Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI?
NGƯỜI KITÔ HỮU TRƯỞNG THÀNH

KHÁI NIỆM VỀ SỰ TRƯỞNG THÀNH 

“ Sống đạo thiếu trưởng thành”. 

“Người Công Giáo Việt Nam mình thiếu trưởng thành”. 

“Nhiều người Công Giáo Việt Nam sống đạo không trưởng thành”. 

Đó là những câu nói mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn được nghe một số linh mục, và giáo dân than phiền với nhau. Về phía linh mục thì những lời than phiền như thế mục đích nhắm vào thành phần giáo dân. Ngược lại, đối với giáo dân thì những lời than phiền ấy không chỉ nhắm vào anh chị em tín hữu, mà còn nhắm vào cả thành phần tu hành trong đó có các linh mục và tu sỹ nam nữ nữa. Nhưng thế nào là một Kitô hữu trưởng thành? Và làm cách nào để có thể xác định sự trưởng thành ấy? 

Trong đời sống thường ngày, có những lãnh vực hết sức nhậy cảm và phức tạp mà khi đề cập đến rất khó tránh khỏi những ngộ nhận, và tranh cãi.  Thí dụ, những đề tài liên quan đến chính trị, văn hóa, nghệ thuật, tình yêu, và tôn giáo. Do đó, khi nêu lên đề tài trưởng thành tâm linh, người viết nhớ lại nhận xét của một linh mục: “Đời sống tâm linh mình đã trưởng thành chưa mà đề cập đến việc trưởng thành của người khác?”. Và cả hai đều đồng ý rằng, việc đề cập đến vấn đề trưởng thành ở đây đúng ra là mong tìm kiếm những suy tư, những kinh nghiệm, và những cách thức nhằm giúp cho mình cũng như cho nhau hướng về mục đích cuối cùng là sự trưởng- thành- hóa đời sống tâm linh của mỗi người. Vì trong việc trưởng thành đời sống tâm linh, không chỉ ngồi chờ đó cho đến khi thấy mình trưởng thành rồi mới nói, mới nghĩ tới mà là vừa sống, vừa thực hành, và vừa học hỏi. 

CON NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH 

Nếu nói trưởng thành về mặt pháp luật, thì một em bé khi đạt tới tuổi 18, tại nhiều quốc gia trên thế giới đã chấp nhận và coi như trưởng thành. Từ đây, mọi việc người trẻ đó làm, nếu liên quan đến pháp luật thì phải chịu trách nhiệm, vì luật pháp đã công nhận sự trưởng thành của em đó. 

Nhưng nếu xét về mặt tâm lý thì con người ở vào tuổi 30 mới được coi như đã trưởng thành. Việt Nam cũng có câu: “Tam thập nhi lập”, có nghĩa là 30 tuổi được coi như trưởng thành. Với mức độ trưởng thành này, mỗi người có thể tự quyết và làm chủ được những tư tưởng, ước muốn, và hành động mình. Vì trưởng thành về tâm lý đồng nghĩa với khả năng giải quyết những khủng hoảng, những khó khăn, lấn cấn về mặt tình cảm. 

Người trưởng thành có khả năng làm chủ được tình cảm và những xúc động của mình. Nhận thức được lúc nào buồn, lúc nào vui, và khi buồn thì phải làm gì, khi vui thì phải vui như thế nào. Con người trưởng thành không để những xô lấn của tình cảm, của những xung đột bên trong và bên ngoài cuộc sống ảnh hưởng đến lề lối suy nghĩ, cung cách và thái độ sống của mình.  Ngoài ra, trưởng thành tâm lý cũng giúp phát triển và trưởng thành tâm linh, vì trong tâm lý cũng có sự phát triển về đạo đức và luân lý.    

Chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh trưởng thành ấy bằng một so sánh mà ít nhiều chúng ta vẫn thường gặp thấy trong cuộc sống. Thí dụ, một em bé sinh ra với hội chứng Down Syndrome hay với hội chứng tâm lý phát triển bất bình thường, hoặc còn được gọi là khuyết tật về tâm lý (Mental Retardation); đồng thời so sánh với một em bé sinh ra bình thường và phát triển tâm lý bình thường. 

