Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
LÀM SAO ĐỂ CÀNH NHO SINH TRÁI? (CHÚA NHẬT V PHỤC SINH)
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA


Qua diễn văn phát biểu trước các cấp chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn ở Mông Cổ vào sáng thứ bảy 2.9.2023, trong chuyến tông du lần đầu đến Mông cổ (từ 1-4.9.2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao vai trò của Mông Cổ đối với hòa bình thế giới. Ngài khen ngợi sự chung sống hòa hợp giữa các nền văn hóa và tôn giáo ở Mông Cổ. Ngài nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công giáo muốn đóng góp cho công ích, giúp phát triển con người toàn diện qua các hoạt động giáo dục và bác ái nhằm xây dựng một cuộc sống an ninh thịnh vượng cho đất nước Mông Cổ.

 

1. THỤ TẠO ĐÁNG QUÝ BIẾT CHỪNG NÀO!

Đặc biệt, Đức Thánh Cha khen ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Mông cổ. Ngài nhắc đến thói quen sống hòa hợp cùng thiên nhiên và biết bảo tồn thiên nhiên mà mỗi người dân Mông cổ luôn cónhư một truyền thống, một nét văn hóa riêng đáng quý, đáng bảo tồn.

Đức Thánh Cha nói: "Quý vị giúp chúng tôi tôn trọng và canh tác cách cẩn thận điều mà các Kitô hữu chúng tôi xem là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, nghĩa là kết quả của kế hoạch nhân từ của Người, và chống lại những tác động của sự tàn phá của con người bằng một nền văn hóa quan tâm và tầm nhìn xa, được phản ánh trong các chính sách sinh thái có trách nhiệm. Các ger (lều trại) là những nơi cư trú mà ngày nay có thể được định nghĩa là hiệu quả và hợp sinh thái vì chúng linh hoạt, đa chức năng và không có tác động nào đến môi trường. Hơn nữa, tầm nhìn toàn diện về truyền thống Saman Giáo của Mông Cổ, được kết hợp với sự tôn trọng mọi sinh vật thừa hưởng từ triết lý Phật giáo, có thể đóng góp cách có giá trị cho nỗ lực cấp bách và không thể trì hoãn để bảo vệ hành tinh Trái đất".

Nêu bật những tích cực để khen ngợi, để vinh danh quốc gia mà mình đặt chân đến và đang đón tiếp mình, Đức Thánh Cha không chỉ cho thấy mình là nhà ngoại giao hàng đầu thế giới, mà còn nói lên sự tôn trọng đúng mức cần phải có khi nhân danh Chúa Kitô, sứ giả đích thực của hòa bình để đến với con người, đến với thế giới.

Hơn nữa, không chỉ tôn trọng cả quốc gia, dân tộc, truyền thống văn hoá, nếp sống, thói quen sinh hoạt hằng ngày... của nơi mình đến viếng thăm, Đức Thánh Cha Phanxicô còn cho thấy sự yêu mến và thái độ quý mến, trân trọng mọi thụ tạo của Thiên Chúa cần thiết, quan trọng và đáng trân trọng, đáng học đòi đến mức nào!

 

2. KINH THÁNH ĐỀ CAO MỌI THỤ TẠO.

Nếu đọc kỹ ba chương đầu của sách Sáng thế, ta sẽ thấy, trong thánh ý Chúa khi tạo dựng toàn thể vũ trụ, con người được lồng trong ba mối liên hệ không thể tách rời, không thể thay đổi, không thể hủy đi: với Thiên Chúa, với tha nhân, với vũ trụ. Con người sẽ đựơc hạnh phúc nếu biết duy trì sự hòa hợp với ba mối dây này. Tiếc rằng, do tội lỗi chống lại Thiên Chúa, mối liên lạc với Thiên Chúa bị cắt đứt, đưa tới sự rối loạn cho cả những mối liên lạc còn lại. 

