Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
CHÚA THÁNH THẦN ĐẤNG BAN ÂN HUỆ, SOI SÁNG TÂM HỒN
SAO CÒN ĐỨNG ĐÓ NHÌN TRỜI
TUỔI GIÀ: CÁI NHÌN VỀ THỜI GIAN VÀ TUỔI TÁC
MẸ LÀ MẸ NGÀN HOA
VẺ ĐẸP THƯỢNG ĐẾ PHẢN ẢNH TRÊN GƯƠNG MẶT TA
THÁNH CATHERINE THÀNH SIENA: ĐẶC SỦNG CHỮA LÀNH VÀ HỘ GIÁO
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
CON LỪA (SUY NIỆM CHÚA NHẬT LỄ LÁ)


Trần Mỹ Duyệt

 

Mỗi lần Chúa Nhật Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh, Giáo Hội lại cho đọc những trình thuật về cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu vào Thành Thánh Giêrusalem. Gọi là cuộc khải hoàn, nhưng đúng hơn, đây là hình ảnh của việc chiếm ngự tâm linh mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện khi ngài chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Một hình ảnh của cuộc chiến thắng tinh thần. Cả người chiến thắng và những người tham dự vào cuộc chiến thắng này rất đơn sơ, khiêm tốn, hiền lành, và nhẫn nhục. 

Trong cuộc khải hoàn ấy không thấy bóng dáng những nhân vật quan trọng đạo, đời. Không có những diễn văn hùng hồn. Không có những màn trình diễn, duyệt binh rầm rộ với các chiến mã hay đoàn xe hộ tống. Phương tiện duy nhất được dùng là một con lừa con. Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ ngài: “Các anh hãy đến làng trước mặt kia, vừa vào làng, các anh sẽ gặp con lừa con cột sẵn đó chưa ai cỡi bao giờ, các con hãy mở dây mà dẫn về.” (Luca 19:30). Nhưng tại sao lại là con lừa con? 

Hồi còn nhỏ, mỗi lần phá phách, nghịch ngợm mà mẹ bảo không nghe thì thường được nghe câu nói: “Mày là con lừa. Nhẹ không ưa, ưa nặng”. Có nghĩa là bảo nhẹ mà không nghe, liệu muốn bị đánh đòn không đây?! Con lừa ưa nặng. Như vậy là bản tính của nó hay tự nó muốn nặng. Có lẽ là do bản tính của nó hơn là nó muốn nặng. Do bản tính “ưa nặng” nên nó còn là con vật im lặng, chịu đựng và nhẫn nại. Không ồn ào, không xông xáo, và cũng không hiếu chiến. Một con vật như vậy được dùng để tượng trưng cho sự nhẫn nhục, chịu đựng và hiền hòa của người đang cỡi trên lưng nó, và đoàn người đi theo người đó là một điều hết sức ý nghĩa.

 

Người ngồi trên lưng lừa: 

Chúa Giêsu, đấng đang tiến vào Giêrusalem hôm nay với những tiếng tung hô tưng bừng, và niềm vui hớn hở của những kẻ theo ngài: “Hoan hô Con vua Đavít, chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô Chúa trên các tầng trời”, cũng chính là đấng mà ít ngày sau giống như con lừa, vừa hiền từ, câm nín, và vừa chịu đựng. 

Hình ảnh của Chúa Giêsu trong những ngày thuộc Tuần Thương Khó ngập tràn những nét tiều tụy, đau thương, và thống khổ. 

Quang cảnh ở vườn Giệtsimani bị các môn đệ bỏ rơi vì mê ngủ, bị Giuđa phản bội trao nộp, bị dẫn đến dinh thượng tế và dinh tổng trấn để bị tra khảo. Bị chế nhạo bởi Hêrôđê. Và bị kết án bất công bởi Philatô. Nhất là sau cuộc tra tấn dã man ở dinh tổng trấn, vai vác thập giá lên Núi Sọ, và chịu đóng đanh ở đó. Sau cùng còn bị chính Chúa Cha từ bỏ: “Eli, Eli, lema sabachthani?” - Lạy Chúa Trời tôi. Lạy Chúa Trời tôi, sao nỡ bỏ tôi - (Mat 27:46). 

Ðến đây chúng ta mới thấy rằng tại sao Chúa Giêsu không dùng ngựa. Chúa ngồi trên một con chiến mã trông sẽ oai phong, lẫm liệt, và giống ông vua hơn. Nhưng có lẽ đấy cũng là điều mà ngài muốn chúng ta cần phải suy niệm khi muốn tìm gặp một hình ảnh trung thực của ngài trong Tuần Thánh cũng như trong đời thường. 

