Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
THÁNH THỂ - BÍ TÍCH TÌNH YÊU

Chúa Nhật Mình Máu Chúa

Một hôm, người ta hỏi một em bé chín tuổi mới được rước lễ lần đầu: “Đâu là sự khác biệt giữa cây Thánh Giá và Mình Thánh Chúa?”. Em bé ấy đã trả lời rất đúng và rất hay rằng: “Trên cây Thánh Giá, người ta thấy Chúa Giêsu, nhưng Ngài không có ở đó. Còn trong bánh Thánh, người ta không thấy Ngài, nhưng Ngài ở trong đó”.

Đúng vậy, về phép Thánh Thể người ta không thể nhìn bằng con mắt xác thịt, mà chỉ có thể nhìn bằng con mắt đức tin, bởi vì đây là một bí tích đức tin. Trong bữa tiệc ly, bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ vào chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa đã làm một việc rất quan trọng, đó là biến bánh miến thành thịt Ngài và biến rượu nho thành máu Ngài, đồng thời Chúa truyền cho các môn đệ hãy làm như vậy để tưởng nhớ đến Ngài. Như thể, bữa tiệc ly này đã trở thành Thánh lễ đầu tiên do chính Chúa Giêsu, là linh mục tối cao, cử hành, và việc biến bánh rượu trở nên Mình Máu Ngài là bí tích Thánh Thể do Chúa thiết lập và Chúa muốn sự kiện cao quý này, tức là Thánh lễ, được tiếp diễn luôn mãi qua các môn đệ của Ngài.

Vì thế, trong Thánh lễ, khi linh mục lặp lại những lời của Chúa Giêsu: “Này là Mình Thầy”, “Này là chén Máu Thầy”, tức thì bánh không còn là bánh, rượu không còn là rượu nữa, nhưng là Mình và Máu Chúa Giêsu. Có điều, khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh, ngài không nói: “Đây là miếng bánh mì người ta biếu cho Thầy, các con hãy cầm lấy mà ăn”. Nhưng Ngài nói : “Đây là Mình Thầy”. Tượng tự, Chúa Giêsu không nói: “Đây là chén rượu nho người ta tặng cho Thầy, các con hãy cầm lấy mà uống tự nhiên”. Nhưng Ngài nói : “Đây là chén máu Thầy”. Ngài đọc rõ ràng từng chữ một.

Tuy nhiên, Chúa Giêsu không tuyên bố suông. Vì nếu Chúa Giêsu chỉ tuyên bố suông như thế, chắc chắn người ta sẽ cho Ngài là kẻ nói phét, và ắt hẳn chẳng mấy ai tin. Thật vậy, trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã hiến mình thật sự, và máu của ngài đã đổ ra thật sự trên cây thập giá. Đổ ra không phải chỉ một vài giọt gọi là, mà đổ ra cho đến giọt cuối cùng.

Dĩ nhiên đây là một chân lý cao siêu, vượt quá sự hiểu biết của trí khôn loài người. Bởi vì trước và sau khi linh mục đọc lời truyền phép, chúng ta có nhìn xem, đụng chạm tới hay nếm một tấm bánh chưa truyền phép và một hình bánh đã truyền phép, ta không thấy có gì khác nhau, cả về phẩm chất, khối lượng và hình thức. Thế nhưng, theo đức tin, lại khác xa nhau một trời một vực: một đàng là Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, một đàng là tấm bánh nhỏ bé, tầm thường. Chính vì thế, sau truyền phép, linh mục lớn tiếng công bố: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Quả vậy, Thánh Thể là một bí tích đức tin.

Nhưng đây cũng là một bí tích của tình yêu thương. Tại sao vậy? Thánh Gioan tông đồ đã viết: “Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ của Ngài và Ngài đã yêu thương họ đến cùng”. Yêu thương đến cùng có nghĩa là yêu thương đến tột bực. Tột bực tình yêu của Chúa Giêsu ở đây là việc lập phép Thánh Thể, để từ nay Ngài trở thành nơi gặp gỡ tình yêu giữa Ngài với chúng ta và giữa chúng ta với nhau.

