Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Ban Biên Tập CGVN
Bài Viết Của
Ban Biên Tập CGVN
MỪNG CHÚA PHỤC SINH 2024; Mừng 500 Năm; 20 Năm; 10 Năm… xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2024: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Xin giúp đỡ việc in sách Quà Tặng Tin Mừng
TRI ÂN CHA ĐA MINH ĐINH VĂN VÃNG, BÚT HIỆU LM. ĐAN VINH, HHTM (HIỆP HỘI THÁNH MẪU)
Giới thiệu Mái Ấm Lâm Bích
Truyền Giáo bằng Quà Tặng Tin Mừng
Món quà quý của Lm Giuse Vũ Thái Hòa, người con xa quê của Giáo Hội Việt Nam.
Có nên đặt tượng Chúa Hài Đồng trong hang đá Giáng Sinh ngay trong Mùa Vọng không?
MỪNG MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI: HIỆP THÔNG - THAM GIA - TRUYỀN GIÁO:
Lễ Mừng Tạ Ơn Kim Khánh Linh Mục Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS.
Tôi gánh tội Ađam hay tôi đang là Ađam?
Đừng ai đánh mẹ tôi!
MỪNG CHÚA PHỤC SINH THAM GIA TRUYỀN GIÁO:
Đầy tớ chứ không phải ông chủ của LỜI CHÚA
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2022: Đại dịch xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
XIN GIÚP PHỔ BIẾN CHUYÊN ĐỀ THÁNH KINH 100 TUẦN
Giới thiệu kênh Youtube của BBT CGVN
CÁO PHÓ: Cha Marie Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, O.Cist.- Nguyên Viện Phụ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca, Nha Trang
Hãy nói sự thật trong đức ái (x. Ep 4,15).
"ĐỂ ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO NÊN LINH MỤC GIÁO PHẬN NHƯ LÒNG CHÚA VÀ GIÁO HỘI MONG ƯỚC"
Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc: “Cơn cám dỗ làm điều thiện”.
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2021: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Cáo Phó Linh mục Luca PHẠM QUỐC SỬ
“Tiếng Nói Sự Thật” của Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc có thật không?
Những Điều Được Viết Trong Kinh Thánh Có Thật Hay Không?
Quảng Bá Thách Đố Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Tín Hữu Công Dân
Thông tin về Lớp Học Kinh Thánh (Lớp Ngôn Sứ)
Lời Tạ Ơn Nhân Dịp MƯỜI SÁU NĂM Truyền Thông của Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam và Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Giới Thiệu sách mới: Làm sao tha thứ - Giải pháp chữa lành cho khổ nạn lạm dụng tình dục
Quà Tặng Tin Mừng - Quà Tặng của Lòng Thương Xót
Mùa Chay 2020 – Mùa của Cơm Yêu Thương
Mừng Xuân, Mừng Chúa Nhật Lời Chúa, Mừng Năm Lời Chúa và Mừng Quà Tặng Tin Mừng
Tin vui cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam
GIÁNG SINH 2019: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Giới thiệu sách quý
Quà Tặng Tin Mừng 2019
GIỚI THIỆU SÁCH SỐNG LỜI CHÚA Quyển 3/2019
GIỚI THIỆU SÁCH SỐNG LỜI CHÚA Quyển 2/2019
MÙA CHAY – MÙA CỦA CƠM YÊU THƯƠNG
Cầu nguyện cá nhân, bí quyết tình yêu và vui sống
“CHUI & QUỐC DOANH”

 

Trọng kính Quí Đức Cha, Quí Cha

Quí Độc giả CGVN. 

“Chui & Quốc doanh” là hai sự việc thuộc lãnh vực tôn giáo – xã hội tại VN trong nhiều thập niên qua:  Cả hai dường như đều xuất phát từ một điểm chung là khởi đầu trong e ngại mông lung; nhưng dần dần đã dẫn đến những kết quả có vẻ nghịch chiều nhau?