Chúng ta sẽ không thấy ngài xuất hiện vẻ vang, oai phong, và lẫm liệt. Thay vào đó là hình ảnh một Giêsu bị đánh đòn, bị nhục mạ, đầu đội mão gai, và bị kết án. Một Giêsu vai vác thập giá lảo đảo trên đường lên Calve để chịu đóng đinh, và chịu chết! Hình ảnh ấy cũng được nhìn thấy qua những kẻ nghèo khổ, bệnh tật, bị trù dập và bị hất hủi. Những hình ảnh mà qua cặp mắt đức tin, chúng ta khám phá ra ngài. Ngài muốn chinh phục chúng ta bằng tình yêu, bằng lòng nhân từ, và bằng sự khiêm tốn. Ngài không chiếm đoạt, không chinh phục lòng tin của con người bằng những vẻ huy hoàng và quyền lực, nhưng bằng một nội tâm nhân hậu và hiền lành. Khi con lừa được dùng thay cho con ngựa, điều này có nghĩa là Chúa Giêsu muốn làm trọn lời Thánh Kinh trong Cựu Ước: “Hãy nói với thiếu nữ Sion, này đây vua các người đến, nhẹ nhàng cỡi trên lưng lừa, là lừa con, con của lừa mẹ” (Mátthêu 21:5; Zechariah 9:9).   

 

Người theo đón tiếp: 

Đọc kỹ những trình thuật về cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu vào Giêrusalem, chúng ta không thấy bộ mặt lớn nào trong giới chính quyền và giáo quyền xuất hiện để tiếp đón ngài hôm đó. Ngược lại, chỉ có những người đơn sơ, tầm thường và con nít. Nhưng khi ngài bị bắt, bị trao nộp, thì những bộ mặt lớn ấy lại xuất hiện. Thượng tế Anna và Caipha, vua Hêrôđê, tổng trấn Philatô. Điều này có nghĩa là những kẻ nhận ra Chúa, theo Chúa, đón tiếp Chúa, và thực sự là thế, là những kẻ khiêm nhường, bé mọn, và đơn sơ. Ngược lại, những kẻ quyền thế, cao sang, đại diện cho thế giới tội lỗi, kiêu căng, thù hận, thế giới vật chất và phù phiếm, những người này không nhận ra Chúa, không theo Chúa, và không đón tiếp Chúa. Ngược lại, họ lại đang sẵn sàng chờ đợi, để khi có dịp là ra mặt trấn át, bắt bớ và thủ tiêu ngài. 

Do đó, Chúa không muốn chúng ta tìm Ngài giữa những ồn ào, huyên náo, giữa những rừng cờ phất phới, giữa những tiếng nhạc quân hành, những vó ngựa reo vang, và những đoàn quân chiến thắng. Ngài không ở giữa khuôn mặt vênh váo và tự đắc vì chiến thắng. Ngài muốn chúng ta tìm Ngài giữa những cảnh sống đơn sơ, nghèo hèn, hoặc bị bắt bớ, tù đày và ức hiếp. Ngài muốn chúng ta tìm ra Ngài qua những anh chị em nghèo, túng, thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh tật và lam lũ. Những người mà khi chúng ta làm những việc như cho một bát nước, một chén cơm, một manh áo, hoặc những lần chúng ta nở một nụ cười chào thăm, là chúng ta làm cho chính Chúa: “Ta bảo thật, khi các ngươi làm những việc ấy cho một trong những anh em hèn mọn nhất của ta là làm cho chính ta” (Mt 25:40).

 

Con lừa cho Chúa dùng:

Lừa được nhắc tới hơn 140 lần, và khiến nó trở thành con vật được nói đến nhiều nhất trong Thánh Kinh. Nó thường xuyên được dùng tượng trưng cho sự khiêm tốn, hòa bình, và phục vụ. Theo truyền thống, ít nhất nó cũng được dùng trong cuộc hành trình về Belem của Thánh Giuse và Ðức Mẹ. Nó được nằm kề bên máng cỏ trong đêm Chúa Giáng Trần để cùng với đoàn vật hà hơi ấm cho Chúa Hài Nhi giữa đêm trường lạnh giá. Và hôm nay, nó lại được Chúa dùng để vào Thành Thánh Giêrusalem. Nhưng ở bất cứ hoàn cảnh nào, nó vẫn là con vật nhẫn nhục, chịu đựng, và không ồn ào.

Do đó, hình ảnh của nó cũng được dùng để so sánh về thái độ chấp nhận và hy hiến của Chúa Giêsu từ khi ngài cỡi lên mình nó, cho đến lúc ngài tắt thở trên thập giá. Đó cũng chính là hình ảnh mà tôi cần phải đem ra áp dụng trong đời sống tâm linh của mình. Tôi phải khiêm tốn, đơn sơ, nhẫn nhục, chịu đựng, và sẵn sàng để Chúa dùng. Vậy liệu tôi có thể là con lừa để ngài cỡi và để tôi đem ngài đến với bất cứ ai, bất cứ đâu mà ngài muốn không?! 

(Hiệu đính bài đã được phổ biến dịp lễ kính Thánh Giuse, 19 tháng 3 năm 2016)

 

 

 

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!