Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
TÁC PHẨM KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH - MẸ THIÊN CHÚA QUA LỜI CHÚA (CHƯƠNG 6)

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

Xin giới thiệu bản dịch tác phẩm KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH.

Đây là tác phẩm Thánh Mẫu được một giáo sư thần học viết. Ông trước đây là một mục sư Tin Lành, nên những dẫn chứng và toàn bộ tác phẩm có nền tảng Thánh Kinh rất vững vàng. Sách có thể dùng làm sách giáo khoa hay dùng trong những đề tài trao đổi Thánh Kinh và Thánh Mẫu.

Nguyên tác: Hail, Mary Queen; Tác giả: SCOTT HAHN là giảng sư thần học và Thánh Kinh tại Đại Học Phanxicô ở Steubenville, và gần đây được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chỉ định Khoa Trưởng Thần Học Thánh Kinh và Tuyên Ngôn Phụng Vụ tại Đại Chủng Viện Saint Vincent. Ông là tác giả của hơn một tá tác phẩm, bao gồm The Lamb’s Supper; Hail, Mary Queen; Swear to God; và Understanding the Scriptures. Tiến sỹ Hahn còn là người sáng lập và chủ tịch của the St. Paul Center for Biblical Theology, ở Steubenville, Ohio, cũng là nơi ông đang sống với vợ ông là Kimberly, và sáu người con của họ.

Tác phẩm gồm 8 chương ngoài lời tựa, lời giới thiệu, phụ bản và kê cứu. Đặc San GSVN sẽ hân hạnh phổ biến mỗi kỳ một chương.

 

CHƯƠNG 6

NHỮNG GÌ VỀ CÁC NGƯỜI CON?

HOÀNG HẬU

VÀ HOÀNG TỘC

Đây có thể là điều vui mừng để tìm ra Đức Maria thực sự là ai. Cùng lúc, đối với một số người, những việc này có thể là quá lớn lao - ngay cả không chấp nhận. Nếu Người là Hòm Bia mới của giao ước, thì cũng như Hòm Bia cũ, Người đòi hỏi sự tôn kính đặc biệt của chúng ta. Theo lời cầu của Thánh Methodius với Thánh Nữ Đồng Trinh ở thế kỷ thứ ba:

Thiên Chúa đã đặt vinh dự như thế trên Hòm Bia, là hình ảnh và đặc trưng sự thánh thiện của anh em, mà không ai ngoại trừ các tư tế có thể đến gần để mở hoặc tiến lại chiêm ngưỡng. Bức màn ngăn cách nó, ngăn cách tiền đình như ngăn cách một hoàng hậu. Vậy chúng con phải tôn sùng như thế nào, những con người tạo vật nhỏ bé nhất, mang ơn Người, Đấng thực sự là Hoàng Hậu - với Người, Hòm Bia sống động của Thiên Chúa, Đấng Ban Phát Luật - với Người, chỉ thiên đàng đó chứa nổi Ngài, Đấng không ai có thể chứa nổi?

Như một hoàng thân quốc thích, Đức Maria có thể được xem như nối kết chúng ta, những người làm công, những người không mang một danh phận cao sang nào, những người khó lòng để phân biệt với đám đông những kẻ phục vụ trong hoàng cung. Làm cách nào chúng ta, khoác lên người bộ áo rách rưới vì tội lỗi có thể đến gần với Đức Maria, Người không mang tỳ vết tội khiên đang ngự trên ngai vinh quang?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhận ra khía cạnh thần học và tu đức tiềm ẩn bên trong. Nó không phải là một hình ảnh tầm thường về Đức Maria. Người là, trên tất cả, vô tội và thuộc hàng vua chúa. Hơn thế nữa, sự sợ hãi này đối với Maria - điều xem như quá bình thường ngay cả trong các Kitô hữu - biểu lộ hình ảnh sai lầm của chính nó. Hơn nữa, nó mặc khải một vấn đề sâu xa hơn trong cách thức chúng ta đón nhận Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô. Vì theo Tin Mừng, mặc dù nếu chúng ta ăn mặc rách rưới như những người nghèo khó, chúng ta vẫn có dòng máu vương giả chảy trong huyết mạch.

Liên Hệ Hoàng Tộc

Sự thật tại tâm điểm của Phúc Âm là gì? Giáo Hoàng Lêô Cả đã tóm lược cho chúng ta: “Đây là một tặng ân trội vượt trên tất cả: Thiên Chúa mời gọi con người làm con của Ngài, và con người gọi Thiên Chúa là ‘Cha’”.