Rõ ràng, Thiên Chúa không để chúng ta "một mình một cõi", nhưng luôn có chính Thiên Chúa và mọi thụ tạo khác hỗ tương. Vì thế, ơn gọi của từng Kitô hữu khi sống trên đời là phải tạo cho được tương quan mật thiết với Thiên Chúa, với chính mình và với mọi thụ tạo của Thiên Chúa.

Chúng ta cần nhớ, thiên nhiên xuất hiện trước con người, được Thiên Chúa ban tặng nhằm giúp chúng ta làm không gian sống. Thiên nhiên nói với chúng ta về Thiên Chúa, vì chỉ cần nhìn vào thiên nhiên và mọi trật tự của nó, chúng ta có thể khám phá sự hiện diện và quyền năng tối thượng, cũng như tình yêu màThiên Chúa dành cho chúng ta.

Trong ơn gọi cao cả của mình, con người có trách nhiệm tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng mọi môi trường mà Thiên Chúa ban cho mình. Thiên nhiên được đặt dưới quyền sử dụng của con người không phải như "một đống phế thải bừa bãi", mà là hồng phúc, là "tâm huyết", là gia sản, là tặng phẩm của Thiên Chúa. Con người phải nghiêm túc gìn giữ và trân trọng thiên nhiên vì chúng vừa không phải của cải của con người để con người muốn làm gì thì làm, nhưng chúng là tấm lòng của Thiên Chúa được trao cho con người, nhằm mưu cầu cho chính sự sống, sự tồn tại của cả con người.

 

3. XIN ĐỪNG TIẾP TỤC SÁT HẠI THIÊN NHIÊN NỮA!

Trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam, hàng ngày môi trường thiên nhiên đang bị nhiều tấn công thô bạo. Chính vì sự hủy hoại môi trường tàn khốc, đã xảy ra quá nhiều tang thương, đó là chưa kể hết lũ ống, lũ quét, hạn hán, sạt lở, đến gió và bão dữ dội hơn vì thiếu rừng chắn do bị tàn phá...

Còn nhớ cách đây gần ba năm, khoảng tháng 10.2020, vụ rừng núi của thủy điện Rào Trăng ở miền Trung sụp, giết chết nhiều chục người. Trong số những người bị vùi lấp, đến nay, sau nhiều năm, vẫn chưa tìm thấy.

Mới đây, đầu tháng 9.2023, Bình Thuận ký cho phép hủy hơn 680 hecta rừng, trong đó có đến 620 hecta rừng phòng hộ, để làm kênh thủy lợi. 

Ngay sau khi quyết định phá rừng được công bố, thì hồ sơ đánh giá tác động môi trường (ĐTM) lập tức cho biết hậu quả của việc những cánh rừng bị thủ tiêu là không thể nói hết: "Việc chuyển đổi lâu dài mục đích sử dụng đất (từ đất rừng tự nhiên sang mục đích khác) sẽ làm giảm diện tích đất rừng tự nhiên. Về lâu về dài việc mất rừng sẽ mang lại những hệ lụy vô cùng lớn như xảy ra các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn…".

Báo Pháp Luật còn cho biết: "Việc thay đổi diện tích đất nông nghiệp sẽ làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng như làm thay đổi chất lượng đất, làm giảm khả năng tái tạo, phục hồi môi trường và hoạt động sản xuất nông nghiệp của khu vực...Ngoài ra, ĐTM của dự án cũng thừa nhận khi triển khai dự án sẽ làm mất lớp phủ thực vật, ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp, gây mất nơi cư trú của động thực vật sinh sống trên khu đất dự án.

Theo ĐTM, rừng tự nhiên có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu. Việc chuyển đổi lâu dài mục đích sử dụng đất từ đất rừng tự nhiên sang mục đích khác sẽ là giảm diện tích đất rừng tự nhiên, làm phân mảnh các hệ sinh thái tự nhiên (khu vực cư trú, đường đi tìm thức ăn của các loại sinh vật). Điều này có ảnh hưởng lớn đến quần cư của các loài động vật hoang dã" (https://plo.vn/vu-chuyen-680-ha-rung-lam-ho-thuy-loi-bo-nnptnt-vao-binh-thuan-post750077.html).

