Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
THÁNH CATHERINE THÀNH SIENA: ĐẶC SỦNG CHỮA LÀNH VÀ HỘ GIÁO
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TÁC PHẨM KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH - MẸ THIÊN CHÚA QUA LỜI CHÚA (CHƯƠNG 7)

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

Xin giới thiệu bản dịch tác phẩm KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH.

Đây là tác phẩm Thánh Mẫu được một giáo sư thần học viết. Ông trước đây là một mục sư Tin Lành, nên những dẫn chứng và toàn bộ tác phẩm có nền tảng Thánh Kinh rất vững vàng. Sách có thể dùng làm sách giáo khoa hay dùng trong những đề tài trao đổi Thánh Kinh và Thánh Mẫu.

Nguyên tác: Hail, Mary Queen; Tác giả: SCOTT HAHN là giảng sư thần học và Thánh Kinh tại Đại Học Phanxicô ở Steubenville, và gần đây được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chỉ định Khoa Trưởng Thần Học Thánh Kinh và Tuyên Ngôn Phụng Vụ tại Đại Chủng Viện Saint Vincent. Ông là tác giả của hơn một tá tác phẩm, bao gồm The Lamb’s Supper; Hail, Mary Queen; Swear to God; và Understanding the Scriptures. Tiến sỹ Hahn còn là người sáng lập và chủ tịch của the St. Paul Center for Biblical Theology, ở Steubenville, Ohio, cũng là nơi ông đang sống với vợ ông là Kimberly, và sáu người con của họ.

Tác phẩm gồm 8 chương ngoài lời tựa, lời giới thiệu, phụ bản và kê cứu. Đặc San GSVN sẽ hân hạnh phổ biến mỗi kỳ một chương.

 

 

CHƯƠNG 7

HỘI THÁNH CUỐI THỜI

AI BIẾN GIÁO HỘI

THÀNH NGƯỜI MẸ?

Qua Thánh Kinh, Tông Truyền, tín lý của Giáo Hội, chúng ta biết được về một người mẹ. Chúng ta biết Thánh Nữ Đồng Trinh Maria. Nhưng ở đây chúng ta cần phải nhận định rõ, Giáo Hội không đem chúng ta về với Đức Maria bằng Đức Maria đem chúng ta về với Giáo Hội. Nói một cách đầy đủ hơn, vì là Mẹ của Giáo Hội, Người đã ban cho chúng ta Con Thiên Chúa của Người qua Giáo Hội, và qua Giáo Hội, Người đem về cho Chúa Cứu Thế những anh chị em mới.

Nghiên cứu Phúc Âm cho chúng ta cái nhìn về Đức Maria như Evà Mới, người Mẹ của muôn sinh linh, Mẹ của gia đình giao ước của Thiên Chúa. Khoa phân tích còn cho chúng ta thấy Đức Maria như là Phúc Âm của Chúa Cứu Thế nữa. Thật ra, cao điểm của Sách Thánh, trong Khải Huyền, tân nương và người mẹ cũng được nhận diện là Giáo Hội nữa.

Khải Huyền cho chúng ta thấy mối liên kết nhiệm mầu giữa người phụ nữ đang lâm bồn sinh Chúa Kitô (và với anh em của Ngài) và Tân Nương của con Chiên, đã được vén màn ở tuyệt đỉnh của lịch sử. Người Mẹ, Tân Nương, và người phụ nữ là Đức Maria. Người Mẹ, Tân Nương, người phụ nữ là thánh đô của Giêrusalem mới: Giáo Hội.