Chúng ta là con cái Thiên Chúa. Điều này không phải là một câu nói hàm ý, cũng không phải là một châm ngôn sống. Nó là một sự thật còn hơn chiếc ghế mà bạn đang ngồi trên đó. Khi chúng ta nhận Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta được gắn bó nhờ giao ước của Máu Chúa Kitô trong gia đình của Thiên Chúa. Từ giây phút đó, chúng ta được nâng lên để chia sẻ sự sống đời đời của Ba Ngôi Thiên Chúa. Hãy lắng nghe Thánh Gioan khi nói về mầu nhiệm này trong Phúc Âm: “Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Ngài yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa - mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa” (1 Ga 3:1). Sau nhiều thập niên rao truyền Phúc Âm, Thánh Gioan dường như vẫn còn kinh ngạc khi nghe chính mình nói những lời này: “chúng ta đáng được gọi là con Thiên Chúa.” Vậy hãy tưởng tượng xem sự ngạc nhiên của vị rao giảng Phúc Âm khi lần đầu nghe những lời Chúa Giêsu nói về sự phục sinh của Ngài: “Ta lên cùng Cha Ta và Cha các con, cùng Thiên Chúa của Ta và Thiên Chúa của các con” (Ga 20:17).

Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta trở nên “những người con của Người Con”. Những Kitô hữu từ xưa đã dám gọi hành động này là thần linh hóa. “Con của Thiên Chúa trở nên con của con người”, thánh Athanasiô nói, “nhờ thế, những con cái của con người trở nên những con cái của Thiên Chúa”. Sau hơn hai ngàn năm, chúng ta cần - ngay bây giờ - phục hồi cảm giác ban đầu của Giáo Hội về sự hiểu biết, ngỡ ngàng, và biết ơn đối với hồng ân xuất phát từ trung tâm ơn cứu độ của chúng ta. 

Vì chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Đây là yếu tố nền tảng và tâm điểm về ơn cứu độ của chúng ta. Chúng ta không chỉ được tha thứ; chúng ta còn được nhận làm dưỡng tử bởi Thiên Chúa như là những người con trai và con gái của Ngài. Đó là một thế giới khác biệt giữa hai quan điểm về cứu độ và công chính. Hãy suy nghĩ điều này bằng những từ ngữ thông thường: Bạn có thể tha thứ cho người thợ máy nếu ông ta đòi tiền công quá mức, nhưng không phải, vì sự tha thứ ấy, mà bạn sẽ nhận ông ta làm nghĩa tử. Nhưng đó lại là điều Thiên Chúa đã làm. Ngài đã tha thứ tội lỗi chúng ta nhờ đó chúng ta có thể tìm được căn nhà sau cùng trong gia đình chúng ta gọi là Ba Ngôi Thiên Chúa.

Chúng ta là con cái Thiên Chúa, nhờ ân sủng, chúng ta được nhận vào gia đình của Ngài. Sự thật này, các nhà thần học gọi là quan hệ cha con với Thiên Chúa (divine filiation), nó xuất hiện trong Tân Ước, qua những tài liệu tín lý của Giáo Hội, và từng phần của toàn hệ thống thần học. Quan hệ cha con với Thiên Chúa là cầu chứng của sự hiểu biết Công Giáo một cách chính xác về Phúc Âm. Tiếp đến, quan hệ cha con với Thiên Chúa bao gồm một từ ngữ mà có lẽ hầu hết người Công Giáo không hay biết - mặc dù đó là sự thật mà họ không thể sống nếu không có nó.

Ơn cứu độ, vì thế, không chỉ thoát khỏi tội, nhưng còn đối với vai trò làm con - vai trò làm con Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Chúng ta không chỉ được tha thứ bởi ân sủng Thiên Chúa; chúng ta được nhận làm nghĩa tử, được thiên-chúa-hóa. Có nghĩa là, chúng ta “trở nên kẻ thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1:4). Từ ban đầu, đó là sự sống mà Thiên Chúa đã tạo dựng con người. Tội của Adong và Evà không phải họ ước muốn sự sống của Thiên Chúa, nhưng là muốn thiên-chúa-hóa mà không cần Thiên Chúa. 

Đúng vậy, thánh ý Thiên Chúa cũng đã từ từ được thể hiện. Theo Công Đồng Trent, sự công chính của một tội nhân là “một biến đổi từ trạng thái trong đó con người được sinh ra làm con cái Adong đầu tiên, sang trạng thái ân sủng và “dưỡng tử của những người con” (Rm 8:15) của Thiên Chúa qua Adong thứ hai - Chúa Giêsu Kitô - Đấng Cứu Chuộc của chúng ta.” Sự công chính, theo sách Giáo Lý, “bao gồm cả chiến thắng trên sự chết gây ra bởi tội và việc tham dự mới trong ân sủng. Nó mang lại vai trò nghĩa tử trong quan hệ cha con với Thiên Chúa, nhờ đó mà con người trở nên anh em của Chúa Kitô… Chúng ta là anh em không do tự nhiên, nhưng nhờ tặng ân của ân sủng, bởi vì vai trò nghĩa tử trong quan hệ cha con với Thiên Chúa này đem lại cho chúng ta sự chia sẻ thật sự đời sống của Người Con duy nhất, mà nó được mặc khải đầy đủ trong Phục Sinh của Ngài” (số 654).

