Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
THÁNH TÂM LÀ THÁNH THỂ
ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN
NHỚ VỀ NGƯỜI CHA NHÂN NGÀY HIỀN PHỤ
MỘT THIÊN CHÚA BA NGÔI
VENI CREATOR SPIRITUS
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ LÀ KẺ TÀN BẠO?
XIN CHO ĐƯỢC ÁI MỘ NHỮNG SỰ TRÊN TRỜI
CHA MẸ LÀM GÌ KHI CON BỎ NHÀ ĐI HOANG
BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ CHÚA ĐẾN THĂM!
GIA ĐÌNH ĐẠO ĐỨC LÀ VƯỜN ƯƠM ƠN THIÊN TRIỆU
ĐỨC LEO XIV, VỊ GIÁO HOÀNG “HƯỚNG NGOẠI”, “THỰC TẾ” VÀ “RẤT QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI NGHÈO”
TƯƠI ĐẸP THAY THÁNG ĐỨC MẸ
CHA NUÔI ĐẤNG CỨU THẾ LÀ BÁC THỢ MỘC
EMMAUS, CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THÁNH THỂ
NHÂN LOẠI HÔM NAY CẦN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
VỌNG PHỤC SINH - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
SỰ PHẢN BỘI CỦA PHÊRÔ VÀ GIUĐA ISCARIOT
VẺ ĐẸP NHÂN ĐỨC CỦA ĐỨC MARIA VÀ THẬP GIÁ
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH - Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ THIÊN CHÚA
CHA ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC!
TÔI COI TẤT CẢ NHƯ RÁC RƯỞI ĐỂ ĐƯỢC ĐỨC KITÔ
TÔI PHẢI VỀ CÙNG CHA TÔI
TÔI ĐÃ GẶP NGÀI TRÊN HÈ PHỐ
500 NĂM ÁNH SÁNG TIN MỪNG QUA CÁI NHÌN PHÚC ÂM HÓA
NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA, PHONG TỤC TẾT NGUYÊN ĐÁN
ĐỒNG THUẬN VÀ ĐỒNG TRÁCH NHIỆM GIỮA CHA MẸ TRONG CÁCH GIÁO DỤC CON CÁI
NHỮNG NGƯỜI CHƯA CHỊU PHÉP RỬA CÓ ĐƯỢC VÀO THIÊN ĐÀNG KHÔNG?
CHÚA TỎ MÌNH CHO DÂN NGOẠI
HẬU QUẢ CỦA VIỆC “ÔNG ĂN CHẢ, BÀ ĂN NEM”
ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA
NỖI ĐAU MẤT CHÚA VÀ NIỀM VUI TÌM LẠI NGÀI
SINH NHẬT ĐẤNG CỨU ĐỘ
MỪNG CHÚA GIÁNG TRẦN
MÙA VỌNG THÁNH THỂ
BÊN MÁNG CỎ
TRỜI CAO HÃY ĐỔ SƯƠNG XUỐNG, MÂY ƠI HÃY MƯA VỊ CỨU TINH
HÃY ĐẾN TRƯỚC TÔN NHAN NGÀI VÀ DÂNG LỜI TẠ ƠN
LỜI NGUYỆN TẠ ƠN
CHÚA LÀ VUA KHẮP CÕI TRẦN GIAN
ẢNH HƯỞNG THÁNH GIUSE TRONG CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU


Trần Mỹ Duyệt 

 

Con cái khi nhìn vào đời sống của cha mẹ, thông thường chúng sẽ bắt chước và phản ảnh qua hành động sau này khi khôn lớn. Điều này xảy ra thường xuyên trong bất cứ chuyện lớn, chuyện nhỏ, và ai trong chúng ta cũng đều có kinh nghiệm này trong cuộc sống.   

Vậy câu hỏi được nêu lên là: Trong những việc mà Chúa Giêsu làm hay những lời Ngài nói, có gì phản ảnh từ những việc mà Thánh Giuse đã nói và đã làm hay không?  

Nhân dịp Năm Thánh Giuse, chúng ta thử tìm hiểu trong Thánh Kinh xem ở đó Chúa Giêsu có thể hiện điều gì phản ảnh từ việc mô phỏng cuộc đời của Thánh Giuse? Việc làm này sẽ dẫn chúng ta đến gần hơn với Chúa Giêsu và Thánh Giuse.

Tổ Phụ Giuse trong Cựu Ước được xem như “mẫu mực” của Thánh Giuse, như truyền thống Giáo Hội đã tin, và như các Giáo Hoàng đã dạy. Thí dụ, Đức Leo XIII trong thông điệp Quamquam Pluries:

Giuse trong thời xa xưa, con của tổ phụ Giacob, là hình ảnh của Thánh Giuse… là Giuse đầu tiên đã đạt được sự tin tưởng và hài lòng của chủ mình … qua việc điều hành của Giuse mà ông trở nên giầu có và phúc lợi … (vẫn quan trọng hơn) ngài cai quản trên vương quốc với quyền uy rộng lớn, và, trong khi mùa màng bị hạn hán, ngài đã cấp phát nhu cầu cho dân Ai Cập với sự khôn ngoan khiến nhà vua đã phong cho ngài danh hiệu “Vị cứu tinh thế giới.” Nhờ vậy mà chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh mới trong vị tổ phụ xưa.     