 

Đức Mẹ Của Công Đồng

Nói rằng sự khám phá về Đức Maria của Giáo Hội là một huyền nhiệm, nhưng đó không có nghĩa là một ẩn dụ. Phân tích Thánh Kinh hơn là tìm sự đồng thuận về văn chương, vì Thánh Kinh vượt trội hơn văn chương. Thánh Kinh là lịch sử. Đúng vậy, khoa khảo sát Thánh Kinh cho biết Thánh Kinh ở trên lịch sử; đó là một lời tiên tri. Hơn thế nữa, nó còn hơn cả lời tiên tri, nó là thực thể. Và còn hơn một thực thể, nó là đời đời. Chính vì thế, khi chúng ta nói về Đức Maria như Mẹ của Giáo Hội và nhà kiến trúc của Giáo Hội, là chúng ta nói về một chân lý vĩnh cửu, một con người một cách hoàn toàn sống động, và một sự thật mà nó là căn bản của chương trình của Thiên Chúa đối với thế giới.

Giáo Hội đã thảo luận vấn đề này bằng một phương cách minh bạch qua những tài liệu của Công Đồng Vaticano II (1962-65). Mặc dù Công Đồng không đem lại một tài liệu đặc biệt, chủ yếu dành riêng về Đức Maria. Tuy nhiên, những tài liệu của Công Đồng một cách chung đã bao gồm nhiều giáo huấn về Đức Maria hơn bất cứ Công Đồng nào trong lịch sử của Giáo Hội. Trong thực tế, giáo thuyết về Đức Maria của Vaticano II đã trổi vượt hơn tất cả các Công Đồng trước cộng lại.

Một số học giả nói rằng tài liệu quan trọng nhất của Công Đồng là Ánh Sáng Muôn Dân (Lumen Gentium), hiến chế về Giáo Hội.  Chính trong giây phút quan trọng của Ánh Sáng Muôn Dân, mà các nghị phụ đã tuyên bố giáo huấn về Thánh Mẫu được các ngài chú trọng nhất. Phần kết thúc của tài liệu mang tựa đề “Rất Thánh Đồng Trinh Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong Mầu Nhiệm Đức Kitô và Giáo Hội”.

“Thánh Công Đồng” tuyên bố, “Khi trình bày giáo lý về Giáo Hội, nơi mà Chúa Cứu Thế đang thực hiện ơn cứu độ, Thánh Công Đồng chủ tâm làm sáng tỏ vai trò của Đức Trinh Nữ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể và Nhiệm Thể, cũng như nêu rõ bổn phận những ai được cứu chuộc đối với Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ Đức Kitô và Mẹ nhân loại, nhất là các tín hữu” (Ánh Sáng Muôn Dân 54).

Tiếp đến, tài liệu đòi hỏi một sự tranh luận tương tự như trong tác phẩm này, khám phá Đức Maria dưới ánh sáng của thần học, phân tích Thánh Kinh, tín lý, và cuối cùng là giáo hội học, khảo cứu thần học của Giáo Hội. Công Đồng đã thừa nhận hình ảnh phảng phất được phân tích trong Cựu Ước cũng như vài trò căn bản và số ít trong Tân Ước (số 55). Tuy nhiên, đỉnh điểm của cuộc tranh luận cuối cùng nằm trong một khảo cứu về vai trò tiếp nối của Đức Maria trong đời sống của Giáo Hội.

 

Tư Cách Là Mẹ và Là Chi Thể

Đức Maria liên quan với Giáo Hội như thế nào?

“Người là Mẹ các chi thể của Chúa Cứu Thế… hợp nhất với đức ái mà các Kiô hữu được sinh ra trong Giáo Hội, họ là những chi thể của chiếc Đầu này” (Ánh Sáng Muôn Dân 53, trích Th. Augustinô).

“Thánh Nữ Đồng Trinh … kết hợp mật thiết với Giáo Hội” (số 63).

“Người là thành phần siêu việt và duy nhất của Giáo Hội” (số 53).

 Người là “mẫu gương tuyệt vời và đặc trưng trong Đức Tin và Đức Mến” của Giáo Hội (số 53).

“Giáo Hội Công Giáo được dạy dỗ bởi Chúa Thánh Thần, để tôn kính Mẹ như một người Mẹ đáng yêu nhất với tâm tình của đạo làm con và với lòng hiếu thảo” (số 53).