Chui là chuyện các giám mục, linh mục tại VN đã được thụ phong mà không có ý kiến của nhà nước. Nhiều người quen gọi là linh mục (giám mục) chui. Giám mục thì chỉ có rất ít trường hợp ngay sau ngày 30.4.75, còn linh mục thì nhiều hơn và xảy ra trong thời gian dài hơn và rất đa dạng từ các giáo phận, dòng tu.

Có trường hợp một vị giám mục thường được cán bộ gọi là “anh” trong các hội nghị, các cuộc họp chỉ để “dằn mặt” nhau là chưa được nhà nước công nhận. Có lần cha quản hạt đi theo giám mục dự họp đã không thể im lặng mãi được, bèn nói nhỏ với viên thư ký (một người công giáo đã tham gia cách mạng, phụ trách dẫn chương trình hội nghị) rằng: “Ông ấy là anh của “bố anh” chứ không phải là anh của anh đâu nhé!”

Thời gian trôi mau, cũng không có vị giám mục chui nào bị “khinh chê” mãi được, và có khi các Ngài còn dần trở thành uy tín, được kính trọng thực sự ngoài xã hội và trong lòng giáo hội chỉ sau một thời gian ngắn.

Riêng với các linh mục chui thì khó khăn nhiều hơn và phức tạp hơn. Họ bị anh em an ninh “chiếu cố” rất nặng nề, thậm chí bị gọi lên gọi xuống vì cái tội dám chịu chức chui. Có một số ít do địa phương thuận lợi nên có thể tạm hòa nhập vào linh mục đoàn dễ dàng, còn lại, đa số họ không được làm mục vụ công khai, có những trường hợp bất khả kháng (ví dụ cha xứ bị đau nặng bất ngờ không thể dâng lễ) thì vị linh mục chui có thể được nhà nước “cho phép” dâng lễ nhưng không được giảng giải gì cả…! Trong trường hợp này thì linh mục chui cũng rất gần gũi với thân phận các linh mục đi học tập cải tạo về, dù đã được “khoan hồng” nhưng có khi 15, 20 năm sau vẫn chưa được thi hành mục vụ công khai (thường được gọi bằng cái tên rất nghịch lý với niềm tin Công giáo: “chưa được phục hồi quyền linh mục”!).

Có nhiều nỗi khổ tâm của các linh mục chui: Có thể việc được “mời làm việc” hàng chục lần mà chẳng giải quyết được gì, xin hợp thức hóa thì không cho, lúc nào cũng như người bị án treo vô thời hạn. Có khi là ngay chính trong nội bộ anh em linh mục, dòng triều…, ì xèo rằng: việc chịu chức chui như vậy có ích gì? Có chính đáng không? Có phù hợp ý Chúa không? Họ cảm thấy thật buồn tủi vì đã bị cả xã hội lẫn một phần giáo hội nhìn với cặp mắt: “linh mục chui = linh mục loại 2”

Thực tế thời gian khá dài cho nỗi đau này (cho đến cách đây khoảng một năm, sau khi nhà nước đã “cởi trói” một phần cho các thủ tục). Nhưng rõ ràng là “lực lượng” các linh mục chui này đã góp một tay rất hữu hiệu cho sức sống mới của GHVN. Họ đánh đổi mọi sự chẳng khác nào như Don Bosco đã tự nêu lên khẩu hiệu: “Xin cho tôi các linh hồn, còn các sự khác cứ lấy đi”! Họ đã có mặt khắp nơi, đặc biệt những nơi nhiều khó khăn…, họ đã làm được nhiều hơn gấp bội mà không thể giải thích theo cách thông thường của con người…!

Tạ ơn Chúa muôn đời, vì hôm nay đây rất nhiều linh mục chui đang là bề trên, giám đốc, linh hướng, giáo sư, quản hạt ...! Cho dù ít có ai còn nhớ đến cái thời “chui” có khi thật đen tối của họ! Một cách sống “chui rất hồng phúc” trong sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa!

“Quốc doanh” có nghĩa những gì thuộc về nhà nước, của nhà nước, do nhà nước chủ động!