Ở những em mang hội chứng Down Syndrome hay khuyết tật về tâm lý,  các em này muốn hay không muốn cũng không có thể sử dụng trí khôn mình để đạt tới những suy nghĩ, tính toán và quyết định những việc quan trọng liên quan đến cuộc sống của mình. Các em cũng không làm chủ được cảm tình và cảm xúc của mình. Lúc vui cũng như lúc buồn, lúc cười cũng như lúc khóc, các em hầu như phản ứng theo bản năng tự nhiên, một bản năng không đạt được những đòi hỏi và tiêu chuẩn tối thiểu của một người cùng tuổi ở mức độ bình thường. Các em không biết đến tương lai, và cũng không có khả năng tự lo lắng cho tương lai của mình. 

Ngược lại, một em sinh ra bình thường có khả năng vận dụng trí khôn. Lên 7 tuổi đã có thể nói dối một cách hết sức tài tình, khiến cha mẹ hoặc người khác tin là có thật. Ở vào tuổi 15, cũng theo tâm lý phát triển, các em có thể suy luận và tranh biện như một người lớn. Các em biết lúc nào vui, lúc nào buồn. Khi vui thì phải làm gì, cũng như khi buồn thì phải làm gì. Các em có thể làm chủ được cảm tình và thái độ sống. Nhưng nhất là các em có khả năng hướng về tương lai và một cách nào đó, có những phương thức tạo đạt được những ước mơ tương lai ấy. 

Tóm lại, một người mà dù thân xác phát triển, khoẻ mạnh, nhưng tâm lý và lý trí phát triển dưới mức bình thường so với chỉ số thông minh hoặc mức độ tình cảm chung được gọi là những người khuyết tật tâm lý. Những người này phải được giáo dục và hướng nghiệp dành cho những người khuyết tật tâm lý. Họ không thể sống bình thường dưới những tiêu chuẩn một người bình thường ở các lãnh vực: 

1.    Có khả năng về ngôn ngữ. Thí dụ, nhận thức và diễn đạt tư tưởng bằng ngôn ngữ.

2.    Có khả năng tự săn sóc cho chính mình. Thí dụ, ăn, uống, tắm rửa, chải đầu, đánh răng, xúc miệng.

3.    Có khả năng chuyển động. Thí dụ, chạy, nhẩy, bơi lội, cầm, nắm.

4.    Có khả năng học hỏi và thăng tiến. Thí dụ, học nói, học đọc, học viết, học làm toán, học lý luận.

5.    Có khả năng hướng dẫn cuộc sống. Thí dụ, lo liệu cuộc sống cá nhân, gia đình, những mối liên hệ họ hàng, bằng hữu. 

6.    Có khả năng sống tự lập. Thí dụ, quản lý được tài chánh, tiền của, lo lắng sức khỏe, và dùng những tiện ích công cộng. 

7.    Có khả năng ổn định được sự nghiệp. Thí dụ, huấn nghiệp, công ăn việc làm, tài năng, kiếm tìm công ăn việc làm, và hoà đồng vào công việc thường ngày.  

Nếu một em bé, hoặc một người lớn mà thiếu 3 trong 7 những khả năng trên, em bé đó, hoặc người lớn đó được coi như người khuyết tật về tâm lý, dù những khuyết tật ấy đến từ bất cứ nguyên nhân nào. Thí dụ, di truyền, tai nạn, bệnh hoạn, hoặc do những lỗi lầm của cha mẹ gây ra. 

LÀM NGƯỜI TRƯỚC LÀM THÁNH 

Thánh Gioan Boscô đã nói: “Muốn làm thánh thì phải làm người trước đã”. Câu nói rất đúng để diễn tả và bảo đảm cho con đường tu đức cũng như đời sống tâm linh của một người. 

Xét về phương diện tâm linh, ta không có thẩm quyền phê phán sự hoàn thiện của một người mà sự phát triển tâm lý không bình thường như vừa trình bày trên. Tuy nhiên, mức độ nhận định nhìn dưới con mắt bình thường thì không thể cho đó là mẫu sống lý tưởng mà tất cả những ai với trí khôn và tâm lý bình thường phải noi theo, bắt chước. Do đó, hành động dẫn đến hoàn thiện theo quan niệm của Thánh Gioan Boscô là sự hoàn thiện của một người được coi như đã trưởng thành về thể lý, tâm lý, và sự trưởng thành ấy được tâm-linh- hóa, đạo-đức-hóa. Thí dụ, tôi gặp một người nghèo khó đang ngồi ăn xin và tôi động lòng trắc ẩn. Tôi ý thức rằng người ăn xin ấy là một người có phẩm giá và tư cách của họ. Tôi thông cảm với hoàn cảnh hiện tại của họ, và tôi quyết định giúp người ấy một phần nào đó theo khả năng và do lòng quý mến của tôi. Hành động ấy được coi là một hành động trưởng thành, của một người trưởng thành với tâm tình bác ái, đạo đức. 

