Huấn từ
của Đức Bênêđíctô khi thăm viếng mục vụ Khăn Liệm Turin 2010
Trần Mỹ
Duyệt chuyển ngữ và đặt tiêu đề
Anh chị
em thân mến: Đây là thời khắc mà tôi đã hằng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn
Liệm Thánh trong nhiều cơ hội khác nhau, nhưng lúc này tôi đang cảm nghiệm về
nó qua cuộc Hành Hương này và giây phút này bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì những năm vừa qua đã cho tôi cảm xúc
nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này; có lẽ và tôi có thể
nói trên tất cả bởi vì tôi ở đây giờ này như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang
trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.
Người
ta có thể nói rằng Khăn Liệm là một Hình Ảnh của mầu nhiệm này, Hình Ảnh của Thứ
Bẩy Tuần Thánh. Thật ra, nó là một tấm khăn liệm được dùng liệm xác của một người
đã bị đóng đinh, như cách thức mà những gì các Phúc Âm đã nói với chúng ta về
Chúa Giêsu.
Thứ Bẩy
Tuần Thánh là ngày khi Thiên Chúa tiếp tục dấu kín, chúng ta đã đọc trong một
bài giảng xưa: “Chuyện gì đã xảy ra? Hôm nay trái đất bị bao phủ trong sự yên
thinh lặng hoàn toàn, yên lặng sâu thẳm và lặng thinh, yên lặng sâu xa bởi vì
Hoàng Đế đang ngủ… Thiên Chúa đã chết trong thân xác, và đã xuống để đánh thức
vương quốc của sự chết.” (Ancient Homily on Holy Saturday, PG 43, 439).)
Trong
Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Giêsu đã “bị đóng đinh thời
Philatô, đã chết, và đã được mai táng. Ngài đã chỗi dậy từ cõi chết. Ngày thứ
ba, Ngài đã sống lại.”
Thưa
anh chị em, trong thời đại của chúng ta, một cách đặc biệt, sau khi đã sống qua
thế kỷ vừa qua, nhân loại đã trở thành mẫn cảm cảm một cách riêng biệt đối với
mầu nhiệm của Thức Bảy Tuần Thánh. Sự dấu kín của Thiên Chúa là một phần của hiện
tại thuộc tinh thần của con người, liên quan đến sự hiện hữu phần lớn của thượng
tầng trí thức, giống như một khoảng trống trong trái tim mà nó tiếp tục phát
triển mỗi ngày một rộng lớn hơn.
Cuối thế
kỷ thứ 19, Nietzsche đã viết: “Thiên Chúa đã chết! Và chúng ta đã giết Ngài!”
Câu nói nổi tiếng này rõ ràng đã lấy hệt giống một cách văn chương từ truyền thống
Kitô giáo. Chúng ta đã thường nhắc lại nó trong Đường Thánh Giá, có lẽ không
hoàn toàn hiểu về những gì chúng đã đã đọc.
Sau
hai Thế Chiến, the lagers and the gulags, Hiroshima và Nagasaki, Thứ Bảy Tuần
Thánh đã trở nên một cách tăng ở kỷ nguyên của chúng ta: sự tối tăm của ngày
này thách đố tất cả những người đang hoang mang về cuộc sống, và nó đặc biệt
thách thức chúng ta là những người có đức tin. Cả chúng ta nữa, cũng có những vấn
đề để đối phó với sự tối tăm này.
Tuy
nhiên, Sự Chết của Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu thành Nazareth đã có một nhãn
quan trái ngược, một cách hoàn toàn tích cực, một nguồn hy vọng và an ủi. Và điều
này nhắc nhở tôi về một sự thật rằng Khăn Liệm Thánh hành động như một tài liệu
“photographic”, với cả hai chiều một “tiêu cực” và một “tích cực”. Và thực tế,
đây là những gì như nó là: sự tối tăm nhất của mầu nhiệm đức tin cùng lúc với dấu
hiệu của ánh sáng huy hoàng nhất của hy vọng không bao giờ cùng tận.
Thứ Bẩy
Tuần Thánh là một “no man’s land” giữa sự Chết và sự Phục Sinh, nhưng “no man’s
land” đã được bước vào bởi Một Người, chỉ duy Một Người, Ngài đã đi qua nó với
những dấu hiệu của Cuộc Thương Khó của Ngài nhân danh con người: Passio
Christi. Passio hominis. [“Passion of Christ. Passion of man.”]
Và tấm
Khăn Liệm nói với chúng ta một cách rõ ràng về giây phút này được chứng minh một
cách chính xác đối với một khoảng cách duy nhất và không bao giờ lập lại trong
lịch sử nhân loại và vũ trụ trong đó Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô, không
chỉ chia sẻ cái chết của chúng ta, nhưng còn tiếp tục trong cái chết bằng sự
hòa kết hiệp căn bản nhất.