 Nhưng cách gọi “linh mục quốc doanh” ngay từ ban đầu (khoảng đầu thập niên 1980) lại chỉ là cách “gọi cho vui” trong nội bộ anh em linh mục trẻ và chủng sinh với nhau, thậm chí để “chúc mừng” cho nhau, vì đó chỉ là một số trường hợp hiếm có đã được nhà nước công khai chấp nhận cho chịu chức linh mục.

Có nhiều lý do để có thể đạt được sự chấp thuận của nhà nước: Có thể do những liên hệ cá nhân khác nhau; nhưng cũng không thiếu những trường hợp những anh em này đã phải đổi biết bao mồ hôi, nước mắt để được “lọt mắt xanh” các cấp chính quyền, các ban ngành từ xã, huyện, tỉnh (quyết định cho phép chịu chức là do chủ tịch UBND cấp tỉnh ký, sau khi thông qua Công an, Ban tôn giáo, Mặt trận…). Họ phải chấp nhận tham gia thanh niên xung phong, hoặc chấp nhận đi vào kinh tế mới, nông trường cao su…, để “lập thành tích” và xin chịu chức!

Như vậy việc gọi họ là “quốc doanh = thuộc về nhà nước” thực là oan lắm thay!

Để quí Độc giả có thể hình dung một vài nét thật đẹp của một linh mục đã được chịu chức công khai nhưng lại “không thuộc về nhà nước” theo nghĩa “linh mục quốc doanh”. Chúng tôi ghi lại dưới đây bài văn tế của tác giả Bùi Nghiệp đã khóc thương bạn, một người bạn mà khi được gọi chịu chức linh mục, anh đã vui lòng mặc chiếc áo dòng “bạc màu áo trận”. Không tiệc tùng, không thiệp báo tin…, và ngay cả vài tấm hình hiếm hoi được chụp chung trong ngày tiến chức cũng là do Đức cha giáo phận tặng cho anh!

 

VĂN TẾ ANH THU

(Thương nhớ bạn: LM Nhạc sĩ Từ Duyên.

Tạ thế ngày 29-06-2004).

 

Anh THU ! 

Anh VŨ ANH THU !

Trần gian cận số,

Tiên cảnh viễn du !

 

Phần tư kỷ, giang tay dòng tư  tế!

Nửa đời người, chân trụ cửa nhà tu.

Cất tiếng khóc, nhập nhân sinh làng Gia Cốc,

Rộn câu cười, vào chủng viện đất xứ Chu.(*)

 

Hai mươi tháng tám,

Một chín sáu tư !

Chung thầy chung lớp, nhã nhạc sử kinh say sưa chăm chỉ

Cùng bạn cùng bè, văn chương toán pháp mài miệt cần cù.

Ước đem chân lý, đánh cá ngon vui nghề ngư phủ !

Mộng lấy Tin mừng, gieo luá tốt hả nghiệp nông phu.

 

Hay đâu: Thay cờ đổi chủ!

Nào ngờ: Quốc vận thiên cơ!

Trò tan tác xa thầy, bốn phương tứ tán!

Trường nghẹn ngào vắng bạn, một chốn âm u.

 

Người tu sĩ dấn bước vào đời: Xã Đồi 61,

Áo thanh niên xung phong lao nhọc, vững một lòng tu.

Hai chín tuổi: Thiên Chúa triệu vời lên hàng Linh Mục.

Năm tám mươi: Bề Trên  ban gọi phó xứ Phương Du. (**)

 

Miệng anh mở loan truyền lời chân lý!

Tay anh giang ẵm trọn khối dân cư.

Các vùng đất : Phương Lâm -– Thanh Sơn -– Bác  Ái, vòng ôm chưa đủ.

Những điạ danh : Bình Lâm -– Phú túc -– Dầu Giây, gót bước đã dư.

 

Ngày lại ngày miệt mài dựng xây nhà Chúa!

Đêm từng đêm thao thức thánh nhạc trầm tư….

Trời Xuân Lộc: tưng bừng nhịp thánh ca vô tận!!

Đất Đồng nai: rộn rã cung huyền diệu vi vu.

Sức tuy kiệt lần hồi khô cạn,

Thần chưa suy ăm ắp còn dư ..

 

Thương ôi:

Một giây đột tử !!!

