LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG VATICAN - CHÚA NHẬT, 1 THÁNG 1 NĂM 2012
Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ
Anh chị em thân mến!
Trong ngày đầu của một
năm, phụng vụ vang vọng trong Giáo Hội trên khắp thế giới với lời chúc phúc của
các tư tế xưa mà chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất hôm nay: “Xin Chúa chúc
lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương
xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con” (Dân Số 6:24-26).
Lời chúc lành này được tín thác bởi Thiên Chúa qua Maisen, đến Aaron và các con
trai ông. Họ là những tư tế trong dân Israel. Nó là lời chúc phúc tràn đầy gấp
ba với ánh sáng, vinh quang do việc lập lại thánh danh Thiên Chúa, là Chúa, và từ
biểu tượng của thánh nhan Ngài. Thật ra, để được chúc phúc, chúng ta phải đứng
trước sự hiện diện của Thiên Chúa, mang lấy Danh Ngài trên chúng ta, và tiếp
tục được bao phủ trong ánh sáng phát xuất từ Thánh Nhan Ngài, trong một không
gian chiếu sáng bởi cái nhìn của Ngài, tỏa lan ân sủng và bình an.
Điều này cũng là kinh
nghiệm mà các mục đồng ở Bethlehem đã có, những người tái xuất hiện trong Tin
Mừng hôm nay. Họ đã có kinh nghiệm của việc đứng trước sự hiện diện của Thiên
Chúa. Họ đã nhận lãnh phép lành của Ngài không phải trong đại sảnh của một lâu
đài sang trọng, trong sự hiện diện của một quân vương cao cả, nhưng trong một
túp lều, trước một “trẻ thơ nằm trong máng cỏ” (Lk 2:16). Từ trẻ
thơ này, một ánh sáng đã bừng lên, chiếu vào đêm tối, như chúng ta từng thấy
trong những bức vẽ diễn tả về Sinh Nhật của Đức Kitô. Từ đó, chính từ
Ngài mà phát sinh lời chúc phúc, từ Thánh Danh Ngài – Giêsu, có nghĩa là “Thiên
Chúa cứu chuộc” – và từ khuôn mặt nhân loại của Ngài, trong Thiên Chúa, Chúa
quyền năng trên trời, dưới đất, đã chọn để nhập thể, chiếu tỏa vinh quang của
Ngài dưới màn che của thân xác chúng ta, nhờ đó để bày tỏ một cách đầy đủ cho
chúng ta sự tốt lành của Ngài (cf. Tit 3:4) .
Người đầu tiên đón nhận
lời chúc lành này là Đức Maria trinh nữ, bạn trăm năm của Thánh Giuse. Người
được chọn lựa bởi Thiên Chúa từ giây phút đầu tiên của sự xuất hiện để trở
thành mẹ của Chúa Con nhập thể của Ngài. Người “được chúc phúc giữa các người nữ”
(Lk 1:42) - trong những lời chào của Thánh Isave. Toàn đời
sống của người đều ở trong ánh sáng của Chúa, giữa hào quang của thánh danh
Ngài, và của Nhan Thánh của Thiên Chúa Nhập Thể trong Đức Giêsu, “quả phúc của
lòng người”. Phúc Âm của Luca đã giới thiệu người cho chúng ta như sau: gìn giữ
một cách cẩn thận và suy niệm trong lòng về mọi việc liên quan đến Chúa Giêsu
con của người (cf. Lk 2:19,51). Mầu nhiệm làm mẹ Thiên Chúa mà
chúng ta cử hành hôm nay bao gồm trong ân sủng phong phú khôn lường mà mọi
người làm mẹ tự nhiên có. Chính vì thế, hoa trái của lòng người luôn luôn liên
quan đến phép lành của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa là phúc lành đầu tiên, và
người là đấng mang lấy phép lành; người là người phụ nữ đã mang thai Chúa Giêsu
và đem Ngài vào với gia đình nhân loại. Trong ngôn ngữ của phụng vụ: “mà không
làm mất đi vinh quang của sự đồng trinh, người đã đem vào thế gian ánh sáng
muôn thuở, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Preface I of the Blessed Virgin
Mary).
Đức Maria là mẹ và là mô
phạm của Giáo Hội, người đón nhận Lời Thiên Chúa bằng đức tin và dâng hiến
chính người cho Thiên Chúa như thửa đất “mầu mỡ”, ở đó Ngài có thể tiếp tục để
hoàn tất mầu nhiệm cứu độ của mình. Giáo Hội cũng tham dự vào mầu nhiệm của mẹ
thiên chúa, qua lời giảng dạy, mà nó gieo vãi hạt giống của Tin Mừng trên khắp
thế giới, và qua các bí tích, mà nó truyền đạt ân sủng và đời sống thần linh
cho con người. Giáo Hội thực hành thiên chức làm mẹ của mình một cách đặc biệt
qua bí tích Thánh Tẩy, khi sinh ra con cái Thiên Chúa bằng nước và Thánh Thần,
Đấng kêu lên trong mỗi người của họ: “Abba, Cha!” (Gal 4:6). Giống
như Đức Maria, Giáo Hội là trung gian của phép lành Thiên Chúa cho thế giới:
Giáo Hội nhận lãnh nó trong việc nhận lãnh Chúa Giêsu, và chuyển giao nó trong
việc mang lấy Chúa Giêsu. Ngài là lòng xót thương và hòa bình mà thế giới, tự
nó, không thể trao ban, và cũng là điều mà nhân loại luôn luôn cần thiết như
cơm bánh.
Anh chị em thân mến,
bình an, trong ý nghĩa cao thẳm và đầy đủ nhất là toàn thể và tổng hợp
của mọi phúc lành. Vì thế, khi hai người bạn gặp nhau, họ chào nhau, chúc nhau
được bình an. Giáo Hội cũng thế, trong ngày đầu năm, đặc biệt kêu cầu sự thiện
toàn mỹ này. Giáo Hội làm thế, cũng giống như Trinh Nữ Maria, bằng cách giới
thiệu Chúa Giêsu cho tất cả, vì như Thánh Phaolô nói: “Người là bình an của
chúng ta” (Eph 2:14), và cùng một lúc là “đường” nhờ đó mọi cá
nhân, và mọi dân tộc có thể đạt tới mục đích này để qua đó chúng ta tất cả đều
nhắm tới.
(Đây là phần đầu của bài
giảng Đức Thánh Cha trực tiếp nói về vai trò Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa).
_______
Nguồn:
https://www.vatican.va/content/benedict-xvi/en/homilies/2012/documents/hf_ben-xvi_hom_20120101_world-day-peace.html
Tác giả:
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
|