 

Thích Hợp Với Một Hoàng Đế

Đây là nguồn gốc của gia phả hoàng tộc của chúng ta. Chúng ta là con cái của Thiên Chúa do bởi lý lịch gần gũi của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô. Thật vậy, chúng ta không thể có cách nào gần gũi nào hơn với Ngài ngoài bí tích Thanh Tẩy. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã diễn tả nó như thế này: “Ra khỏi nước của giếng nước rửa tội, tất cả mọi Kitô hữu nghe lại tiếng mà nhiều người đã nghe trên bờ sông Giođan: ‘Con là Con yêu dấu của Ta; Ta hài lòng về Con” (Lc 3:22). Chúng ta được nhận diện một cách gần gũi với Chúa Giêsu đến nỗi Thánh Augustinô có thể nói, “Mọi người trở nên một trong Chúa Kitô, và sự hiệp nhất của các Kitô hữu tiếp tục nhờ một người.” Augustinô tiếp tục giải thích rằng, được nhận ra với Chúa Kitô, chúng ta cũng chia sẻ ba sứ vụ với Ngài là tư tế, tiên tri và vương giả” (x. 1 Pt 2:9).

Chia sẻ vương quyền của Ngài, chúng ta cũng chia sẻ tất cả mọi sự, bao gồm Thân Mẫu của Ngài. Hãy đọc cẩn thận những gì Thánh Giáo Hoàng Piô X đã nói về vấn đề này:

Phải chăng Đức Maria không là Mẹ của Đức Kitô? Nếu vậy, Người cũng không phải là Mẹ của chúng ta nữa. Và chúng ta phải thật sự công nhận rằng Chúa Kitô, Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, cũng là Đấng Cứu Độ của nhân loại. Ngài có thân xác thể lý giống như bất cứ người nào: và một lần nữa như Đấng Cứu Độ của gia đình nhân loại. Ngài có một thân thể huyền nhiệm và thần linh, một xã hội, có thể nói, của những người tin vào Chúa Kitô. “Chúng ta tuy nhiều, nhưng là một thân thể duy nhất trong Chúa Kitô” (Rm 12:5). Giờ đây, Thánh Nữ Đồng Trinh không mang thai Người Con Muôn Thuở của Thiên Chúa không chỉ để Ngài có thể trở thành người mang hình hài nhân loại của Ngài từ Người, mà còn để qua phương tiện tự nhiên ấy được nhận lấy từ Người, Ngài có thể trở nên Đấng Cứu Chuộc con người. Vì đó là lý do thiên sứ đã nói với các mục đồng: “Hôm nay Đấng Cứu Thế là Đức Kitô đã sinh ra cho các ngươi” (Lc 2:11). Vì thế, trong cùng một chồi thánh thiện của người mẹ rất trinh trong, Chúa Kitô đã mặc lấy thân xác của Ngài, và hiệp nhất với mình qua thân xác thần linh đã được hình thành bởi những ai tin vào Ngài. Vì Đức Maria, cưu mang Chúa Cứu Thế trong dạ mình, cũng cưu mang những ai mà đời sống họ cũng bao gồm sự sống của Đấng Cứu Thế. Vì vậy, tất cả chúng ta những người hiệp nhất trong Chúa Kitô, và như Thánh Tông Đồ đã nói, là chi thể của thân thể Ngài, của máu thịt và của xương Ngài” (Ep 5:30), đã được phát sinh trong dạ Đức Maria giống như một thân thể được hiệp nhất với đầu. Từ đây, qua một cách thức thần linh và mầu nhiệm ấy, chúng ta tất cả là những người con của Đức Maria, và Người là Mẹ của chúng ta hết thảy.

Ở đây, Thánh Giáo Hoàng Piô vang vọng lời dạy mà đã có từ thời Thánh Irênê (vị Thánh mà chúng ta đã thảo luận ở chương 2), và cũng vậy, giống như chính Tông Đồ Gioan. Hãy nhớ rằng, Thánh Irênê trình bày việc hạ sinh của Chúa Giêsu như “Đấng tinh tuyền khai mở một cách tinh tuyền để từ dạ tinh tuyền tái sinh con người trong Thiên Chúa”.

Chúng ta được trở thành anh chị em của Chúa Kitô - adelphos, “từ cùng một dạ”. Vì thế, chúng ta có thể một cách tự tin đến gần hoàng hậu thiên đàng chứ không phải chỉ vì Người hạ cố, trong lòng thương xót lớn lao, nghe lời chúng ta, nhưng bởi vì chúng ta là con của Người, của hoàng tộc, của dòng máu quí tộc. Chúng ta có thể đến với Người không chỉ vì Người là Mẫu Hậu của Chúa Kitô nhưng cũng là Mẹ của chúng ta.

