Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON EM KHI BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG
THÁNH GIUSE THỢ (Lễ Kính 1 tháng 5)
CON NHÌN CHÚA. CHÚA NHÌN CON
THÁNH SỬ MARCÔ (Riêng tặng bạn thân, bác sỹ Marcô Lương Huỳnh Ngân)
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH (Bài giảng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thánh Lễ Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa đầu tiên năm 2001)
NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS
MẦU NHIỆM PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM (Suy niệm của Đức Bênêđíctô XVI CN 5 Phục Sinh, 2 tháng Năm 2010)
SỢ HÃI KHI CON THUYỀN PHÊRÔ GẶP SÓNG GIÓ!
SINH CON. NUÔI CON. DẠY CON
GÓC TỐI CỦA NHỮNG ỨNG DỤNG HẸN HÒ TRÊN MẠNG
NGƯỜI CHA DÙ CÓ NHẮM MẮT NHƯNG ÔNG VẪN KHÔNG CHẾT! (Ứng dụng Tâm Lý Giáo Dục)
GIA ĐÌNH TRONG Ý NGHĨA THÁNH GIA NAZARETH
ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ GIÁNG SINH 2022 CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ (Vatican City, Dec 24, 2022 / 13:00 pm)
“CON LÀ CON CHA, HÔM NAY CHA ĐÃ SINH RA CON”
HÀI ĐỒNG GIÊSU SINH RA Ở ĐÂU?
NGÔI SAO VÔ NHIỄM TRÊN BẦU TRỜI MÙA VỌNG
“Hãy tỉnh thức và sẵn sàng.”
CÒ CHA, CÒ ME, CÒ CON CÁY (Suy niệm Lễ Các Thánh)
CON CHƯA BAO GIỜ XIN CON CỦA MÌNH SỰ THA THỨ!
THEO ĐẠO VÀ CHÚA THƯỞNG PHẠT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHẾT
CHỤP LẠI NHỮNG TẤM HÌNH CỦA SATAN
“HÃY ĐI KHẮP THẾ GIỚI VÀ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO MUÔN DÂN.”
TÔI KHÔNG NHƯ THỨ NGƯỜI NÀY
ĐỜI TU VÀ TÌNH BẠN KHÁC PHÁI
LÒNG SÙNG KÍNH KINH MÂN CÔI
HƯƠNG KHÓI SATAN VÀ THỊ KIẾN CỦA ĐỨC LEO XIII
DỰ LUẬT CHO PHÉP GIẾT THAI NHI
MẸ SẦU BI DƯỚI CHÂN THÁNH GIÁ
THÁNH DANH MARIA (Lễ kính ngày 12 tháng 9)
“COME OUT” MANG Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ HIỆN NAY?
SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA
VĂN HÓA VONG THÂN VỀ GIỚI TÍNH, PHÁI TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI
THÁNH MONICA DẠY CHÚNG TA VỀ GIÁ TRỊ CỦA CẦU NGUYỆN
NỮ VƯƠNG CAO SANG
MỘT ĐIỀM LẠ XUẤT HIỆN TRÊN TRỜI
THA BAO NHIÊU? THA CHO AI?
“HỠI ĐOÀN CHIÊN NHỎ BÉ, ĐỪNG SỢ”
VÂNG LỜI NHƯ BỘ XƯƠNG KHÔ
CHẠNH LÒNG THƯƠNG!
NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.     

Họ là ai? Câu chuyện của họ có liên quan gì đến chúng ta hôm nay? Và chúng ta có thể học hỏi được gì từ câu chuyện này?

