Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
65. CHÚA ƠI! CHÚA Ở ĐÂU RỒI?
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN

 “Nhân Vô Thập Toàn.” “Con người là bất toàn.” Đây cũng là chủ trương của Alfred Adler và trường phái của ông. Con người không phải là thần thánh nên vẫn còn có rất nhiều thiếu sót, lỗi lầm mà dẫu cho con người có muốn xa tránh cũng không thể tránh khỏi. Vì thế, trong cuộc sống chung của đời sống hôn nhân, con người không thể nào thoát khỏi những xung đột rắc rối xảy ra trong đời sống gia đình. 

BẢN TÍNH CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CON NGƯỜI 

Những trục trặc rắc rối mà chúng ta gặp trong cuộc sống chung thì vô kể. Suốt cuộc đời chúng ta có thể nói là để khắc phục chướng ngại. Hôn nhân thì có lợi vì nó mang hai người đến với nhau để giúp nhau cùng chiến đấu cho sự sống còn. Mặc dầu hôn nhân giúp chúng ta đáp ứng được những bổn phận của cuộc sống, chính nó cũng là một bổn phận phãi được thõa đáp. Trong hôn nhân chúng ta đối đầu không chỉ những vấn đề thông thường của cuộc sống mà còn nhiều vấn đề đặc biệt xuất phát từ hôn nhân. Chúng ta có thể xem những điều đó như một trắc nghiệm về khả năng chung sống của chúng ta với người khác. 

Những quan sát nầy cho thấy rằng mỗi vấn đề đều có liên quan tới mức độ khác nhau của cá tính và của cuộc sống. Trên bề mặt, nội dung của vấn đề xuất hiện trước. Chúng ta ý thức về sự không thoải mái. Cảm giác chủ quan nầy được gây ra bỡi hoàn cảnh cụ thể rõ ràng. Kinh tế, xã hội, nghề nghiệp, hoặc những xung khắc tính dục xem ra đòi hỏi những cố gắng đặc biệt. Nếu những cố gắng không giải quyết được, sự không vui thích và chán nản theo sau. Ngày xưa, sự giúp đỡ và hướng dẫn bị giới hạn đối với những qui chế đặc biệt, là những điều cần phải được tuân giữ để bảo đảm sự cộng tác và hài hòa trong đời sống hôn nhân. Những đề nghị được cống hiến thì thuộc về kỷ thuật, giới thiệu những tiến trình kỷ thuật đặc biệt phải được tuân theo để thõa đáp những hoàn cảnh cụ thể rõ ràng. Những luật lệ được viết ra để hướng dẫn hành động con người. Ngày nay, các nhà tâm lý tìm đằng sau bất cứ vấn đề cụ thể nào một cấu trúc hoàn toàn khác với vấn đề hiển nhiên tự nó, là cái có thể được xem như là một triệu chứng. Mỗi vấn đề có liên quan đến cái toàn thể của hoàn cảnh sống, là cái được tạo nên bỡi những sức mạnh bên ngoài và thái độ của chúng ta bị ảnh hưởng từ quá khứ như: cách sống, sự huấn luyện, và sự chuẩn bị của chúng ta. 

Bất cứ sự thảo luận có tính cách xây dựng nào về những vấn đề đang gây sự bất đồng và sự đụng độ đều mặc khải cho chúng ta thấy những lỗi lầm tâm lý là những cái đã gây nên những vấn đề rắc rối hoặc đang làm cản trở những giải quyết thõa đáng. Dẫu xem ra đối với chúng ta là: sự đối đầu của chúng ta với cuộc sống mang lại những đụng độ cụ thể và thật sự, là những cái đã mang lại những tổn thương, đau đớn, và ngay cả sát hại, nhưng thật ra sự xung khắc chỉ nằm trong chính chúng ta. Câu hỏi sự thật có hiện hữu không hoặc chỉ có trong quan niệm chúng ta về nó, vẫn còn là một vấn đề triết lý và là một vấn đề khó hiểu, làm chúng ta dễ bị lẫn lộn. Ở đây chúng ta đang sống trong một thế giới tâm lý, một thế giới sẽ hoàn toàn khác biệt khi chúng ta nhìn đằng sau bề mặt của một vấn đề. Sự phân tích những vấn đề cụ thể cho thấy sự khác biệt căn bản giữa vẻ mặt bên ngoài của vấn đề và những sức mạnh tạo nên nó. Mỗi vấn đề là một biểu lộ sức mạnh của cá thể và của xã hội nằm bên dưới bề mặt. Sự giải quyết những xung khắc đòi hỏi sự thấu hiểu những sự việc đang nằm bên dưới cũng như những hoàn cảnh và những cá tính có liên quan. 

