Trần Mỹ Duyệt
“Tình mất vui khi đã vẹn
câu thề
Đời chỉ đẹp những khi
còn dang dở.”
(Ngập Ngừng. Hồ Dzếnh)
Chưa bao giờ hai câu thơ
nghe như “dở hơi” của thi sỹ Hồ Dzếnh lại ứng nghiệm một cách rõ ràng, đầy đủ
và rộng rãi trong xã hội như lúc này. Khi mà tình yêu, hạnh phúc hôn nhân, đời
sống gia đình đối với nhiều người được coi như trò đùa tình ái, như đóa phù
dung “sớm nở, tối tài”. Trong tình trạng ấy, câu hỏi mà có lẽ nhiều bạn trẻ vẫn
thường hỏi phụ huynh mỗi khi họ được nghe nhắc đến hai chữ hôn nhân là: “Lấy
chồng làm gì? Lấy vợ làm gì? Tại sao lại phải lấy chồng, lấy vợ để rồi hậu quả
là tình sẽ mất vui khi hai người đã về một nhà với nhau?” Tuổi trẻ quan niệm về
hôn nhân, về hạnh phúc hôn nhân không chỉ dựa vào những thông tin lượm lặt trên
internet, trên sách vở hoặc do bạn bè, mà còn chứng kiến tận mắt những gì cha
mẹ họ đã đối xử với nhau, và với chính họ trong gia đình.
Đang khi đó, xã hội lại
có những cái nhìn khác về hôn nhân, và về sự bền vững của hôn nhân. Ngay cả
những định nghĩa về hôn nhân, về gia đình cũng đang được sửa đổi lại cho phù
hợp với nếp sống và quan niệm như hiện nay. Thí dụ, Hôn nhân là gì? Vợ hay chồng
là gì? Gia đình là gì?
Đi tìm câu trả lời thì
các nhà luân lý, đạo đức đổ lỗi cho những trào lưu tư tưởng mới đã hình thành
con người mới, nảy sinh những quan niệm, những lối sống được cho làm biến thái
và đảo lộn ý nghĩa cũng như nền tảng của hôn nhân, gia đình. Luân lý và đạo đức
vì thế lên án việc trai gái sống chung mà không cần hôn thú, hôn nhân đồng
tính, hoặc chuyển giới…
Ngược lại, trào lưu văn
hóa và văn minh hiện đại lại đổ lỗi cho đạo đức là quá câu nệ, hình thức, và
lỗi thời không theo kịp đà tiến hóa của nhân loại. Thêm vào đó là những ảnh
hưởng của chính trị khi áp dụng những luật lệ đi ngược lại với các giá trị truyền
thống và nguyên tắc ảnh hưởng đến nền tảng cũng như sự bền vững của hôn nhân.
Những Lý Do Dẫn Đến Ly
Dị:
Một cách tổng quát, hôn
nhân cũng được gọi là sự kết hợp được chấp nhận một cách hợp pháp, được xã hội
thừa nhận giữa một người nam và một người nữ, và gọi họ là vợ chồng, hay người
phối ngẫu. Nó thiết lập những quyền lợi và sự ràng buộc giữa họ, cũng như giữa
họ với con cái, và giữa họ cũng như những người thân hai bên.
Riêng đối với Kitô Giáo,
hôn nhân còn được cho là một “ơn gọi”, một lời mời gọi của Thượng Đế dành cho
đôi nam nữ, cũng như lời mời gọi của hai người dành cho nhau. Đây không phải là
một khế ước dân sự, một thỏa hiệp hay một lời thề nguyền suông. Hôn nhân Kitô
Giáo là một ràng buộc có tính cách tâm linh: “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết,
loài người không được phân ly” (Mt 19:6). Lời thề trong ngày cưới giữa hai
người được xây dựng trên niềm tin và tình yêu. Do đó, việc làm tan vỡ, hay phá
bỏ lời thệ hôn, không chỉ là một hành động ngược lại với lề luật Thượng Đế, một
sự thất trung, coi thường, và khinh bỉ những gì hai người đã thề hứa. Nó còn
đem lại những hậu quả rất đau đớn, tai hại sau này cho hai người cũng như con
cái và những người thân yêu của họ.
Bởi vì việc hòa hợp giữa
hai người nam nữ là một sự kết hợp tuy đẹp đẽ, lãng mạn, tình cảm nhưng cũng
rất phức tạp. Nó bị ảnh hưởng bởi tâm lý khác biệt nam nữ, giáo dục, văn hóa,
giáo dục gia đình, di truyền, và cả tôn giáo. Do đó, hôn nhân tan vỡ là một bi
kịch. Trong bi kịch này có rất nhiều lý do. Sau đây là một số những kết quả
khảo cứu từ nhiều nguồn trong lãnh vực tình yêu, hôn nhân, gia đình, tâm lý, xã
hội, và văn hóa.
-Ngoại tình.
-Tứ đổ tường.
-Khó khăn về tài chánh.
-Không chu toàn lời hứa.
-Bạo hành gia đình.
-Kết hôn quá trẻ.
-Khắc khẩu.
-Thiếu sự cảm thông.