 

Đau Đớn Lúc Sinh Con

Rồi chúng ta sẽ như thế nào - trong sự khám phá địa vị hoàng tộc của chúng ta - liên quan đến vị Hoàng Hậu này? Tín lý về thánh mẫu đem chúng ta không xa, và trong thực tế, những điều này xem như chỉ cho thấy vượt ra ngoài chính chúng. Ngay cả tín lý được định nghĩa gần đây nhất, việc Mẹ lên trời, có một tính chất vào giây phút trước chung cuộc: giờ đây, Người ở trên trời, Người làm gì? Chúng ta biết những gì Chúa Giêsu làm. Sách Khải Huyền cho chúng ta biết rằng Ngài đang cai trị (Kh 22:3). Chúng ta cũng biết thêm rằng những gì các thánh tử đạo làm ở trên trời; sách Khải Huyền cho chúng ta biết các ngài đang cầu xin cho sự thánh thiện trên mặt đất (Kh 6:9-10).

Và rằng, không có gì ngạc nhiên khi sách Khải Huyền nói với chúng ta những gì Đức Maria làm ở trên thiên đàng. Là Evà Mới, “người mẹ của muôn sinh linh,” Người săn sóc Giáo Hội, “gồm tất cả hậu duệ của Người” (Kh 12:17). Giải thích về câu hỏi tại sao người nữ của Sách Khải Huyền vẫn còn sinh con, mặc dù Người đang ở trên thiên đàng, Thánh Giáo Hoàng Piô X nói: “Việc sinh nở đó là gì? Rõ ràng đó là việc sinh ra chúng ta, vẫn tiếp tục bị lưu đày, và vì vậy được sinh ra do lòng bác ái hải hà của Thiên Chúa, cho hạnh phúc muôn đời. Sự đau đớn lúc sinh nở nói lên tình yêu và long khao khát ơn cứu rỗi. Đức Trinh Nữ từ trời nhìn xuống trên chúng ta, và tha thiết cầu xin để mang lại sự hoàn tất con số được chọn”.

Và sự đau đớn sinh nở nói lên tình yêu và lòng ao ước với nó Đức Trinh Nữ từ trời nhìn xuống trên chúng ta, và gắng sức với lời cầu xin tha thiết để mang lại sự hoàn tất con số được chọn”.

Luôn luôn là người Mẹ, Đức Maria nhìn xuống chúng ta, cầu bầu cho chúng ta, và hướng dẫn chúng ta để làm trọn vẹn cuộc sống. Công Đồng Vatican II dạy:

“Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria để ân sủng tiếp tục một cách không gián đoạn từ sự ưng thuận mà Người đã một cách trung thành chấp nhận trong ngày truyền tin và qua đó Người vững vàng mà không qụy ngã dưới chân thập giá, cho đến khi hoàn tất đời đời cho tất cả những ai được chọn. Được đưa về trời, Người không ngồi đó bên văn phòng cứu độ này, nhưng với lời cầu xin không ngừng tiếp tục để mang cho chúng ta những ân huệ của sự cứu độ đời đời… Vì thế, Đấng Thánh Đồng Trinh được khẩn cầu trong Giáo Hội dưới tước hiệu Trạng Sư, Đấng Phù Hộ, Đấng Ban Ơn Lành, và Đấng Trung Gian Hòa Giải.” (Lumen Gentium 62, trích từ Sách Giáo Lý Công Giáo, số 969)      

   

Vị Nữ Trung Gian Là Thông Điệp

Chúng ta đôi khi nghe những người không Công Giáo phản đối danh xưng “Trung Gian Hòa Giải” được áp dụng cho Đức Maria. Trong thời đại chúng ta, là một thành viên của phái Tin Lành Phúc Âm, tôi lập tức kiếm một câu xem ra có thể bóp chết danh hiệu ấy: Thánh Phaolô đưa ra một nhận xét tuyệt đối rằng Chúa Kitô là “trung gian hòa giải duy nhất giữa Thiên Chúa và con người” (1 Tm 2:5). Làm cách nào hai tuyên bố - Chúa Kitô như đấng hòa giải duy nhất và Đức Maria như đấng nữ hòa giải - có thể dung hòa được?    

Tông Đồ Phaolô đã đụng chạm đến mầu nhiệm này khi ngài khẳng định: “Chúng tôi là những người đồng cộng sự của Thiên Chúa” (1 Cr 3:9). Nếu Chúa Kitô là đấng hòa giải duy nhất, tại sao Ngài còn có các cộng tác viên? Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không hoàn tất công việc do bởi chính mình Ngài? Dĩ nhiên Ngài có thể. Nhưng vì Ngài là người Cha, công việc của Ngài là làm trưởng thành những người con trai cũng như con gái của Ngài, và cách thức để hoàn thành công việc này là để cho chúng ta thành những cộng sự viên thân thiết hơn của Ngài. 

Là người môn đệ, một cộng sự viên của Chúa Giêsu, cần phải nỗ lực. Nhiều lúc chấp nhận đau khổ. Một trang mà xem như phải xóa khỏi sự quan tâm của tôi như một thành viên Tin Lành là lời của Thánh Phaolô “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1:24). Những người Công Giáo xưa có thể còn nhớ một số những kỷ niệm được truyền lại (kết quả chung cuộc của một nhóm tranh đua thất bại, “dẫn đến” là một đầu gối bị lột da, hoặc một trái tim tan nát).  Mệnh đề đơn giản này đã hàm chứa chìa khóa để khai mở những mầu nhiệm về việc cùng cộng tác của Đức Maria, và của chúng ta. Bằng việc hiệp thông một cách có ý thức những đau khổ của chúng ta với những đau khổ cứu độ của Chúa, chúng ta trở nên những cộng tác viên. Bằng việc hiệp thông tâm hồn của Người với Ngài, đặc biệt trên đồi Canvariô, Mẹ rất thánh đã trở nên người cộng tác tuyệt vời.