CHỦ QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ 

Bao lâu còn sống, ta còn chứng kiến: quyền lực sẽ chống đối nhau, quyền lợi sẽ choảng nhau, và những đòi hỏi sẽ xung khắc nhau. Sự sống sẽ nhường lối cho sự chết và sự phát triển sẽ làm sống lại sự hủy diệt. Điều đó thì đúng cho con người, sinh vật, gia đình, quốc gia, và thế giới. Sự xung khắc và đụng độ không có nghĩa là đau khổ, ngay cả sự chết cũng ít khi đau đớn. Những điều không may xảy ra chịu trách nhiệm cho một số những đau khổ cũng như những bất hạnh của chúng ta. Thật khó tin nhưng lại đúng, đó là sự chết, bệnh tật, chiến tranh, và nghèo khổ chỉ gây một phần nhỏ của những khốn cùng của con người hôm nay. Khả năng thích nghi của con người vào những hoàn cảnh bi đát nhất thì thật là lạ lùng. Đau khổ xảy ra trong chính chúng ta. Nó đến từ thái độ chúng ta đối với sự việc. Nó nằm trong đầu óc chúng ta. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không ý thức về hoàn cảnh sống, trái lại chúng ta nhận thức hơn bao giờ hết cái tương quan giữa sự kiện và lý trí. Chúng ta biết lý trí con người tạo nên sự kiện và hoàn cảnh, nhưng cũng chính nó bị kích động bỡi sự kiện và cảm nghiệm. Có sự tương quan giữa cá nhân và môi trường của nó. Nhưng bất cứ tình trạng nào dù phấn khởi hay không phấn khởi đều tuỳ thuộc vào hoàn cảnh theo mức độ giới hạn. Thái độ của chúng ta nói lên sự chấp nhận hay từ khước, và chỉ sự khước từ mới được nối liền với cảm giác không vui thích. 

Thái độ chúng ta xác định ý nghĩa của sự kiện. Sự kiện tự nó, sự sống tự nó, không tốt không xấu, không vui không chán. Chính thái độ hay phản ứng của chúng ta mới đáng kể. Hầu hết mọi sự đều chứa đựng những cái có thể, ngay cả cái chết hoặc đau khổ cũng có thể chấp nhận và chào đón. Đau đớn có thể là dấu hiệu của sự tiến triển hoặc chữa lành như sinh con hoặc như là dấu hiệu đầu tiên của sự bình phục đối với bệnh tê liệt; vì thế, đau đớn ở đây là một điều rất thích thú, một nỗi vui mừng lớn lao, và là một niềm hy vọng đầy tràn nữa. Có thể nói được rằng mình có thể rút được cái hay, cái tốt từ bất cứ cái gì, và cái xấu cũng vậy. Hoàn cảnh nào cũng có thể tiêu diệt hay kích động một tương lai. Sự quyết định riêng của chúng ta, cái tiên kiến của chúng ta hướng dẫn cái nhìn của chúng ta đối với cái đẹp hoặc cái xấu và làm chúng ta nhìn thấy sự hữu ích hoặc tai hoạ. Thành kiến biến sự thật thành sự tưởng tượng: chúng ta thấy điều chúng ta thích thấy và tìm được điều chúng ta mong tìm. Chúng ta học bằng kinh nghiệm theo mức độ giới hạn vì chúng ta thường tạo nên những kinh nghiệm, điều đó có nghĩa là chúng ta xếp đặt chúng và cắt nghĩa chúng theo như ý chúng ta muốn. 

Sự cắt nghĩa quá lý tưởng về cuộc sống  sẽ bị tố cáo là quên mất thực tế phức tạp được sản sinh bỡi những điều kiện bên ngoài chúng ta. Theo kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, cuộc đời chúng ta dường như bị quyết định bỡi những sức mạnh bao quanh mà so với những sức mạnh đó, sức mạnh chúng ta xem ra nhỏ bé. Những điều kiện vệ sinh, bảo đảm kinh tế hoặc thất nghiệp, chiến tranh hoặc sự phồn vinh có ảnh hưởng quyết định trên giòng đời sống chúng ta. Một nhóm người bị ngược đãi và bị đàn áp, có thể ít bao gồm hoặc sản sinh những cá nhân hạnh phúc, và những người đói khổ ít khi lạc quan. Có phải những sức mạnh xã hội không quan trong hơn những thái độ cá nhân không? 