Nửa khắc gẫy cờ !!!

Ong cần mẫn một đời ươm mật,

Tằm miệt mài suốt kiếp nhả tơ.

Anh nằm đó : Vạn chiên non khăn tang thổn thức!

Quanh anh đây : Trăm đồng đạo quặn thắt hát ru…

 

Tôi đến viếng anh,

Bạn bè Khai Phá.

Thắp nén hương lòng,

Vĩnh biệt ngàn thu!…

 

Bùi Nghiệp

(*) Chủng viện Châu đốc

(**) Giáo xứ Phương Lâm

 

Như vậy, hai tiếng “quốc doanh” đã được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí cho đến gần đây, người ta đã đề cập rất nhiều với ý nghĩa thật xấu của hai chữ này. Trong đó, dư luận quan tâm đến việc hàng trăm linh mục, tu sĩ đang tham gia các tổ chức chính trị của nhà nước.

Nếu có thể lùi lại quá khứ một chút, chắc hẳn nhiều người cũng hơi bất ngờ, vì trong thời gian đầu của những năm cuối thập niên 70 và đầu 80, lúc đó nhiều Bề trên, Giám mục đã cho thấy sự e ngại, có khi là không đồng tình để các linh mục, tu sĩ tham gia các công việc như vừa nêu. Và càng bất ngờ hơn khi mà đến nay người ta mới chú ý rằng trong cả nước, giáo phận nào cũng có người tham gia, danh sách được nhà nước công khai hàng vài trăm linh mục hoặc tu sĩ. Tham gia Quốc hội, Hội Đồng Nhân Dân các cấp tỉnh và huyện, Ủy ban Đoàn Kết Công Giáo các cấp, Ủy ban Mặt trận các cấp…, và còn có thêm một bất ngờ khác nữa đó là không thấy có sự hiện diện của giáo dân?

Thật khó khăn và chắc cũng không cần thiết phải đề cập đến chuyện đúng, sai? Nhưng vấn đề rất nên đặt ra cho GHVN hôm nay là: “Việc ấy” có còn thực sự cần thiết hay không? Nó đã đem lại những ích lợi gì cho giáo hội và cho nhà nước? Các linh mục và tu sĩ hầu như đã luôn quá tải, vậy có nên tiếp tục phải đảm nhận công việc “phụ” này nữa không? Hoặc tại sao không dành trách nhiệm này cho anh chị em giáo dân tham gia công việc chính trị của xã hội trong tư cách là Kito hữu?

Ích lợi thì có vẻ khá mờ nhạt (thậm chí mơ hồ?), trong khi hậu quả trước mắt là một sự phân hóa chia rẽ đáng kể và rõ ràng trong cộng đồng.

Tuy nhiên, chúng con xác tín rằng, vấn đề sẽ nằm trong thẩm quyền và sự khôn ngoan dẫn dắt của các Bề trên Dòng và các Đức Giám mục Giáo phận. Vẫn biết rằng tại VN: “có những việc xin phép thì không ai dám cho, còn cứ tự ý làm thì cũng chẳng có ai dám cấm”. Nhưng tất cả những ai thành tâm đi tìm ý Chúa, sẽ luôn biết lắng nghe ý kiến của Bề trên và ý muốn của Cộng đoàn.

Thiên chức linh mục là một ơn ban vừa siêu nhiên vừa siêu vượt trên mọi “qui định của xã hội”. Xuất thân hoặc quá khứ của linh mục dù là chui hay quốc doanh thì cũng chẳng phải là vấn đề nan giải. Vấn đề ở chỗ, mỗi người cần xác định chúng ta là ai, đang thuộc về ai và sẵn lòng sống chết cho ai!

Quá khứ đã đi qua; nhưng tương lai lại lệ thuộc những việc làm của ngày hôm nay.

Nhận ra ý Chúa đã là điều khó, thực hiện sẽ còn khó hơn. Vì thế chúng con nguyện xin Thiên Chúa luôn đồng hành và phù trợ tất cả mọi thành phần trong GHVN chúng con.

BBT CGVN

Tác giả: Ban Biên Tập CGVN

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!