Đức Maria, cũng là mẹ của gia đình Thiên Chúa. Người là mẫu gương cho gia đình này, và Người tham dự một cách tích cực trong việc “sinh sản và giáo dục” các con cái” (số 63). Là một người Mẹ, Người còn là một thành viên trong gia đình này và cùng với Chúa Cha, Mẹ đem lại cho gia đình hình ảnh riêng biệt của nó.

Giáo Hội cũng là người mẹ nữa - nhưng đây là một chức vụ trong mối liên kết Giáo Hội với Chúa Kitô và Đức Maria. Giáo Hội, căn cứ vào mối dây mật thiết liên kết của mình với Đức Maria, có đầy đủ đặc tính của một người mẹ bao lâu Giáo Hội bắt chước, và tôn kính thiên chức người mẹ đồng trinh của Đức Maria.  

“Thực vậy, Giáo Hội suy ngắm sự thánh thiện tiềm ẩn của Người, đức ái của Người và sự hoàn tất một cách tin tưởng thánh ý Chúa Cha, qua việc đón nhận Lời của Thiên Chúa trong Đức Tin để chính mình trở thành một người mẹ.” Giáo Hội, như Đức Maria, cũng là Nữ Đồng Trinh, đón nhận và bảo vệ Đức Tin đã được ban cho bởi Chúa Giêsu, Hôn Phu của mình. “Bắt chước Mẹ của Chúa mình, và với quyền năng của Chúa Thánh Thần, [Giáo Hội] gìn giữ sự tinh tuyền, trinh khôi một Đức Tin nguyên vẹn, một Đức Cậy vững vàng, và một Đức Mến chân thực” (số 64).

 

Tia Sáng Vinh Quang

Những nhà thần học nghĩ gì khi họ nói về Đức Maria như một khuôn mẫu? Nhìn vấn đề một cách đơn giản, đó là vì Người là một mẫu mực đầy đủ vẹn toàn (x. Giáo Lý Công Giáo. số 967,972).

Như chúng ta đã đọc qua trong tác phẩm này, những hình ảnh của Cựu Ước đã tiên báo những thực tại của Tân Ước. Nhưng những thực tại Tân Ước, thực ra, lại nói trước về những vinh quang thiên quốc. Vì thế mà tại sao sách Khải Huyền lại là một cuốn sách quan trọng, hàm chứa của Phúc Âm. Nó liên quan đến tình trạng đầy tràn viên mãn của tất cả những mẫu mực trần thế. Nó chiếu tỏa vinh quang mà Thiên Chúa chiếu tới trong lịch sử và mọi loài thụ tạo.

Đức Maria là hình ảnh trung tâm của sách Khải Huyền bởi vì - được đưa về trời, ở đó Người ngự trị - Đức Maria giờ đây là sự viên mãn và một thực thể mà Giáo Hội tự mình chỉ là một hình ảnh. Giáo Hội là Trinh Nữ và là Mẹ, Hiền Thê của Đức Kitô, Giêrusalem Thiên Quốc, thành rộng lớn và là Thành của Thiên Chúa. Giáo Hội là khuôn mẫu thiên quốc. Giáo Hội - gồm tất cả chúng ta - phải phấn đấu đạt được những thực tại mầu nhiệm trong suốt mọi ngày trên dương thế.

Đây là những gì Công Đồng nhắn nhủ:

“Tuy nhiên, nếu như Giáo Hội đã đạt tới sự toàn thiện trong Đức Trinh Nữ diễm phúc, nhờ đó không còn vết nhơ hay nếp nhăn, thì các Kitô hữu vẫn còn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi để được tăng trưởng trong đời sống thánh thiện; vì thế, họ ngước mắt lên Đức Maria là mẫu gương nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn những người được chọn… Khi tìm kiếm vinh quang Đức Kitô, Giáo Hội càng ngày càng nên giống khuôn mẫu cao cả của mình hơn, liên lỷ tiến tới trong niềm tin, cậy, mến, tìm kiếm và vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi sự” (Ánh Sáng Muôn Dân 65).

