QUA SA MẠC, THIÊN CHÚA DẪN CHÚNG TA TỚI TỰ DO (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ
Anh chị em thân mến!
Khi Thiên Chúa của chúng
ta mặc khải Ngài chính Ngài, thông điệp của Ngài luôn luôn nói đến tự do: “Ta
là Chúa, Thiên Chúa các ngươi, người đã đem các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi
nhà nô lệ” (Ex 20:2). Đây là những lời đầu tiên trong Mười Giới
Luật mà Ngài đã ban cho Maisen trên núi Sinai. Ai nghe những lời này đều quen
thuộc với lời Thiên Chúa đã phán trong cuộc xuất hành: kinh nghiệm
về tình trạng nô lệ của họ vẫn còn đè trên họ một cách nặng nề. Trong sa
mạc, họ nhận được “Mười Giới Răn” như một con đường dẫn đến tự do. Chúng ta gọi
là “những giới luật”, để nhấn mạnh đến sức mạnh của tình yêu mà Thiên Chúa dùng
để uốn nắn dân Ngài. Lời kêu gọi cho tự do là một đòi hỏi duy nhất. Nó không
được trả lời một cách ngay lập tức; nó cần trưởng thành như một phần của cuộc
lữ hành. Như dân Israel trong sa mạc vẫn còn hướng về Ai Cập – thường xuyên nhớ
đến quá khứ và phàn nàn với Chúa và Maisen - ngày nay cũng thế - dân
Thiên Chúa có thể bám bíu vào một tình trạng nô lệ tồi tệ mà nó được kêu gọi bỏ
lại đằng sau. Chúng ta nhận ra sự thật này như thế nào khi trong những thời
khắc cảm thấy thất vọng, lang thang giữa cuộc đời giống như một sa
mạc, và thiếu một miền đất hứa như điểm đến của chúng ta. Mùa Chay là một mùa
ân sủng trong đó sa mạc; có thể là một cái gì hơn thế – như lời của ngôn sứ
Hosea – một nơi của mối tình đầu chúng ta (cf. Hos 2:16-17).
Thiên Chúa uốn nắn dân Ngài, Ngài có thể giúp chúng ta từ bỏ sau lưng
số phận nô lệ của mình và cảm nghiệm một Lễ Vượt Qua từ cõi chết đến
sự sống. Giống như chàng rể, Thiên Chúa đã kéo chúng ta lại gần hơn với Ngài,
thì thầm lời yêu thương vào trái tim của chúng ta.
Cuộc xuất hành từ nô lệ
đến tự do không phải là một hành trình viển vông. Nếu Mùa Chay của chúng ta
được cử hành nghiêm chỉnh, thì bước đầu tiên là ước muốn mở mắt của
chúng ta để nhìn vào thực tế. Khi Thiên Chúa gọi Maisen từ bụi gai
cháy, Ngài lập tức cho ông thấy rằng Ngài là một Thiên Chúa, Đấng nhìn thấy và
trên tất cả, nghe thấy: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta trong xứ Ai Cập,
Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Thật vậy, Ta biết những nỗi
thống khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập, và
đưa chúng từ đất ấy đến một miền đất tốt tươi, mênh mông bát ngát, miền đất
tràn trề sữa và mật” (Ex 3:7-8). Ngày nay cũng thế, tiếng kêu van
của nhiều anh chị em chúng ta bị đàn áp đang dâng lên tới trời cao. Chúng ta
hãy tự hỏi mình: Liệu chúng ta có nghe được tiếng kêu cứu đó không? Nó có làm
chúng ta khó chịu không? Tất cả những điều này đang kéo chúng ta xa khỏi nhau,
chối bỏ tình huynh đệ mà từ ban đầu đã gắn bó chúng ta lại với nhau.
Trong chuyến viếng thăm
của tôi đến Lampedusa, như một cách tiếp cận với vùng ngoại biên của lãng quên,
tôi đã hỏi hai câu hỏi mà chúng trở nên ngày càng thôi thúc: “Tôi đang ở đâu?”
(Gen 3:9) và “Anh em ngươi đâu?” (Gen 4:9). Hành trình
Mùa Chay của chúng ta sẽ trở nên thực tế, nếu bằng cách lắng nghe nhiều lần hai
câu hỏi này, chúng ta nhận ra rằng ngay cả hôm nay, chúng ta đang ở dưới ách
thống trị của Pharaoh. Một ách thống trị mà nó làm cho chúng ta mệt mỏi và vô
cảm. Một mô hình của phát triển mà nó chia cắt và cướp đoạt tương lai của chúng
ta. Trái đất, không khí và nước bị ô nhiễm, không những thế tâm hồn chúng ta
cũng vậy. Thực ra, Phép Thanh Tẩy đã bắt đầu một tiến trình giải thoát chúng
ta, thế nhưng, trong chúng ta vẫn còn lưu lại một ước muốn không thể giải thích
cho sự nô lệ. Một loại hấp dẫn đối với sự an toàn về những gì là quen thuộc, về
sự phương hại đến tự do chúng ta.
