Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
CHẾT CŨNG KHÔNG NHẮM MẮT!
SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA
THỬ THÁCH VÀ LỢI ÍCH KHI CÓ CHA MẸ GIÀ SỐNG CHUNG HOẶC GỬI VÀO VIỆN DƯỠNG LÃO
LINH MỤC “CỦ KHOAI”
LẠI CHUYỆN PHÁ THAI!
LỄ MẸ LÊN TRỜI LÀ MỘT NGÀY VUI MỪNG. THIÊN CHÚA ĐÃ CHIẾN THẮNG. TÌNH YÊU ĐÃ CHIẾN THẮNG. NGÀY CHIẾN THẮNG CỦA SỰ SỐNG
BUỘC CỐI ĐÁ VÀO CỔ!
XIN THA NỢ CHÚNG TÔI NHƯ CHÚNG TÔI CŨNG THA KẺ CÓ NỢ CHÚNG TÔI
VÔ TÂM, VÔ TÌNH HAY ÍCH KỶ, VÔ TRÁCH NHIỆM?
TRÁI TIM CHÚA GIÊSU NGUỒN ÊM ÁI DỊU DÀNG
THÁNH THỂ SUỐI NGUỒN VÀ TUYỆT ĐỈNH TÌNH YÊU
MAGNIFICAT BÀI CA PHẢN CHIẾU KHUÔN MẶT CỦA ĐỨC MARIA
TÌNH TRẠNG GIỚI TRẺ VIỆT NAM TỰ TỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỀ PHÒNG
TÂM LÝ CẦU TOÀN VÀ SỰ GIÁO DỤC SAI LẦM CỦA PHỤ HUYNH
CHÚA THÁNH THẦN ĐẤNG BAN ÂN HUỆ, SOI SÁNG TÂM HỒN
SAO CÒN ĐỨNG ĐÓ NHÌN TRỜI
TUỔI GIÀ: CÁI NHÌN VỀ THỜI GIAN VÀ TUỔI TÁC
MẸ LÀ MẸ NGÀN HOA
VẺ ĐẸP THƯỢNG ĐẾ PHẢN ẢNH TRÊN GƯƠNG MẶT TA
THÁNH CATHERINE THÀNH SIENA: ĐẶC SỦNG CHỮA LÀNH VÀ HỘ GIÁO
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA

 


 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Trong những ngày trước cuộc khổ nạn, một biến cố mà cả 4 thánh sử đều thuật lại, đó là Chúa Giêsu được một phụ nữ đã xức dầu thơm trên đầu và chân Ngài (Mátthêu 26:6-13; Marcô 14:3-9; Luca 7:36-50; Gioan 12:1-8). Chi tiết hơn thì việc Chúa được xức dầu thơm trên đầu do Thánh Marcô 14:3 và Thánh Mátthêu 26:6 tường thuật. Và việc Ngài được xức chân và người phụ nữ đó dùng tóc mình mà lau là do Thánh Luca 7:38 và Thánh Gioan 12:3 thuật lại. Vậy người phụ nữ ấy là ai?

 

Theo thánh sử Mátthêu và Marcô, Chúa Giêsu được xức dầu thơm bở một người phụ nữ không rõ danh tính. Nhưng trong Tin Mừng của Thánh Gioan, người phụ nữ ấy được nhận diện như là Maria người làng Bethany, em của Martha và Lazarô. Bà cũng được gọi là Maria Mađalêna. [1] Nhưng việc Maria Mađalêna xức thuốc thơm cho Chúa là gì mà đã khiến cả 4 Thánh Sử phải ghi lại?

 

-Vì giá trị món quà của bà: Trước hết, phải nói tới là vì món quà rất đặc biệt và giá trị mà bà dùng để thực hiện hành động của mình. Một cân cam tùng quí giá đựng trong một chiếc bình bạch ngọc. Thánh Mátthêu ghi rõ: “Đức Giêsu đang ở làng Bêtania tại nhà ông Simon Cùi, thì có một người phụ nữ đến gần Người, mang theo một bình bạch ngọc, đựng một thứ dầu thơm đắt giá. Cô đổ dầu thơm trên đầu Người, lúc Người đang dùng bữa (Mt 26:6-7).

 

Đây là một loại dầu thơm đặc biệt, đắt tiền đến từ bắc Ấn Độ và được tinh chế bởi cây cam tùng (nard), một thứ cây quí mọc ở Himalayas. Trị giá bình dầu thơm hôm đó bằng 300 denarii tương đương với thời giá hiện nay là khoảng 54.509$, và bằng với giá lương một năm. Hành động này của bà không chỉ làm các môn đệ hôm đó thấy sửng sốt vì giá tiền của bình dầu, mà còn số lượng dầu mà người phụ nữ ấy dùng. Đối với các ông, và cũng có thể là cả chúng ta nữa, thì đây là một sự phí phạm. [2]

 

- Vì bà là thiếu nữ có nhiều tai tiếng: Ngoài bình dầu thơm quí giá, bà còn được cho là một phụ nữ mang nhiều tai tiếng, có đời sống không tốt về luân lý, đạo đức. Thánh Luca viết về bà: “Này đây, một người đàn bà trong thành, đó là một người tội lỗi” (7:37). Chính ông Simon người chủ nhà hôm ấy cũng có một nhận xét như vậy. Ông còn cảm thấy lạ là sao Chúa Giêsu lại có thể để một phụ nữ như vậy động đến Ngài. Nếu Ngài là một vị tiên trị thì phải biết điều này chứ? Người phụ nữ ấy là một người tội lỗi (7:39). Thật ra Chúa biết điều này, và không những thế, Ngài còn bênh vực cho nàng nữa.     