Thánh Giuse ở Nazareth không cai quản một gia đình giầu có, danh giá, mặc dù thế, ngài vẫn được ca ngợi và tôn vinh về hành động của ngài. Điều mà Chúa chúng ta khi còn là một trẻ em đã ghi nhận, rồi, để tôn vinh khi Ngài đã thành nhân, bằng hành động mô phỏng những gì Thánh Giuse đã làm.   

Hành động đầu tiên của Chúa Giêsu có bóng dáng của Thánh Giuse là đời sống cầu nguyện của Ngài. Trong sự kết hiệp giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha trên trời, Ngài không làm gì ngọai trừ nhìn thấy Cha trên trời đã làm (Gioan 5:19).  

Thông thường, con cái học biết cầu nguyện từ cha mẹ - nhưng trong gia đình - là từ người cha, người mà hằng ngày vẫn hướng dẫn việc cầu nguyện. Phải chăng đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu phản ảnh những buổi cầu nguyện trong gia đình Thánh Gia được hướng dẫn bởi Thánh Giuse? 

Tiếp đến tại Tiệc Cưới Cana, thánh Gioan ghi một cách rõ ràng là Đức Maria được mời, và Chúa Giêsu cùng các môn đệ của Ngài cũng tham dự cùng với Mẹ (Gioan 2:1-2). Điều này có lý để chúng ta nghĩ rằng Thánh Giuse lúc đó đã qua đời và Chúa Giêsu thay cho ngài đồng hành với mẹ mình. Dĩ nhiên, trong bữa tiệc Ngài cũng hành động “nhân danh” Giuse, dưỡng phụ của mình.     

Việc Ngài quan tâm đối với đôi tân hôn được thể hiện khi biến 800 chai nước lã thành rượu ngon, xem giống hệt như những gì mà Tổ Phụ đã làm. Nó có thể được cho là phản ảnh đầu tiên rõ ràng nhất của Thánh Giuse qua những việc làm của Chúa Giêsu. Nó giúp chúng ta hiểu rằng sinh tiền Thánh Giuse là người luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp lúc gian nan, khốn khó. Và đó cũng là lý do, Thánh Giuse được đặt làm Quan Thày Giáo Hội.

Sau cùng là những lời mà Chúa Giêsu đã nói trên thánh giá. Chắc chắn những lời này có ảnh hưởng tới những gì Thánh Giuse đã làm trước lúc lâm chung. Phải chăng những lời trên thánh giá, khi trối Đức Mẹ cho Gioan: “Đây là mẹ con”, và với Đức Maria khi trao Gioan cho Mẹ: “Đây là con bà.” (Jn 19:26-27) Chúa Giêsu cũng mô phỏng việc mà Thánh Giuse đã làm?

Các Giáo Phụ cho rằng đó là một trong động thái quan tâm, lo lắng cho mẹ của mình của Chúa Giêsu. Nhưng không thể nói rằng Chúa Giêsu không phản ảnh một lời trăn trối trước đó. Khi Giuse qua đời, chắc chắn ngài cũng trao Chúa Giêsu cho Đức Maria, và Đức Maria cho Chúa Giêsu. Một việc làm không chỉ là sự đòi buộc, nhưng để khẳng định rằng, cả hai “săn sóc cho nhau”.  Chúa Giêsu đã có hình ảnh này trong đầu mình, và muốn bắt chước người cha quá cố của mình trong giờ hấp hối.

Nhưng có thể nào Đức Maria đã phản ảnh Thánh Giuse, một câu hỏi cũng liên quan đến đời sống của Thánh Giuse?

Đức Maria ví như mặt trăng, Chúa Giêsu là mặt trời công chính, và Thánh Giuse như trái đất. Mặt trăng phản ảnh ánh sáng mặt trời, và cũng quay quanh trái đất. Trong bầu trời thánh đức này cả ba đều ảnh hưởng và thu hút lẫn nhau. Lời Mẹ Maria nói với trẻ Giêsu khi tìm thấy trong Đền Thờ: “Này con, sao con làm thế cho chúng ta? Con không biết cha con và mẹ đang đau khổ tìm con sao?” (Luca 2:48) đã nói lên sự chia sẻ và cảm thông giữa Đức Maria và Thánh Giuse.

Tóm lại, nếu muốn biết về Thánh Giuse hơn, thì nơi mà chúng ta cần tìm đến là Chúa Con trong sự hiện diện của Đức Maria.

Và nếu Chúa Giêsu, Mẹ Maria còn bị thu hút và chịu ảnh hưởng bởi Thánh Giuse, thì tại sao chúng ta không đến với Ngài, học nơi Ngài, và xin Ngài cầu bầu cho chúng ta: “Ite ad Joseph”.     

 

Lễ kính Thánh Giuse

19 tháng 3 năm 2021

 

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!