Khi diễn tả về cuộc Xuất
Hành, có một chi tiết rất đặc biệt: Đó là Thiên Chúa, Đấng thấy, bị xúc động và
mang lại tự do. Người Israel không xin điều đó. Pharaoh bóp chẹt những giấc mơ,
ngăn chặn tầm nhìn của thiên đàng, làm cho nó xuất hiện như thể rằng thế giới
này, trong đó nhân phẩm của con người bị chà đạp và những tương quan thân thiết
bị chối từ, không bao giờ thay đổi. Ông ta đã đặt mọi sự trong tình trạng nô lệ
cho chính ông. Chúng ta hãy hỏi: Tôi có muốn một thế giới mới không? Tôi có sẵn
sàng để lại sau lưng những thỏa hiệp với thế giới cũ? Chứng từ của nhiều anh em
giám mục của tôi và số đông những người làm việc cho hòa bình và công lý đã
không ngừng xác quyết với tôi rằng, chúng ta cần chiến đấu cho sự thiếu thốn hy
vọng mà nó làm dập tắt những giấc mơ, và im lặng tiếng kêu mà nó vang lên tận
trời cao và làm rung động trái tim của Thiên Chúa. “Đánh mất hy vọng” không
giống như việc hối hận về tình trạng nô lệ mà nó làm tê liệt dân Israel trong
hoang địa và ngăn cản nó tiến về phía trước. Một cuộc xuất hành có thể bị đứt
đoạn: Chúng ta có thể giải thích thế nào đây về sự kiện mà con người đã tới
ngưỡng cửa của tình huynh đệ đại đồng và ở những mức độ của khoa học, kỹ thuật,
văn hóa và sự mở mang luật pháp có thể đảm bảo phẩm giá của tất cả, nhưng thực
chất chỉ là những bước sờ soạng trong bóng tối của sự bất quân bình và xung
đột.
Thiên Chúa đã không làm
chúng ta mệt mỏi. Chúng ta hãy đón nhận Mùa Chay như một lý do mạnh mẽ trong đó
Ngài nhắc nhở chúng ta: “Ta là Chúa, Thiên Chúa các ngươi, Đấng đã dẫn các
ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà nô lệ” (Ex 20:2). Mùa Chay
là mùa trở lại, thời gian của tự do. Chính Chúa Giêsu, khi chúng ta
nhắc lại mỗi năm trong Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, đã được đưa vào hoang địa
bởi Thánh Thần để chịu cám dỗ trong tự do. Suốt bốn mươi ngày, Ngài đứng đó
trước mặt chúng ta và với chúng ta: Người con nhập thể. Không giống Pharaoh,
Thiên Chúa không muốn những kẻ nô lệ, nhưng những người con trai và con gái. Sa
mạc là một nơi ở đó tự do của chúng ta có thể trưởng thành trong một quyết định
cá nhân, là không trở lại tình trạng nô lệ. Trong Mùa Chay, chúng ta tìm thấy
tiêu chuẩn mới của công chính và một cộng đoàn, với tiêu chuẩn này, cùng
nhau chúng ta có thể tiến mạnh về phía trước trên con đường đã bị bỏ
dở.
Tuy nhiên điều này đòi
hỏi một thách thức, như được nêu rõ trong sách Xuất Hành và
những cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc. Tiếng của Chúa Cha, Đấng đã phán,
“Con là Con rất yêu dấu của Ta” (Mk 1:11), và “ngoài Ta, các ngươi
sẽ không có Chúa nào khác” (Ex 20:3), đối nghịch lại kẻ thù và
những kẻ nói láo của nó. Điều làm chúng ta sợ hãi hơn ngay cả Pharaoh là những
ngẫu tượng mà chúng ta dựng lên cho chính mình; chúng ta có thể xem chúng như
tiếng nó nói trong chúng ta. Để trở thành sức mạnh phi thường, để được mọi
người ngước nhìn, để thống trị trên tất cả: mọi người đều nhận ra sức quyến rũ
mà nó có thể dối gạt một cách tinh vi như thế nào. Nó là một con đường rộng
rãi. Chúng ta có thể bị lôi kéo vào tiền bạc, các dự án khác nhau, vào những
suy nghĩ hoặc các mục đích đối với địa vị của chúng ta, vào một truyền thống,
hoặc cả với đám đông. Thay vì làm cho chúng ta tiến về phía trước, chúng khiến
chúng ta bị tê liệt. Thay vì gặp gỡ, chúng ta trở thành những kẻ tranh chấp.
Ngay cả ở trong một nhân loại mới mẻ, một dân tộc của những con người bé nhỏ,
và của những người khiêm tốn, người ta cũng không nhường bước đối với sự hấp
dẫn của dối trá. Trong khi đối với những kẻ phục vụ ngẫu tượng trở nên giống
như chúng, câm điếc, mù lòa và bất động (cf. Ps 114:4), những
người nghèo đói tinh thần được mở rộng và sẵn sàng: một sức mạnh âm thầm của
điều thiện mà nó chữa lành và nâng đỡ thế
giới.
Đây là thời gian của
hành động, và trong Mùa Chay, để hành động cũng có nghĩa là để dừng lại.