*
Trong
“time-beyond-time” này, Chúa Giêsu Kitô “descended to the dead.” Những chữ này mang nghĩa gì? Chúng có nghĩa
là Thiên Chúa, đã tự hạ Chính Mình thành con người, đạt đến điểm của việc bước
vào sự quạnh hiu toàn diện nhất của con người, nơi mà không chỉ ánh sáng của
tình yêu vào được, nơi mà toàn bộ sự băng hoại ngự trị mà không có từ ngữ nào
hơn: “hỏa ngục”.
Chúa
Giêsu Kitô, nhờ ở lại trong sự chết, đã đi qua cửa của cao điểm quạnh hưu để dẫn
chúng ta nữa vượt qua nó cùng với Ngài. Chúng ta tất cả, ở một điểm nào đó, cảm
thấy cảm giác sợ hãi của quên lãng, và đó là những gì chúng ta sợ hãi nhất về
cái chết, hệt như khi chúng ta là những đứa trẻ, chúng ta sợ bị cô đơn trong
bóng tối, và chỉ có thể được bảo đảm bởi sự diện diện của người yêu thương
chúng ta.
Đúng vậy,
điều này đã xảy ra một cách chính xác vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh: tiếng của
Thiên Chúa đã vang lên trong vương quốc sự chết. Điều không thể tưởng tượng đã
xảy ra: Nó là, Tình Yêu đã xuyên qua “hỏa ngục”. Ngay cả trong sự tối tăm rùng
rợn nhất của tận cùng nỗi cô đơn của con người, chúng ta có thể nghe tiếng gọi
chúng ta và tìm ra, nắm lấy bàn tay chúng ta và dẫn chúng ta ra khỏi đó.
Con
người sống vì chúng ta được yêu và có thể yêu; và nếu tình yêu xuyên qua vương
quốc sự chết, thì sự sống cũng có thể vươn tới đó. Trong thời khắc cực kỳ cô quạnh,
chúng ta sẽ không bao giờ bị cô đơn: Passio Christi. Passio hominis.
Đây là
mầu nhiệm của Thứ Bẩy Tuần Thánh! Thật sự từ đó, từ bóng tối của Sự Chết của
Con Thiên Chúa, ánh sáng của hy vọng mới đã chiếu tỏa: ánh sáng của Phục Sinh.
Và nó xem như đối với tôi rằng, nhìn ngắm Khăn thánh này qua cặp mắt đức tin,
người ta có thể nhận thức một cái gì đó của ánh sáng này.
Một
cách hiệu quả, Khăn Liệm đã được nhận chìm trong bóng tối mênh mông cùng một
lúc chiếu sáng rạng ngời; và tôi nghĩ rằng nếu hàng ngàn và hàng ngàn người đến
tôn kính nó, không kể đến những người đã chiêm niệm nó qua những hình ảnh, là bởi
vì họ nhìn trong đó không chỉ có bóng tối, nhưng còn có ánh sáng; không duy chỉ
đánh bại sự sống và tình yêu, nhưng hơn nữa là chiến thắng, chiến thắng của sự
sống trên sự chết, của tình yêu trên hận thù.
Họ thực
sự nhìn sự chết của Chúa Giêsu, nhưng họ cũng nhìn thấy sự Phục Sinh của Ngài;
trong cận kề sự chết, sự sống giờ đây rực rỡ, vì tình yêu ngự trị trong nó. Đây
là sức mạnh của Khăn Liệm: từ khuôn mặt của “Man of Sorrows” này, Ngài đã mang
theo mình khát vọng của con người qua mọi thời đại và mọi nơi, khát vọng của
chúng ta nữa, những đau khổ của chúng ta, những khó khăn của chúng ta và tội lỗi
của chúng ta từ khuôn mặt Ngài một sự vinh quang cao cả chiếu soi, một quyền
năng vô biên mang hai sự thật trái chiều.
Khuôn
mặt này, tay và chân này, cạnh sườn này, toàn thân này nói lên. Nó là tiếng nói
tự nó chúng ta có thể nghe thấy trong thinh lặng. Khăn Liệm nói thế nào? Nó nói
bằng máu, và máu là sự sống! Khăn Liệm là một Dấu Hiệu bằng máu, máu của một
người đã bị đánh đòn, đội mão gai, chịu đóng đinh, và cạnh sườn bị đâm thâu.
Hình ảnh
in trên Khăn Liệm là hình ảnh của một người chết, nhưng máu đó nói về sự sống của
Ngài… Máu đó và nước nói về sự sống. Nó giống một dòng suối im lìm chảy trong
thinh lặng, và chúng ta có thể nghe được, chúng ta có thể lắng nghe nó trong
thinh lặng của Thứ Bảy Tuần Thánh.
Anh chị
em thân mến, chúng ta hãy luôn luôn ca tụng Chúa vì sự trung tín và tình thương
của Ngài. Khi chúng ta rời khỏi nơi thánh này, ước gì chúng ta đem theo vào cặp
mắt chúng ta hình ảnh của Khăn Liệm. Chớ gì chúng ta mang trong tim mình lời
yêu thương và ngợi khen Thiên Chúa bằng cuộc sống đầy đức tin, hy vọng, và bác
ái.
Cám ơn
anh chị em.