Nỗ lực của chúng ta vừa có tính cách cá nhân nhưng cũng vừa tập thể. Là thành phần của gia đình Giáo Hội, chúng ta buộc phải quan tâm tới những thành phần khác, và tìm cách đem nhiều người về với gia đình. Công Đồng Vaticanô II một lần nữa đề cao Đức Maria như một mẫu gương của hoạt động tông đồ - mẫu gương của hoạt động kiếm tìm Kitô hữu của chúng ta.

Thật ra, những khả năng của chúng ta cho việc phúc-âm-hóa phải có sự tham dự của Đức Maria.  Phúc-âm-hóa nên bắt đầu bằng lời cầu xin với Đức Maria, và nó phải được lan tỏa với giáo lý và lòng sùng kính Đức Maria. Vì phúc-âm-hóa tất cả chỉ là xây dựng một gia đình, và không ai có thể thuộc về gia đình mà không kính trọng người mẹ của gia đình. Hơn nữa, như Công Đồng Vaticanô II đã chỉ cho thấy, Đức Maria giữ vai trò giáo dục trong việc tăng trưởng sự thánh thiện cho các con cái của Người.

Tuy nhiên, có bao nhiêu người, ngay cả trong số những người được kể là anh em của Đức Kitô không biết họ là con của Đức Maria?

 

Bất Lợi Cho Đại Kết?

Tất cả mang chúng ta đến những câu hỏi gây tranh cãi, đó là phải chăng Giáo Lý Công Giáo về Đức Maria là điều có thể tạo bất hòa cho sự hiệp nhất của Kitô giáo. Một số người - ngay cả một số thần học gia - cũng nói rằng chúng ta nên coi nhẹ những điều tin tưởng của mình về Đức Maria để đến gần với các giáo phái Tin Lành. Đó cũng có nghĩa là từ chối những điều tin tưởng ấy.

Tuy nhiên, làm như vậy phải chăng đem lại hậu quả trái ngược. Thần học là một khoa học; những chủ đề của nó bao gồm những mầu nhiệm được mặc khải một cách thần linh. Qua nhiều thế kỷ, nhiều hạt giống giáo lý đã được gieo trồng bởi Chúa Kitô và các Tông Đồ đã nở thành các tín lý, như đã được định nghĩa bởi thẩm quyền của Giáo Hội. Bằng cách thức này, thần học đã được phát triển liên tục, giống như các khoa học khác.

Các nhà khoa học đưa ra công thức và trắc nghiệm nhiều lý thuyết. Một số trong đó được chứng minh với đầy đủ điều kiện để được gọi là định luật như định luật sức hút trái đất của Newton; số khác bị loại trừ như những giả thuyết không thể giải thích. Vì thế, những luật lệ trở thành những dấu hiệu của sự tiến bộ của khoa học. Một cách tương tự, định nghĩa của tín lý hành động như một dấu hiệu của sự tiến bộ thần học.

Tín điều, là tuyệt đỉnh của giáo lý, và giáo lý không gì hơn là những lời giảng dạy của Giáo Hội và sự rao truyền chân lý Phúc Âm, như Chúa Giêsu đã ban quyền và trao sứ vụ cho Giáo Hội thực hiện. Khi giáo hoàng chọn để tuyên bố một tín lý về Đức Maria, ngài hành động hơn là giảng dạy thế giới về một bài học giá trị của thần học. Ngài dùng đặc sủng Thiên Chúa ban để hoàn tất sứ vụ tông đồ mà giảng dạy Phúc Âm cho mọi dân tộc (x. Mt 28:18-20).