-Lạm dụng (thể lý, tâm
lý, sinh lý…). [1]
Xác Xuất Tiêu Biểu:
Trong một khảo cứu khác,
thống kê cho thấy chỉ số ly dị tùy thuộc mỗi lý do. Bắt đầu từ những lý do có
xác xuất cao nhất đến những lý do có xác xuất thấp nhất. [2]
Lý
do
Xác Suất
Thiếu sự nâng đỡ gia
đình
43%
Ngoại tình hoặc trai gái
ngoài hôn nhân 34%
Thiếu sự đồng thuận,
đồng
hành
31%
Thiếu thân
thiện
31%
Cãi cọ, bất
hòa
31%
Căng thẳng tài
chính
24%
Thất
hứa
23%
Bất hòa trong việc giáo
dục
con
20%
Kết hôn quá
trẻ
10%
Bất đồng những giá trị
luân lý, đạo đức 6%
Bạo hành gia
đình
3%
Khác biệt lối
sống
1%
Như vậy, theo xác suất
trên, yếu tố thông thường nhất dẫn đến việc tan vỡ một cuộc hôn nhân, cũng là
lý do mà có lẽ khiến nhiều người ngạc nhiên: Thiếu sự nâng đỡ gia đình. Thí dụ,
vợ chồng không chia sẻ trách nhiệm với nhau, không nâng đỡ nhau, mạnh ai nấy
sống. Mỗi người là một thế giới riêng, đôi khi còn đối xử bất công với nhau. Sự
thiếu nâng đỡ sẽ càng trở nên mối đe dọa hơn khi thời gian sống chung kéo dài.
Những tan vỡ kiểu này xảy ra trong khoảng từ 2 đến 8 năm sau kết hôn.
Thời gian cũng là yếu tố
quan trọng đóng góp vào việc xây dựng hạnh phúc hay làm tan vỡ một gia đình. Nó
có thể khiến vợ chồng càng ngày càng trở nên gắn bó, mật thiết và yêu thương
nhau. Ngược lại, nó cũng có thể gây ra tâm lý nhàm chán, tâm lý “thức lâu, chầu
mỏi”, và tâm lý “gần chùa gọi bụt bằng anh”…
Tiếp đến vợ chồng thường
xuyên cãi vã, bất hòa, thiếu hiểu biết, không có tiếng nói chung. 59% những
cuộc ly dị xảy ra trong năm đầu là do thiếu đồng thuận, hiệp nhất và gần gũi
giữa vợ chồng.
Sau cùng, ngoại tình và
vợ chồng không gần gũi nhau là những lý do dẫn đến ly dị của những cuộc hôn
nhân dù đã lâu năm. Nó xảy ra đối với những cặp vợ chồng kết hôn từ 9 năm hoặc
lâu hơn.
Tuổi Trung Bình Ly Dị:
Tuổi
trung bình của những cặp ly dị lần đầu là 30 tuổi. Khoảng 60% những cặp vợ
chồng ly dị ở tuổi từ 25 đến 39. Phụ nữ thường khởi động ly dị nhiều hơn nam
giới. Trong một phân tích phổ biến trên American Psychology Association cho
biết tiếp:
Mặc dù có giảm ở tuổi 20
và 30, ly dị vẫn còn là một vấn đề thông thường của tuổi trẻ, trung bình 2/3
dưới tuổi 50. Tuy nhiên, xác suất ly dị ở những người tuổi từ 50 hoặc già hơn
ngày lại tăng, gấp đôi giữa 1990 và 2010. Năm 1990, 8,7% những cuộc ly dị tại
Hoa Kỳ xảy ra đối với những người 50 hoặc lớn tuổi hơn. Năm 2019, con số đã lên
đến 36%. (Brown, S. L., & Lin, I., Journals of
Gerontology: Social Sciences, Vol. 77, No. 9, 2022). [3]
Tình Yêu và Hy Sinh
“Hãy đặt em như chiếc ấn trên
trái tim anh,
như chiếc ấn
trên cánh tay anh.
Vì, tình yêu mãnh liệt như tử
thần”.
(Diễm
Tình Ca 8:6)
Tuổi tác, thời gian kết
hôn hoặc các yếu tố khác dẫn đến sự đổ vỡ của hôn nhân, tất cả đều bắt nguồn từ
một lý do chính: “Thiếu vắng tình yêu”. Nói một cách khác, nếu có tình yêu, bạn
có thể thắng vượt được tất cả mọi thử thách: “Vì, tình yêu mãnh liệt như sự
chết!”.
Vì sự mãnh liệt của nó,
tình yêu đòi hỏi phải hy sinh. Sau khi nghe lời khuyên và vợ chồng làm hòa lại
với nhau, một chị đã nói với tôi: “Hòa thì hòa nhưng sao vẫn thấy đau! Tại sao
lại phải xuống nước? Tại sao lại phải xin lỗi? Tại sao lại phải tha thứ?” Là vì
cái tôi của mỗi người là kẻ thù nguy hiểm nhất, mạnh mẽ nhất, mà chỉ có sức
mạnh của tình yêu mới thắng nổi. Trong 5 bước xây dựng tình yêu, theo Thánh
Thomas Aquinas, bước sau cùng, cũng là bước quan trọng nhất và khó thực hành
nhất, đó là hy sinh vì yêu. Yêu nhiều hy sinh nhiều! Chỉ có sức mạnh của tình
yêu mới có khả năng làm nhẹ, đặt thấp cái tôi của mình xuống để chấp nhận, cảm
thông, và chia sẻ với cái tôi của người mình yêu! Tuy nhiên, nó cũng không có
nghĩa là đam mê mù quáng để những hy sinh của mình bị lợi dụng, bị chà đạp hoặc
coi thường. Vì tình yêu mãnh liệt chứ không mù quáng!
_________
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.google.com/search?client=firefox-b-1-d&q=the+reasons+for+divorce
2. https://www.forbes.com/advisor/legal/divorce/common-causes-divorce/
3. https://www.google.com/search?client=firefox-b-1-d&q=What+age+most+couples+divorce