố Nam Phi). Tôi đi bộ ra khỏi các cổng để đi vào thành phố và không gặp thấy một người nào. Quả thật không có một người nào ở đó, không có một chiếc xe hơi nào, cũng không có một chiếc taxi nào cả. Bấy giờ tôi bách bộ về nhà. Tôi cuốc bộ mất nhiều giờ trước khi đến Orlando West khu phố của tôi. Cuối cùng tôi đã nhìn thấy nhà tôi, nhưng nó đã trở thành một nơi trống vắng, một cái nhà ma với những cửa lớn và nhỏ đều được mở toang và không ai ở đó cả.

Gia đình không phải là một căn nhà trống vắng, không người ở, mà là một nơi, ở đó ta có một mối liên hệ mật thiết với những con người mà cho dù chúng ta là gì đi nữa, họ vẫn luôn giang tay đón nhận chúng ta, yêu thương chúng ta và cho chúng ta một cảm giác thuộc về.

Trong suốt thời gian học chương trình cố vấn hôn nhân và gia đình, tôi đã có dịp đi thực tập ở một viện dưỡng lão  ở Minnesota mỗi tuần 2 giờ. Tôi đã nhìn thấy một ông cụ độ tuổi 80, ngoại trừ lúc ngủ ông ta quên đi, khi thức dậy, tay xách một cái túi trong đó quần áo của ông đã được sắp sẵn, vừa đi vừa khóc: Tôi muốn về nhà, tôi muốn về nhà. Tôi cảm thấy thật thương tâm. Nhìn ông mà tôi chợt nghĩ đến mình, rồi một ngày nào đó mình cũng như ông ta vậy.

Mẹ Thérèse một lần kia đến xứ Úc. Mẹ đi thăm một nhà dưỡng lão. Vị bác sĩ giám đốc đưa mẹ đi tham quan một vòng. Trước khi trở về, mẹ nói với vị giám đốc đó rằng: Ở đây tôi thấy mọi sự rất là tuyệt vời: nhà cữa quá đẹp, rất sạch sẽ, một người một căn phòng rất lý tưởng, ăn uống quá đầy đủ, có bác sĩ, y tá chăm sóc rất tử tế, nhưng tại sao tôi không thấy một nụ cười nào trên nét mặt của họ vậy? Và tại sao mắt họ luôn nhìn về phía trước như trông chờ một điều gì vậy? Vị giám đốc trả lời: Thưa mẹ, họ mong có người nhà đến thăm hay đưa họ về nhà, nhưng ngày qua ngày, người nhà của họ quá bận rộn, không thể đến được nên nét mặt họ đượm buồn.

 Chính vì thế, tôi muốn nói với anh chị em rằng: hãy nghĩ đến cha mẹ mình lúc tuổi già, hãy cố gắng để cha mẹ mình đỡ cảm thấy buồn tủi vào cái tuổi này, và đó cũng là cách chuẩn bị cho chính mình, rồi một ngày nào đó mình cũng sẽ như vậy.

Một ít dông dài để chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của mái nhà trong bài Phúc Âm. Bây giờ chúng ta tiếp tục tiến trình câu chuyện của người con lãng tử trong bài Phúc Âm nầy.

Sau khi người cha đã chia gia tài cho nó, đứa con ôm lấy hành trang lên đường, đi đến một vùng đất xa xôi. Tại sao thế? Tại sao người con đang sống trong một mái ấm gia đình với tất cả sự yêu thương ấp ủ của người cha, lại có ý tưởng muốn thoát ly gia đình? Nếu gia đình mà nó đang sống là một gia đình bất hạnh, chúng ta còn có thể hiểu được, nhưng đây là một gia đình giàu có và hạnh phúc, thế mà đứa con nầy lại muốn bỏ nhà ra đi. Đâu là động lực của hành vi của nó?

Lm. Peter Lê Văn Quảng

Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!