Qua dòng lịch sử của Giáo Hội, việc tuyên tín một tín điều đã khích lệ những năng lực tông đồ và thần học của một số bộ óc xuất sắc của Giáo Hội, một cách đặc biệt, khi việc tuyên tín đã trở nên nguyên nhân bàn cãi..Năm 1940, nhiều người Tin Lành bao gồm Max Thurian sau này của Taizé, Pháp, đã phản đối một cách kịch liệt sau khi nghe tin đồn rằng Đức Giáo Hoàng Piô XII sẽ định tín tín điều Mẹ Lên Trời. Họ đã nêu lên câu hỏi: “Ở đâu trong Phúc Âm?” khi đưa ra những dự đoán khốc liệt về cái chết của sự hợp nhất Kitô Giáo.

Vâng, tín điều lên trời xảy ra cùng lúc trong buổi bình minh thời vàng son của việc hiệp nhất Kitô Giáo. Giờ đây, sau gần 50 năm, Giáo Hội Công Giáo có thể được diễn tả như cỗ máy của phong trào hiệp nhất, khi nhiều tổ chức của việc bảo vệ cũ đã mất đi sức nóng của nó.

Và một cách hết sức bất ngờ, Max Thurian, một linh mục Công Giáo đã chết nhằm ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời năm 1996.

Tiến đến hiệp nhất một cách thân thiện không giống như kết quả từ những nỗ lực của chúng ta. Hơn thế nữa, nó không phải là sự nhượng bộ của mỗi bên. “Ở đây nó không phải là một vấn nạn của việc sửa đổi Đức Tin được ký thác”, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết, “Thay đổi ý nghĩa của những tín lý, giới hạn những từ ngữ căn bản từ chúng, làm thích hợp sự thật với những ưu thế của một thời đại riêng… Sự hiệp nhất do ý muốn bởi Thiên Chúa có thể được đạt đến chỉ bởi sự tham dự của tất cả đối với nội dung của Đức Tin mặc khải trong toàn bộ của nó” (Ut Unum Sinct 18).    

Sự hợp nhất, do đó, đòi hỏi một ân sủng đặc biệt và Lời của Thiên Chúa, Đấng hành động nhân danh gia đình của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta không nên kỳ vọng Ngài hành động riêng lẻ, nhưng qua người Mẹ mà Ngài đã ban cho chúng ta để làm gương và là nguồn -  khuôn mẫu - sự hợp nhất gia đình.

 

Và Chung Cuộc

Bất cứ những gì không đồng ý giữa chúng ta ở đây, chỉ là những vấn đề thuộc gia đình hơn là những đề tài chính trị. Thật ra, chúng ta tất cả cần phải loại bỏ cám dỗ nhằm giản thiểu những vấn nạn đó đối với cái nhìn thuộc những nhà chính trị tôn giáo, những buổi tranh luận có tính cách hộ giáo, hoặc để trả lời cho những khác biệt chính đáng của chúng ta bằng những nguyên nhân bài bác. Thật là một sai lầm biết bao nếu nỗ lực đạt được sau vinh quang của Đức Maria lại có thể bất kính đối với Người.

Mặc dù tôi không ngây thơ về những vấn đề hiệp nhất, tôi vẫn hy vọng, nhưng chỉ duy vì đó là ước muốn của Chúa Cha tuôn đổ quyền năng vô biên của Ngài để hiệp nhất tất cả mọi con cái của mình chung quanh Con của Ngài và “người Mẹ chung của chúng ta” (Mẹ Đấng Cứu Chuộc 25).

Sau cùng, đó là những gì chúng ta học được từ khoa phân tích Thánh Kinh của Phúc Âm, được chiếu tỏa bởi tín lý của Giáo Hội. Sự thật vĩnh viễn đã được nói tiên tri - liên quan đến điều mà lịch sử nhân loại đã đi qua khi kết thúc bi kịch của nó - cách diễn tả vũ trụ, nhân loại, con người của Thiên Chúa đã thực hiện trong Đức Maria, biến Người là hiền thê của Giáo Hội, làm cho người thành Mẹ Giáo Hội, đặt Người làm khuôn mẫu của Giáo Hội, bao gồm tất cả chúng ta.

 

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!