Trưởng thành tâm linh đi liền với trưởng thành tâm lý. Tuy nhiên, còn hơn thế nữa, trưởng thành tâm linh đối với người Kitô hữu tùy thuộc vào sự tác động của Thánh Linh, và vào sự chấp nhận cũng như sống đạo của mỗi Kitô hữu. Với cái nhìn tâm linh và theo ngôn ngữ của tu đức học, thì sự trưởng thành ấy chỉ đạt được khi người Kitô hữu đã bước đến giai đoạn nhiệm hiệp, tức là hiệp nhất và kết hợp với Thiên Chúa một cách khắng khít, một cách bền bỉ, và hòa tan trong Ngài. Con đường đi đến sự trưởng thành tâm linh vẫn theo các nhà tu đức học gồm ít nhất là ba chặng: Khởi sinh, Thanh Luyện, và Nhiệm Hiệp. 

- Khởi sinh: Giai đoạn đầu tiên con người đón nhận Thiên Chúa vào với cuộc đời mình. Điểm khởi đầu của tiến trình hoàn hảo hóa cuộc sống tâm linh. Tùy theo tâm lý, ảnh hưởng của giáo dục, và môi trường. Cũng như tùy theo sự hiểu biết, mỗi người sẽ có dịp và cơ hội nhận diện Thượng Đế có mặt trong cuộc đời, và trong đời sống của chính mình. Giai đoạn này có thể pha lẫn nhiều cảm tình và tình cảm thường pha lẫn với những sinh hoạt tâm linh đạo đức tạo nên sự hấp dẫn khó lòng từ chối. 

- Thanh luyện: Con đường từ tâm lý đến tâm linh rất cần được tôi luyện, và gạt bỏ dần yếu tố tình cảm. Và sự trưởng thành tâm linh cần được đánh dấu bằng những phấn đấu với những đam mê bất chính, những xúc cảm nhất thời, thường chỉ đưa con người dần vào những hành động cảm tình và ấu trĩ. Chính vì thế, đây là thời gian khó khăn và vất vả nhất. 

Sự trưởng thành thể lý, tâm lý và tâm linh trong giai đoạn này như phải hoà lẫn, và tan biến vào cuộc sống mỗi ngày, khiến người Kitô hữu một mặt vẫn cần phải có những cảm tình cần thiết để giữ được vẻ hấp dẫn và hài hòa cho đời sống tâm linh, mặt khác cần phải từ từ cắt bỏ những đam mê và cảm tình không cần thiết để cho suy tư và hành động tinh thần mang trọn vẹn ý nghĩa và chủ đích cao cả của nó. Theo các nhà tu đức học, rất nhiều người đã bỏ cuộc, hoặc chỉ dậm chân tại chỗ ở giai đoạn này bởi vì đã không trưởng thành về mặt tâm lý, nên để cảm tình và những đam mê làm ngăn cản bước tiến của tinh thần. Và vì thế, đã không thắng vượt được những quan niệm, suy nghĩ, và lối sống đạo dựa trên cảm tình, hình thức, và đôi khi mang tính chất mê tín hoặc cuồng tín. Một số nhà tu đức còn gọi đây chính là “đêm tối tăm”. Ngụ ý cần phải có ánh sáng lý trí soi chiếu, và sự trưởng thành về tâm lý để thắng vượt những thử thách. 

Tóm lại, để là một người trưởng thành thì ngoài sự nở nang, phát triển về thể xác, còn phải được phát triển về tâm lý, và điều này được kiểm chứng bằng đời sống quân bình thường ngày trong cách giao thiệp, nói năng, cư xử, và trong cách thức giải quyết những khó khăn, khủng hoảng trong cuộc sống tình cảm. Ngoài ra, theo tôn giáo, thì sự trưởng thành thể lý và tâm lý cần thiết để giúp cho con người phát triển và đi tới sự trưởng thành tâm linh. 