 

-Vì lòng mến của bà: Ông Simon đã lầm, các môn đệ khác cũng đã nhầm khi nghi ngờ về hành động của thiếu nữ này. Họ không biết rằng, bà làm việc này với một mục đích duy nhất là bày tỏ lòng yêu mến, kính trọng tuyệt đối với Chúa. Ngay cả việc bà xin Ngài tha cho mình những tội lỗi bà cũng không nhắc đến. Tình yêu che lấp mọi tội lỗi.

 

Trước lòng yêu mến thiết tha của bà, Chúa Giêsu đã lợi dụng dịp này dạy cho Simon, cho các môn đệ và cho chúng ta biết thế nào là sự thống hối ăn năn. Và Ngài đã lên tiếng về việc này: “Thật vậy, tôi bảo ông, tội của bà dẫu nhiều bao nhiêu cũng đã được tha – bởi vì bà có lòng yêu mến nhiều. Yêu nhiều được tha nhiều, yêu ít được tha ít” (Luca 7:47). Rồi trước con mắt ngỡ ngàng của các ông, Chúa Giêsu đã lên tiếng tha tội cho bà: “Ngài nói với bà, mọi tội con đã được tha” (Luca 7:48).

 

Chính nhờ tình yêu tinh tuyền ấy, Chúa Giêsu cũng đã cho bà được thấy cảnh vinh quang phục sinh của Ngài, và bà là người đầu tiên đã mang tin vui này cho Phêrô và Gioan (Gioan 20:12). Chính bà cùng với các phụ nữ khác trong buổi sáng Phục Sinh đã được nghe Chúa phán: “Đừng sợ. Hãy đi bảo anh em ta rằng họ hãy đến Galilee, và ở đó họ sẽ gặp Ta” (Mátthêu 28:10).

 

-Vì hành động của bà mang ý nghĩa cái chết của Chúa: Đối với Maria Mađalêna, bà chỉ có một mục đích duy nhất là bày tỏ lòng yêu mến thiết tha đối với Chúa. Và dường như bà cũng có linh tính về cái chết của Ngài. Chúa Giêsu đã xác nhận linh cảm ấy khi nói: “Cô ấy đổ dầu thơm trên mình Thầy là hướng về ngày mai táng Thầy” (Mt 26:12; Mc 14:8; Jn 12:7). Việc làm của con người, nhưng Chúa lại dùng hành động này để nói về một ý nghĩa thiêng liêng, cao cả khác. Đây cũng là lý do tại sao Chúa Giêsu đã tha tội cho bà, bênh vực bà và đề cao bà: “Thật vậy, Ta bảo cho các ông, hễ phúc âm này được loan truyền đến đâu trên thế giới, ở đó việc làm của bà cũng được nhắc đến để nhớ đến bà” (Mátthêu 26:13; Marcô 14:9).   

 

Câu truyện của Maria Mađalêna đã nhắc chúng ta về một câu truyện khác cũng xảy ra cho Chúa Giêsu trước ngày Ngài tử nạn. Câu truyện của tông đồ Giuđa mưu toan phản bội Chúa đã được Thánh sử Mátthêu tóm lược: “Rồi một người trong nhóm Mười Hai, gọi là Giuđa Iscariot đến với các thượng tế và hỏi: “Các ông sẽ cho tôi bao nhiêu nếu tôi giao nộp Ngài cho các ông?” Và họ nói với hắn 30 xu bằng bạc. Vì thế, từ đó Giuđa đã tìm cơ hội để phản bội Chúa Giêsu” (26:14-16). 

 

Theo thời giá là 28$/ozt vào năm 2021. Giá 30 xu bạc cắc ấy ước tính khoảng 91$ đến 411$ tùy thuộc vào đồng tiền được dùng.[3]

 

Đem so sánh giữa hai số tiền một của Mađalêna 54.509$ và một của Giuđa 91$-411$ trong liên quan đến Chúa Giêsu, câu hỏi được đặt ra cho chúng ta, những người môn đệ đang suy niệm về cuộc thương khó, cái chết và sống lại của Chúa trong mùa Mùa Phục Sinh này là: Liệu chúng ta có dám hy sinh tất cả vì yêu Chúa không? Hay chỉ vì một mối lợi nhỏ mà chúng ta sẵn sàng phản bội Ngài?

 

________

 

Tham khảo:

 

1. https://en.wikipedia.org › wiki › Mary_of_Bethany

2. https://twoodeh378.wordpress.com/2013/01/14/how-expensive-was-the-ointment-that-the-woman-poured-on-jesuss-head-and-what-made-it-so-valuable/

3. https://en.wikipedia.org › wiki › Thirty_pieces_of_silver

 

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!