Dừng lại trong cầu nguyện, để đón nhận lời của Thiên Chúa, dừng lại
cũng giống như người Samaritan trong sự hiện hữu của viết thương anh
chị em. Mến Chúa và yêu thương người hàng xóm là một tình yêu. Không có
những thần khác để dừng lại trong sự hiện diện của Thiên Chúa bên thân xác của
hàng xóm của chúng ta. Vì lý do này, cầu nguyện, làm phúc bố thí và chay tịnh
không phải là ba hành động tách biệt, nhưng là một khoảnh khắc duy nhất của
việc mở lòng và làm trống rỗng con người của mình, trong đó chúng ta xua đuổi
những ngẫu tượng đang đè chúng ta xuống, những ràng buộc giam hãm chúng ta. Và
rồi trái tim bị khô cằn và cô độc sẽ phục hồi. Vậy hãy chậm lại và ngừng lại!
Suy niệm chiều kích của cuộc đời mà Mùa Chay giúp chúng ta tái khám phá sẽ đem
lại những năng lực mới. Trước sự hiện diện của Thiên Chúa, chúng ta trở thành
anh chị em thân thiết hơn với nhau: ở một nơi của đe dọa và những kẻ thù, chúng
ta nhận ra sự đồng hành và đi theo những bạn đường. Đây là giấc mơ của Thiên
Chúa, miền đất hứa, ở đó chúng ta đi tới một khi chúng ta để lại sự nô lệ ở
đằng sau.
Qua hình thức thượng hội
đồng của Giáo Hội, mà trong những năm rồi chúng ta đang tái khám phá và gieo
trồng, gợi ý rằng Mùa Chay cũng là một thời gian của những quyết định
hiệp nhất, những quyết định lớn nhỏ trái ngược nhau. Những quyết định có
khả năng hoán chuyển đời sống thường nhật của nhiều cá nhân và tất cả những mối
giao tình lân cận, như những cách thức chúng ta đạt được những sản phẩm, săn
sóc công trình kiến tạo, và hướng tới để bao gồm những ai đang đi trong tăm tối
hoặc bị coi thường. Tôi kêu gọi tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu hành động như
vậy: để cống hiến cho các thành viên những giây phút hầu suy nghĩ lại lối sống
của mình, thời gian tìm hiểu sự hiện diện của mình trong xã hội, và sự cống
hiến mà họ đóng góp để làm cho nó đổi mới. Khốn cho chúng ta, nếu sự thống hối
Kitô giáo của chúng ta giống như sự thống hối làm Chúa Giêsu thất vọng. Ngài
nói, cả chúng ta nữa: “Khi các ngươi ăn chay, đừng làm bộ âu sầu, giống như những
kẻ giả hình, vì họ làm cho ra thểu não để người khác biết họ ăn chay” (Mt 6:16).
Thay vào đó, hãy làm cho người khác thấy những khuôn mặt vui tươi, nắm bắt ý
nghĩa của tự do và cảm nghiệm được tình yêu mà nó làm cho mọi sự nên mới mẻ,
bắt đầu với những ai nhỏ bé nhất, gần gũi nhất với chúng ta. Điều này có thể
xảy ra nơi mọi người trong các cộng đồng Kitô hữu chúng
ta.
Từ việc đánh giá
đó, mùa Chay này trở thành thời gian của hoán cải, nhân loại bất an sẽ
nhận ra sự trổ sinh của sáng tạo, một ánh sáng của hy vọng mới. Hãy để tôi nhắc
lại những gì mà tôi đã nói với các bạn trẻ, những người mà tôi đã gặp gỡ tại
Lisbon mùa Hè vừa qua: “Hãy tiếp tục tìm kiếm và sẵn sàng với những thách đố.
Trong giây phút hiện tại, chúng ta đang đối mặt với trăm ngàn thử thách; chúng
ta nghe những tiếng kêu gào thảm thiết từ nhiều người. Thật ra, chúng ta đang
trải nghiệm một thế chiến thứ ba tàn bạo. Tuy thế, chúng ta hãy tìm kiếm sự can
đảm để nhìn thế giới của chúng ta, không phải như trong cái chết đau đớn của
nó, nhưng trong một tiến trình đản sinh sự sống, không phải là kết thúc, nhưng
là bắt đầu một chương huy hoàng mới của lịch sử. Chúng ta cần can đảm để
nghĩ về điều này” (Address to University Students,
3 August 2023). Đó là sự can đảm của đối thoại, được sinh ra từ nô lệ. Vì niềm
tin và lòng nhân ái đem lại hy vọng, nắm lấy tay đứa trẻ nhỏ bé này. Chúng dạy
nó đi, và cùng một lúc, nó hướng chúng về phía trước. [1].
Tôi ban phép lành cho
anh chị em, và cuộc hành trình Mùa Chay của anh chị em.
Roma, Lễ Thánh Gioan
Lateranô. 3 tháng 12, 2023, Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng
GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
___
[1] Cf. CH.
PÉGUY, The Portico of the Mystery of the Second Virtue
Nguồn:
https://www.vatican.va/content/francesco/en/messages/lent/documents/20231203-messaggio-quaresima2024.html
Tác giả:
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
|