- Nhiệm hiệp: Đây là giai đoạn cuối của tiến trình thánh hóa bản thân, của con đường tu đức, của sự trưởng thành toàn diện của người Kitô hữu. Trong giai đoạn này, con người có thể rờ thấy, động chạm, và nhìn thấy Thưởng Đế. Đó là những va chạm thường ngày với anh chị em đồng loại. Con người có thể động chạm đến Thượng Đế bằng những động chạm với anh chị em. Nhìn ra họ là hiện thân của Thiên Chúa. Giúp đỡ và khuyến khích họ. 

Ở giai đoạn này, con mắt, lỗ tai, miệng lưỡi và suy tư của họ luôn nhìn thấy, nghe thấy, và cảm thấy Thiên Chúa qua anh chị em mình, những người mà ta mỗi ngày có liên quan trực tiếp hay gián tiếp trong những môi trường sống. Thánh nhân, do đó, theo cái nhìn của Thánh Gioan Bosô phải là một người trưởng thành và quân bình về mặt tâm lý và tình cảm. 

Sự gắn bó khăng khít, và trưởng thành giữa thể lý, tâm lý và tâm linh được tìm thấy qua Chúa Giêsu, người thật và Thiên Chúa thật. Theo Thánh Kinh ghi nhận, sau 30 năm sống ẩn dật trong nhà Nagiaréth, ngài đã bước vào sứ mạng cứu thế ở tuổi 30. Nghi thức phép rửa ở sông Giođan với Gioan Tiền Hô và sau đó là 40 đêm ngày chay tịnh trong hoang địa đã chấm dứt tuổi trẻ của một thanh niên mang tên Giêsu. Giờ đây, người thanh niên ấy, Ông Giêsu đã trưởng thành và bước vào đời với một sứ mạng hết sức trọng đại, đó là sứ mạng rao truyền nước Thiên Chúa và đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. 

Trong Thánh Kinh, một mặt Chúa Giêsu nói phải vào nước Thiên Chúa bằng tinh thần thơ trẻ, nhưng rồi ngài lại nói: “Hãy vào cửa hẹp. Cửa dẫn tới chỗ diệt vong thì rộng rãi, và đường dẫn đến nó trơn tru có nhiều người bước vào. Nhưng cửa hẹp là đường dẫn đến sự sống, con đường gập ghềnh khó đi, và ít kẻ tìm gặp con đường ấy” (Mt 7:13-14).  Điều này có nghĩa là không ai vào được nước Trời, nếu như cứ sống vẩn vơ, sống lè phè như một đứa con nít.  

Khi Chúa nói tinh thần thơ trẻ, là ngài muốn nhấn mạnh đến cái cốt lõi của đời sống tu đức, của đời sống đạo. Người Kitô hữu phải làm sao mật thiết và sống với ngài như một em bé đối với cha mẹ em vậy. Đó là tinh thần thơ ấu Phúc Âm, tinh thần trẻ Phúc Âm. Ngài không bảo chúng ta sống lệ thuộc và sống dựa dẫm như một em nhỏ. Nhất là ngài không muốn chúng ta sống ở mức độ thiếu trưởng thành.   

TỰ TIN VÀ HÃNH DIỆN LÀ KITÔ HỮU 

Ngoài đa mê, tội lỗi, và bệnh tật tâm linh, thái độ thiếu tự tin về vai trò và ơn gọi của mình trong Giáo Hội được coi là một điều tồi tệ và khuyết điểm lớn nhất của người Kitô hữu. 

Điểm quan trọng nhất của sự trưởng thành tâm lý là ở chỗ con người có thể sống một cách tự tin và hạnh phúc về mình. Ngược lại với thái độ và lối sống trưởng thành ấy là thái độ thiếu tự tin và bất an. 

Một người trưởng thành tuy có lầm lẫn, và khuyết điểm nhưng vẫn không nản lòng, hoặc tự ty mặc cảm. Họ biết rất rõ về giới hạn và con người của mình. Nên trong mọi việc họ rất từ tốn và thận trọng. Không bốc đồng. Không ảo tưởng. Không ảo giác. Không làm gì quá khả năng và điều kiện cho phép. Đó là những đức tính căn bản của sự tự tin. Ngược lại, người thiếu tự thường sống bằng cảm tính nhiều. Ưa mơ mộng, và ảo tưởng, ảo giác, dị đoan và mê tín. Bởi vì những thứ ấy sẽ trấn át và khỏa lấp những đức tính cản bản của thái độ và lối sống tự tin. 