Hơn nữa, trong thư gửi người Do Thái giải thích chức vụ thượng tế của Chúa Kitô qua những ngôn từ về sự hiện hữu của Ngài bằng Người Con đầu lòng của Thiên Chúa (Dt 1:1-2: 17), điều mà được coi như căn bản của vai trò làm con thần linh của chính chúng ta (Dt 2:10-17), cũng như việc phục vụ và sự thánh thiện một cách tư tế của chúng ta (Dt 13:10-16; x tiếp 1 Pr 2:5). Một lần nữa, không có sự giằng co giữa Đấng Cứu Chuộc và người được cứu chuộc.

Như Người Con đầu lòng của Gia Đình Thiên Chúa, Chúa Giêsu chuyển cầu như một Thượng Tế, giữa Chúa Cha và những con cái của Ngài; trong khi đó, Đức Maria chuyển cầu như một hoàng hậu, và một trạng sư (x 1V 2:19). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi đó là “sự giảng hòa mẫu tử”. Đối với Chúa Cha, Đức Maria là Mẹ Chúa Con. Đối với chúng ta là những tội nhân, Người là mẹ Đấng Cứu Độ của chúng ta. Cũng giống như Con của Người, Người cũng là Mẹ của những anh em của Ngài. Khi đến với vị trí của Đức Maria trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, tiếng “mẹ” không chỉ là một danh từ nhưng còn là một động từ, và từ đó còn là một chức vụ.

Như là Mẹ của Thiên Chúa và các con cái Ngài, Đức Maria chỉ cho chúng ta cách làm vinh danh Thiên Chúa như thế nào, không chỉ bằng qùy mọp dưới chân, nhưng còn bằng việc lãnh nhận ân sủng của Con của Ngài trong sự tràn đầy Chúa Thánh Thần. Vì thế, nếu chúng ta muốn phán đoán bằng cách tốt đẹp nào con người đón nhận Phúc Âm trong ý nghĩa cốt lõi của nó, hãy xem họ chấp nhận Thiên Chúa là Cha - và Đức Maria là Mẹ bao nhiêu.

 

Abba Không Phải Allah

Sau tất cả, đây là những khác nhau căn bản trong Kitô giáo. Nó không có nghĩa rằng các Kitô hữu chỉ tin duy một Thiên Chúa; có ba tôn giáo độc thần trên trái đất. Những gì làm cho Kitô giáo khác biệt đó là các Kitô hữu dám gọi Thiên Chúa là “Cha”. Trong Israel xưa, dân của Giao Ước Cũ nói về vai trò làm cha của Thiên Chúa, nhưng vẫn mang một ý nghĩa mơ hồ - Ngài là cha họ bằng cách cung cấp cho họ và hướng dẫn họ vượt qua những gian nan thử thách.

Chỉ duy những Kitô hữu có thể gọi Thiên Chúa là “Cha”, bởi vì qua Giao Ước Mới, Thiên Chúa đã mặc khải chính Ngài như người Cha từ muôn thủa. Giáo lý về Thiên Chúa là Cha đòi hỏi sự mặc khải của Ba Ngôi Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa có thể là người Cha muôn thủa duy nhất nếu có với Ngài người Con muôn thuở.

Do Thái Giáo cao cả vì nó nâng những người tin nhận thành những tôi tớ tốt của Thiên Chúa. Chữ “Islam” một cách văn chương có nghĩa là “sự tùng phục” Allah. Nhưng Kitô giáo không bao gồm dù là tình trạng tôi tớ hay tùy thuộc. Kitô giáo bao gồm trong tình yêu của con cái, tình yêu của người Con muôn thủa đối với người Cha, tình yêu Thiên Chúa trong đó chúng ta tham dự. Và một người con yêu thương phục vụ tốt hơn những người nô lệ ngay cả khi họ có ý muốn tuyệt hảo và trung thành nhất.

Tôi sẽ đi xa hơn để nói rằng tình yêu con cái đây chỉ có thể nếu khi những kẻ tin theo nắm giữ một cách chính xác sự hiểu biết về Công Giáo trong Phúc Âm. Trong tác phẩm dựa trên một cuộc phỏng vấn của ngài Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói về những gì xảy ra khi các Kitô hữu phạm tội hoặc nói cách khác, đánh mất cảm giác của mối liên hệ thần linh: “Tội nguyên tổ cám dỗ, để rồi hủy diệt, tàn phá tình của người cha và những tia sáng mà chúng chiếu qua thế giới được tạo thành, đặt nghi ngờ sự thật về Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu và để lại con người chỉ với cảm giác của mối liên lạc chủ-nô lệ.”