Con đường dài chừng mười cây số (7 dặm) giữa Giêrusalem và Emmaus hôm ấy có ba bộ hành cùng đi bên nhau. Trong một chú giải Kinh Thánh thì Cleopas, người được nêu tên trong bài tường thuật cũng có tên khác là Clopas. Ngoài ra, ông còn được biết đến với tên là Alphaeus. Ông là người mà cả truyền thống Công Giáo và Chính Thống Giáo tin là em trai của Thánh Giuse, bạn trăm năm của Đức Maria, và dưỡng phụ của Chúa Giêsu. Vợ ông tên là Maria, người đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu cùng với Mẹ của Ngài [1]. Có lẽ từ mối dây liên hệ gia đình, ruột thịt như vậy nên sự buồn bã, xót thương của hai người càng trở nên thấm thía. Ngoài ra, bởi vì họ là những người đặt nhiều tin tưởng, đi theo Đức Giêsu. Họ hy vọng với những lời giảng dậy, với uy tín và những phép lạ Ngài thực hiện, Đức Giêsu có thể giải thoát Israel khỏi ách nô lệ của người La Mã, thiết lập triều đại huy hoàng cho dân tộc Israel. Và biết đâu, trong cái triều đại huy hoàng ấy, họ cũng có một chút địa vị. Nhưng rồi, Giêsu đã bị bắt, và bị giết: “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi” (21).

Và Chúa Giêsu đã không để cho những người thân yêu của mình phải rơi vào tuyệt vọng. Ngài đã kịp thời giải thoát những suy tư, những ước vọng tiêu cực, trần thế của họ bằng một cuộc trò chuyện rất tự nhiên và đầy hứng thú. Ngài, người lữ hành cô đơn đã nhập bọn với họ, và bắt đầu câu chuyện bằng cách hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ?” (17). Thế là câu chuyện được mở ra giữa ba người liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp cũng như cái chết, và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Nhưng trong suy nghĩ của hai người, thì những thứ đó bây giờ coi như viễn vông, không có gì làm bằng chứng cả. Kết quả trước mắt chính là việc họ đang trở về làng cũ để sống với nghề nghiệp và cuộc sống như trước.

Thật ra những gì hai người đã nhận xét về biến cố vừa qua đều đúng dưới cái nhìn thực tế và con người, nhưng câu truyện của đằng sau những biến cố này là những gì họ không biết, hoặc nói theo từ ngữ của Chúa lúc bấy giờ thì: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (25-26)

Điểm mấu chốt ở đây là hai người không mặc cảm về sự yếu kém Thánh Kinh của mình, nên đã lắng nghe chăm chú. Còn người khách lạ cũng không cảm thấy bị xúc phạm vì sự hiểu lầm của hai người bạn đồng hành. Một mối tình thân thiết đã triển nở: “Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn” (28-29). Chúa Giêsu đã nhận lời ở lại với họ, nhờ đó họ đã nhận ra người khách lạ suốt hành trình trước đó là ai, và đã phản ứng một cách mạnh mẽ: “Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp gỡ Nhóm Mười Một… thuật lại những gì đã xảy ra trên đường và việc đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh” (24: 33, 35).  

Cuộc đời của mỗi chúng ta cũng phản ảnh hay đúng ra là mô phỏng hành trình Emmaus. Nhiều lần và có lẽ rất nhiều lần chúng ta đã gặp phải những buồn phiền, chán nản và thất vọng. Không phải đối với những chuyện thuộc về thế giới vật chất, mà ngay cả những chuyện thuộc về lãnh vực tâm linh. Trong những hoàn cảnh như thế, chúng ta quên rằng bên chúng ta đang có Chúa, và đã thất vọng vì không nhận ra Ngài.  

Trở lại bối cảnh của hai người bộ hành hôm đó, ngoài Cleopas ra, còn người kia là ai? Tại sao thánh ký không nhắc đến tên của người này, phải chăng đó là một ẩn ý? Theo một chú giải về trình thuật này, thì người không được nhắc tên đó là Maria vợ của ông. Như vậy, trên hành trình cuộc sống, bên ta luôn có một người mà người đó có thể là vợ ta, và đặc biệt là bạn, người thầy, và là Chúa của ta. Cũng có thể, người không tên kia là chính mỗi người chúng ta trong tương quan với người khác. 

Vậy trong những biến cố của cuộc đời, khi đối mặt với những thử thách, chúng ta cần mở rộng lòng mình để đón nhận thánh ý của Thiên Chúa, và để cho Chúa soi dọi hướng dẫn cuộc đời mình. Phần chúng ta, hãy là người khách lạ không tên khi đi bên nhau.

___________

 

1.  Archdiocese of Indianapolis

https://www.archindy.org › criterion › local › reflection

Who were those disciples on the road to Emmaus?

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!