Tóm lại, một người tự tin, hay trưởng thành về tâm lý thường không quyết đoán hàm hồ. Không sợ hãi và ủy mỵ, nhưng vững vàng và tin tưởng. Khuyết điểm đến với họ không để họ gục ngã hay bỏ cuộc, nhưng chỉ là một dịp cho họ nhìn lại con người của chính mình, và tìm cách sửa sai, và tiến tới. 

Với ơn gọi và cuộc đời Kitô hữu, họ rất tự tin và hãnh diện. Không sợ hãi. Không mặc cảm về niềm tin, và cả những gì người khác phê bình, chỉ trích về đạo của mình. Họ biết, đạo là con đường dẫn đến hoàn thiện, nhưng việc thực hành đạo lại do con người, và vì đó có sơ hở và khuyết điểm. Con người theo đạo sơ hở và khuyết điểm chứ không phải đạo. Câu nói: “Đi đạo thì tin đạo chứ không tin người có đạo” được hiểu theo hai nghĩa tiêu cực và tích cực, và nó giải thích rõ ràng về thái độ tự tin của người trưởng thành trong niềm tin khi đối đầu với những khuyết điểm về tôn giáo của mình. Hoặc khi phải trực diện với khuyết điểm của chính mình trong khi thực hành niềm tin. Thí dụ, trong cơn khủng hoảng về tình dục của Giáo Hội Hoa Kỳ, người Kitô hữu trưởng thành vẫn luôn có lý do để sống và tin tưởng hơn. Họ biết con người là yếu đuối, dù con người đó là ai? Linh mục, tu sỹ nam nữ, hay giám mục.Và từ đó, họ càng thôi thúc mình sống đạo một cách tích cực hơn để sửa sai lại những khuyết điểm ấy, đồng thời cầu nguyện chăm chỉ hơn cho chính mình và cho các tu sỹ, linh mục, và giám mục.   

Ngoài ra, kẻ thù của tự tin còn là tự tôn, tự cao, và tự đại. Nếu tự tin là thái độ sống của người trưởng thành, thì tự ty, tự tôn, tự cao và tự đại là thái độ sống của những người thiếu trưởng thành. Không chỉ ở trong lãnh vực tâm lý mà còn trong phạm vi tâm linh nữa. 

Đi đạo, tin đạo mà còn sợ hãi, nghi ngờ là thiếu tự tin. Sống đạo và hành đạo với tâm thức độc quyền biết và hiểu về đạo là một quan niệm và lối sống ấu trĩ và thiếu trưởng thành. Cái mà chúng ta gọi là tự tôn, tự cao, và tự đại kia chính là sự thiếu hiểu biết về con người, khả năng và thực chất của mình. Đây cũng là điều mà Chúa Giêsu đã nói về ảnh hưởng của sự chân thật, khiêm tốn và tự tin: “Sự thật sẽ giải thoát chúng con” (Gio 8:32). 

Cho đạo mình là nhất rồi khinh thường và coi rẻ niềm tin và tôn giáo của người khác là thiếu trưởng thành về tâm linh. Hiện tượng quá khích, và cuồng tín thường xẩy ra trong đời sống tâm linh mà chỉ có đạo mình là nhất. Ngay hôm nay, trong thế giới hiện tại, ở một vài quốc gia Hồi Giáo, những ai chuyển đổi niềm tin đi tìm một chân lý mới đều bị khép tội bỏ đạo và phải chết. Đây là một hình thức thiếu trưởng thành tâm linh. Những chính quyền mà sợ hãi tôn giáo. Sợ tôn giáo ảnh hưởng và chi phối đường lối sinh hoạt của chế độ, là những chính quyền ấu trĩ, thiếu trưởng thành và hiểu biết. Bởi vì, sẽ không có một sức mạnh quyền lực nào có thể lấn át và khống chế được niềm tin. Theo cái nhìn tâm lý, niềm tin là một sức mạnh vô địch, vì nó được phát xuất và lớn lên cùng với sự phát triển của con người. Niềm tin tự nó đã được ghi khắc trong tâm khảm con người, dù chế độ nào, dù chính quyền nào, hay dù bạo lực nào cũng không thể xóa nhòa đưọc. 

(Kỳ sau: NHỮNG DẤU HIỆU CỦA LỐI SỐNG THIẾU TRƯỞNG THÀNH)

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!