Tôi tin mối liên lạc chủ-nô lệ - hoặc như tôi ưa nghĩ về nó, mối liên lạc người làm công-chủ - thấm nhập vào Kitô giáo ngày nay. Những dấu hiệu cảnh báo của nó là gì trong các người tin theo? Họ mang bộ mặt tốt nhất về với Thiên Chúa, nhưng không bao giờ nói với Ngài những gì họ thực sự suy nghĩ. Họ có những gì mà họ gọi là mối liên hệ cá nhân với Ngài, nhưng coi đó như bất kính để hỏi Ngài những câu hỏi khó khăn. Họ nói về quyền tối cao của Ngài trong khi lại phật ý về những yêu sách của Ngài. Họ chu toàn những giới răn của Ngài một cách miễn cưỡng, nhưng lại có một cảm giác ít ỏi về mối liên kết gia đình với Ngài, Giáo Hội Ngài, hoặc Mẹ của Ngài. Vậy, làm cách nào họ có thể bắt đầu để kêu cầu Ngài như Chúa Giêsu đã làm, là “Abba” có nghĩa là “Cha”?

 

Kết Thúc Hợp Đồng

Tôi cảm thấy một nỗi đau quen thuộc trong trái tim khi nói những lời này, vì sau bao năm kiếm tìm một sự hiểu biết như thế về ơn cứu độ của Thiên Chúa, và sự công chính. Là một mục sư Tin Lành, và là một giáo sư, tôi đã đi theo Canvin và Luterô, những người đã đọc thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma và Galata dường như Thiên Chúa đang ngồi vai chánh án trong một phiên tòa của Rôma, tha bổng chúng ta mặc dù Ngài biết chúng ta có tội, tất cả vì Chúa Kitô đã trả nợ cho chúng ta.

Nhưng càng đi sâu hơn vào thư gửi tín hữu Rôma và Galata, tôi càng nhận ra rằng những tác giả xưa là những người Do Thái trước khi trở thành bất cứ ai. Những ước định của họ, ngôn ngữ của họ, và những dự đoán của họ đều được bắt nguồn từ trong những giao ước, không phải trên cấu trúc các luật pháp của đế quốc Rôma. Tôi đã có một ý niệm từ lâu rằng giao ước là một dụng cụ luật - một khế ước. Tuy nhiên, từ từ tôi bắt đầu bừng tỉnh trước những gì mà Giáo Hội Công Giáo đã dạy từ đầu là giao ước khác với một khế ước, giống như hôn nhân khác với bán dâm. Một khế ước trao đổi tài sản, vật dụng và công việc, đúng và bổn phận, một giao ước trao đổi những con người. Trong khế ước, sản phẩm này là của bạn, và duy nhất thuộc về bạn; nhưng trong giao ước, tôi là của anh, và anh là của tôi. Vì thế trong các giao ước, Thiên Chúa luôn luôn nói giống nhau: Ta sẽ là Thiên Chúa ngươi, và ngươi sẽ là dân Ta - Gia đình Ta, thân thuộc Ta - bởi vì giao ước thiết lập sự thân thuộc.

Giao ước thiết lập những ràng buộc gia đình. Nó còn mạnh mẽ hơn mối giây liên kết gia đình theo xác thịt. Đó là những gì mà những người Do Thái xa xưa đã biết. Đó là những gì Phaolô đã biết, và Gioan, và Giacôbê đã biết. Vì thế khi họ nghe những tin rằng Thiên Chúa thiết lập một giao ước với họ, họ hiểu ngay Ngài không chỉ đơn thuần là một nhà làm luật hoặc một thẩm phán, mà còn là người Cha muôn đời.

 

Kết Nối Vinh Quang

Một cảm giác mạnh của liên hệ con cái - một cảm nhận mà nó đến từ sự trở về sâu xa - tự do đem chúng ta đến với tình yêu của mẹ mình. Vì bao lâu chúng ta còn dính dáng tới mối liên hệ chủ-tớ, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu Đức Thánh Đồng Trinh Maria. Bao lâu chúng ta còn coi mình như những đầy tớ của Thiên Chúa, hoặc đơn thuần chỉ là những tội nhân, những tội nhân được Ngài giải thoát, thì chúng ta sẽ nhìn Người như một mối đe dọa cho vinh quang Thiên Chúa. Một chủ nhân ông được vinh dự nhờ việc phục vụ của những người đầy tớ. Một chủ nhân ông cai trị bao lâu những đầy tớ của ông còn qùy mọp dưới chân ông. Nhưng điều này không xảy ra đối với một người cha, người mà mong muốn duy nhất là yêu thương con cái mình.