Những quan điểm mâu thuẫn có trách nhiệm cho nhiều hiểu lầm trong những liên hệ cá nhân, trong sự nghiên cứu, và trong việc hướng dẫn. Chủ nghĩa vật chất và tâm linh đại diện cho những bộ mặt khác nhau của đời sống. Có một khoảng thời gian rất lâu, người ta chú trọng đến con người về phương diện kinh tế và xã hôi, điều đó thuộc chủ nghĩa vật chất; những quan niệm về tôn giáo và triết lý trái lại thuộc chủ nghĩa tâm linh. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang hướng về một quan niệm toàn diện về cuộc đời. Chúng ta tìm thấy trong tâm lý cũng như trong xã hội cả hai khuynh hướng vừa thực tế vừa lý tưởng. Những nhà tâm lý về nhân cách chỉ công nhận những ảnh hưởng cụ thể trên cá nhân trong khi các nhà tâm lý về ngôn ngữ xem những cách cắt nghĩa và quan niệm cá nhân như là những yếu tố quyết định. Xem ra khó hoà nhập cả hai quan điểm. Trong cố gắng hòa hợp hai bộ mặt nầy, cả hai xem ra đều đúng nhưng lại mâu thuẫn nhau, chúng ta nhận được sự giúp đỡ từ khoa vật lý học hiện đại. Các nhà vật lý cho thấy rằng cái chúng ta gọi là nguyên nhân là qui luật của con số lớn, trong khi một phân tử xem ra không nhất định và không thể tiên đoán trước về di chuyển và tốc độ của nó. Áp dụng cho những vấn đề con người, quan niệm về nguyên nhân có những hậu quả hấp dẫn. 

Những yếu tố xã hội là những ảnh hưởng vật chất quyết định số phận của đám đông. Những ảnh hưởng như thế có tính cách quyết định cho một số lớn chứ không cho cá nhân. Chẳng hạn, nhân số ở Mỹ thất nghiệp tùy theo điều kiện xã hội và kinh tế mà ảnh hưởng của chúng thì rất lớn lao. Bất cứ sự thăng tiến nào của những điều kiện nầy đều sản xuất sự gia tăng công việc và bất cứ sự thoái hoá nào cũng đều làm giảm công việc. Tương quan nầy là chắc chắn. Nhưng dẫu cho anh và tôi thất nghiệp thì việc đó cũng không nhất quyết bỡi kinh tế và xã hội, cũng không bỡi con số người thất nghiệp. Nó tùy thuộc cách chúng ta đáp trả sự cần thiết để có cuộc sống. Nếu chúng ta cố gắng chịu khó hơn, chúng ta có thể tìm được công việc hoặc chúng ta có thể tạo nên công việc. 

Đây là phương cách lý tưởng để giải quyết vấn đề một cách trái ngược với chủ nghĩa quyết định của nguyên nhân. Cả hai phương pháp có giá trị rõ rệt nếu chúng ta phân biệt cách rõ ràng rằng cái đầu nên được dùng trong việc xem xét những vấn đề cá nhân và cái thứ hai trong việc phán đoán những điều kiện tổng quát. Tỉ lệ phần trăm của những người tự tử trong cộng đồng vẫn giữ không thay đổi một cách lạ lùng từ năm nầy qua năm khác, và có liên hệ đến điều kiện kinh tế hoặc liên hệ đến môi trường chính trị và xã hội là những cái gây nên sự thăng giảm trong con số. Suốt thời gian chiến tranh và cách mạng, con số tự tử thường giảm. Nhưng cá nhân có tự tử hoặc không thì hoàn toàn đôc lập với giá gạo và tình trạng chiến tranh. 

Dầu bị lôi kéo bỡi mọi ảnh hưởng, hành động của họ không hoàn toàn bị quyết định bỡi những ảnh hưởng đó. Không có yếu tố nào khác quyết định, cũng không có một quyền lực không thể thay đổi nào khác trên họ. Chính cá nhân họ hoàn toàn tự do lập chương trình và làm theo chương trình đó. Thái độ của họ được tạo thành trong một khoảnh khắc nhưng có nền tảng và phù hợp với lối sống cá nhân, quyết định những bước nào họ sẽ đi và hướng nào họ sẽ di chuyển. 

Lm. Le van Quang

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!