Chúa Giêsu yêu thương chúng ta hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự nên Người trao ban cho chúng ta tất cả không tiếc nuối điều gì, thậm chí còn ban cả bản thân và mạng sống của Người cho chúng ta.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà trong một bài chia sẻ đã viết: “Khi nhân loại khao khát thứ bánh thần thiêng mang lại sự sống đời đời, Chúa Giêsu hiến ban Thân Mình Ngài làm bánh ban sự sống trường sinh bất diệt. Khi loài người cần máu của Con Thiên Chúa đổ ra tẩy rửa tội lỗi ngút ngàn của họ, Chúa Giêsu sẵn sàng trút máu mình ra không tiếc nuối. Khi con người cần sinh mạng của Ngôi Hai Thiên Chúa để đổi mạng cho mình, Chúa Giêsu vui lòng dâng hiến mạng sống mình chết thay cho muôn dân…Chúa Giêsu luôn đáp ứng tất cả những nhu cầu sâu xa nhất, bức thiết nhất của chúng ta cho dù Người phải thiệt mất mạng sống”. Như vậy rõ ràng Thánh thể là một bí tích của tình yêu thương.

Ngoài ra, Thánh Thể còn là bí tích của sự chia sẻ. Chúng ta biết Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể trong bầu khí thân tình của một bữa ăn từ giã. Tấm bánh Chúa đã cầm và phân chia cho các môn đệ cũng như chén rượu Ngài đã trao cho các môn đệ là để họ cùng ăn cùng uống trong tình huynh đệ, và chính việc chia sẻ này đã được Chúa dùng như dấu chỉ để các môn đệ làm mà nhớ đến Ngài.

Có người thắc mắc: tại sao Chúa không hoá thân làm viên kim cương quý giá, hay viên ngọc trai đắt tiền… mà lại làm một tấm bánh? Tấm bánh bình thường, quen thuộc quá. Thực sự khi xưng mình là tấm bánh bởi trời, Chúa Giêsu bày tỏ một tình yêu tha thiết, sẵn sàng chịu nghiền nát, tan biến, chịu chết cho nhân loại. Chúa chịu chết cho ta được sống. Chúa chịu huỷ hoại cho ta được lành lặn các thương tích. Chúa bé nhỏ đi cho ta được lớn mạnh. Không còn gì đẹp hơn. Chính Chúa Kitô tự hiến mình để quy tụ chúng ta. Chính Chúa Kitô bị bẻ ra để cho tình huynh đệ nhân loại được mặn mà thắm thiết.

Cũng vậy, ý thức chia sẻ đòi buộc người Kitô hữu không được đóng khung những buổi cử hành Thánh Thể bên trong Nhà thờ, nhưng phải sống mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiệm yêu thương ngay trong cuộc sống hằng ngày. Không thể cử hành Thánh Thể một cách trung thực nếu ta sống ích kỷ dửng dưng, không quan tâm đến những anh chị em chung quanh. Nếu nghèo của cải vật chất, thì hãy cho nhau sự cảm thông, lòng bác ái và tình yêu thương.

Xin Chúa hướng dẫn mỗi người chúng ta trong đức tin vào Bí tích Thánh Thể, trong tình yêu mến, và trong cách sống Bí tích Thánh Thể. Tin vào Bí tích Thánh Thể cụ thể là đón nhận với lòng cung kính và chân thành. Yêu mến Bí tích Thánh Thể đích thực là chấp nhận hao mòn, chấp nhận hy sinh quên mình vì Chúa và vì anh em. Sống Bí tích Thánh Thể là nỗ lực xây dựng tình huynh đệ hiệp nhất với tất cả mọi người đang sống chung quanh chúng ta. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!