Còn sự thật nào hơn nữa đối với người Cha không giận hờn này, Ngài là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa không tìm vinh quang từ sự qùy mọp của chúng ta, Ngài cũng không mất đi vẻ vinh quang khi chúng ta dành sự kính trọng đối với các tạo vật. Thiên Chúa Ngôi Con không không tìm cho mình dù chỉ một chút vinh quang - sau khi sống, chịu chết, và sống lại như một con người - mà Ngài đã mất mát trước đó. Cũng không phải ngay cả khi Thiên Chúa có thể làm gia tăng vinh quang vô cùng của Ngài. Ngài đã đến, đã chết, đã sống lại, và đang hiển trị để chia sẻ vinh quang của Ngài với chúng ta.

Như những kẻ đón nhận vinh quang ấy, như những kẻ đồng thừa hưởng với Chúa Kitô, như những kẻ cùng chia sẻ vương quyền của Ngài, như những con cái của Thiên Chúa, chúng ta cần hỏi: Còn vinh quang nào Ngài muốn chia sẻ nữa? Và Ngài sẽ thành công như thế nào nữa?

Là tình yêu tuyệt đối, Ngài muốn chia sẻ tất cả. Nhưng vì chúng ta là thụ tạo giới hạn của Ngài, và Ngài là tạo hóa vô cùng, làm cách nào chúng ta có thể chia sẻ một cách đầy đủ vinh quang thần linh của Ngài? Chúng ta không thể làm điều này tự chúng ta. Nhưng một cách chắc chắn là tình yêu tuyệt đối sẽ làm tất cả những gì Ngài có thể để ban cho chúng ta tất cả vinh quang của Ngài. Và, vì là Đấng toàn năng, Ngài chắc chắn sẽ hoàn thành. Thật vậy, khi chúng ta nhìn ngắm Đức Maria, chúng ta nhận ra rằng Ngài đã thành công rồi. Ngài đã ban cho chúng ta tất cả vinh quang của Ngài bằng cách ban nó cho chỉ duy nhất một người, đấng sẽ ban nó cho tất cả chúng ta: Mẹ của chúng ta.

Nếu bạn ghé thăm nhà tôi và cho các con nhỏ của tôi cái gì đó - thí dụ, một hộp kẹo - tôi dám chắc với bạn là một trận tranh giành nho nhỏ sẽ sẩy ra để xem coi ai được nhiều hơn ai. Nhưng nếu đó là một họp kẹo chocolates cho vợ tôi chẳng hạn, tôi cũng có thể bảo đảm với bạn rằng những cục kẹo kia sẽ được phân phát cho từng đứa. Đó, Thiên Chúa biết, người Mẹ sẽ hành động như thế nào.

Thiên Chúa không tạo dựng vũ trụ và cứu chuộc nó để được thêm vinh hiển, nhưng là chia sẻ nó với tất cả chúng ta. Không có sự tranh giành giữa Đấng Tạo Hóa và loài thụ tạo. Chúa Cha tạo thành và cứu chuộc chúng ta qua Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ngài làm vậy vì chúng ta - khởi đầu với Đức Maria, trong Mẹ, nó được hoàn tất không chỉ trước nhất mà là tốt nhất.

Chúng ta có làm giảm công việc đã được hoàn tất của Chúa Kitô vì cho rằng sự thánh thiện của nó được nhận ra tuyệt vời trong Đức Maria? Hay ngược lại, chúng ta tán dương công việc của Ngài, một cách rõ ràng bằng cách qui hướng sự chú ý của chúng ta trên một người, mà người này làm tỏa sáng nó một cách hết sức hoàn hảo.

Đức Maria không phải là Thiên Chúa, nhưng Người là Mẹ của Thiên Chúa. Người chỉ là thụ tạo, nhưng là một thụ tạo cao cả nhất của Thiên Chúa. Người không phải là một hoàng đế, nhưng Người được chọn là Mẫu Hậu. Giống như nhà họa sỹ mong muốn vẽ một kiệt tác phẩm giữa những họa phẩm của mình. Cũng vậy Chúa Giêsu đã biến mẹ của mình thành một kiệt tác tuyệt vời nhất. Khẳng định sự thật về Đức Maria không làm giảm giá trị Chúa Giêsu - thế nhưng từ chối xác định nó lại làm giảm giá trị Ngài.

 

Công Trạng Của

Rất Thánh Đồng Trinh

Vấn đề xảy ra khi người ta nghĩ về sự quan phòng của Thiên Chúa theo từ ngữ của kinh tế con người. Sau hết, một câu hỏi được đặt ra: Đức Maria làm gì để được vinh dự như vậy từ Thiên Chúa? Tất cả những việc lành Người làm đều đến từ hồng ân của Ngài. Cũng vậy tất cả vinh dự và vinh quang thuộc về Thiên Chúa. Ngài không mắc nợ chúng ta ân sủng nào.

Nếu “công trạng” được hiểu như một từ ngữ hoàn toàn theo kinh tế, thì khi nói về bất cứ ai đáng hưởng vinh dự từ Thiên Chúa đều không đúng và phản nghĩa. Nhưng nếu chúng ta nhìn công trạng qua một ý nghĩa chung, thì tự nó chính là quyền thừa kế, hoặc sự cấp dưỡng của cha mẹ. Một cách khác, là con cái trong gia đình của Thiên Chúa, chúng ta đáng được ân huệ mà một người con có được - như việc ăn uống tất cả những món ăn trên bàn. Người cha có thấy bất đắc dĩ khi cho con mình những món quà không? Hoặc có phật ý đối với những đứa con mà ông ân thưởng chúng không? Như Thánh Augustinô đã viết: “Khi Thiên Chúa ban thưởng chúng ta. Ngài ban thưởng cho những cố gắng của chúng ta” (Sách Giáo Lý, số 2006).

Theo Sách Giáo Lý, do “hành động hiền phụ” của Thiên Chúa, mà chúng ta có thể thừa kế “quyền làm con, khiến chúng ta trở thành những kẻ thừa kế qua ân sủng trong thiên tính, có thể ban cho quyền thừa hưởng vô điều kiện kết quả sự công chính của Thiên Chúa. Đó là quyền lợi của chúng ta do ân sủng, quyền đầy đủ của tình yêu, khiến chúng ta “đồng thừa hưởng” với Chúa Kitô” (số 2008-9).

Chúa Kitô đã thông ban khả năng cho chúng ta để thừa hưởng - có nghĩa là Ngài đã ban cho chúng ta với ân sủng của quyền làm Con Thiên Chúa của Ngài, và sự sống của Chúa Thánh Thần. Thực ra, Chúa Giêsu đã không hưởng một điều gì cho chính Ngài, bởi vì Ngài không cần gì. Vì thế, Ngài thừa hưởng chỉ vì nhu cầu của chúng ta.

Ở đâu Thiên Chúa Cha chỉ cho thế gian Con của Ngài đã thừa hưởng bao nhiêu? Trong mỗi người chúng ta, chắc chắn là thế, nhưng hơn tất cả trong Đức Maria. Không giống như tất cả chúng ta - trong đó thường là một khoảng cách rất xa giữa những gì chúng ta muốn và những gì Thiên Chúa muốn - với Đức Maria, thì không có khoảng cách đó. Giáo Hội qui về Maria một khả năng không giới hạn để thừa hưởng. Không phải là coi thường hành động cứu chuộc của Chúa Cứu Thế, nhưng Mẹ làm quang tỏa nó. Do hồng ân đầy tràn ơn phúc, Đức Maria, đạt mục đích của giao ước: một sự hiệp nhất mối dây liên kết tuyệt vời giữa con người với Thiên Chúa và Thánh Ý của Ngài. Với Đức Maria, ý nghĩa và thực tế chỉ là một và giống nhau.

 

Đây Là Một Bài Khảo Sát

Đức Maria là một bài khảo sát về mức độ tốt lành tới đâu mà một Kitô hữu có thể đón nhận Phúc Âm. Không phải rằng Người là trung tâm của lịch sử cứu độ. Người không phải, Chúa Giêsu mới là trung tâm lịch sử cứu độ. Nhưng sự hiểu biết của chúng ta về Đức Maria chứng tỏ mức độ sự hiểu biết về Chúa Giêsu và công việc cứu độ của Ngài.

Chúng ta sống tinh thần con cái tốt nhất bằng cách lắng nghe Đức Maria và yêu mến như Người yêu mến. Lắng nghe có nghĩa là biết đáp lại như Mẹ khi thưa: “Hãy thực hiện nơi tôi những gì Ngài nói”. Yêu mến có nghĩa là đứng bên Chúa Cứu Thế, ngay cả dưới chân thập giá. Yêu mến có nghĩa là chọn Ngài, trong mọi trường hợp, xa tránh tội lỗi.

Tư cách Thân Mẫu Thần Linh là nơi, ở đó Evà và Hòm Bia được lấp đầy trên thiên đàng và trong gia đình bạn. Tư cách Thân Mẫu Thần Linh là ở chỗ những tín lý của Giáo Hội trở thành nguồn sữa mẹ cho những ai muốn lớn lên trong khôn ngoan. Tư cách Thân Mẫu Thần Linh là nơi mà chủ thuyết thần bí gặp thần học - trong trái tim của trái tim chúng ta.

Tư cách Thân Mẫu Thần Linh là nơi ở đó Thiên Chúa muốn những Kitô hữu gặp Chúa Kitô, người anh của mình. Tôi sẽ nhắc lại một lần nữa: adelphos nghĩa là “từ trong cùng một dạ”. Những gì làm thành tư cách người anh, đồng thời cũng là tư cách người mẹ. Đối với Đức Maria để ban Con của Người cho chúng ta là một điều hiển nhiên. Nhưng với Chúa Giêsu để ban Mẹ của Ngài cho chúng ta - những người đã đóng đinh Ngài và phạm tội phản nghịch Chúa Cha của Ngài - cái đó là một điều lớn lao vượt sức tưởng tượng! Sau khi ban Mẹ của Ngài cho chúng ta, chúng ta có thể tin chắc rằng, chẳng có lý do gì Ngài giữ lại nữa.

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!