Đứng trước nguy hiểm do không tôn trọng thụ tạo Chúa ban, Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp về môi trường, thông điệp Laudato Si’ viết:

"Thách đố khẩn thiết để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta bao gồm một sự quan tâm để mang toàn thể gia đình nhân loại cùng nhau tìm kiếm một sự phát triển bền vững và hỗ tương, vì chúng ta biết rằng mọi thứ có thể thay đổi. Đấng Tạo Hoá không bỏ mặc chúng ta; Ngài không bao giờ bỏ mặc kế hoạch yêu thương của Ngài hoặc hối tiếc vì đã tạo dựng nên chúng ta. Nhân loại vẫn có khả khăng để hợp tác với nhau trong việc xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta. Ở đây tôi muốn nhận biết, khích lệ và cám ơn tất cả những ai đang nỗ lực bằng muôn vàn cách thế để đảm bảo sự bảo vệ ngôi nhà chung mà chúng ta đang cùng chia sẻ. Một sự cảm kích đặc biệt của tôi dành cho những ai đang không mỏi mệt tìm kiếm để giải quyết những hậu quả bi đát của sự suy thoái môi trường về đời sống của những người nghèo nhất trên thế giới. Người trẻ đòi một sự thay đổi. Họ đang tự hỏi làm thế nào mà bất kỳ ai có thể tuyên bố là đang xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn mà lại không nghĩ đế sự khủng hoảng về môi trường và nỗi đau khổ của những người bị loại trừ" (Đức Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’, số 13).

 

4. THỤ TẠO ĐÒI QUYỀN ĐƯỢC SỐNG!

Chính vì đòi tôn trọng thụ tạo của Thiên Chúa mà trong phát biểu của mình tại Mông cổ, Đức Thánh Cha Phanxicô hết lời khen ngợi việc gìn giữ và tôn tạo thiên nhiên của quốc gia này, như chúng ta thấy ngay đầu bài viết.

- Không có tương quan tốt với các thụ tạo của Thiên Chúa, chúng ta trở thành tàn nhẫn không chỉ với chính thụ tạo mà còn với con cháu chúng ta và nhiều thế hệ đến sau.

Bởi khi chúng ta tàn phá môi trường sống, bạo hành với thiên nhiên, chúng ta không chỉ giết chết môi sinh hôm nay, nhưng là tận diệt cả tương lai lâu dài của sinh thái, của môi trường, của sự sống con người qua biết bao nhiêu lớp lớp thời gian.

Chúng ta mượn lời thể hiện sự lo âu của Đức Phanxicô đối với môi trường để nung nấu ý chí sống chung hòa thuận cùng mọi loài Thiên Chúa dựng nên và trao ban cho chúng ta:

"Nếu thực sự “các sa mạc bên ngoài gia tăng, chỉ vì sa mạc nội tâm cũng lớn dần thì cơn khủng hoảng môi trường là một lời kêu gọi sự sám hối nội tâm sâu thẳm. Chúng ta phải công nhận rằng, có một số Kitô hữu dấn thân và cầu nguyện, thường cười cợt các cảnh cáo về môi trường với lời xin lỗi của chủ nghĩa thực tế và chủ nghĩa thực dụng. Một số khác thụ động, quyết tâm không thay đổi các thói quen và trở thành rời rạc. Họ thiếu một sự sám hối thuộc sinh thái, giúp thấy những gì họ gặp gỡ với thế giới xung quanh; điều xuất phát từ sự gặp gỡ với Đức Giêsu Kitô, sẽ giúp cho tất cả nở hoa. Sống ơn gọi là một người bảo vệ cho công trình của Thiên Chúa là một phần tất yếu của một hiện sinh đạo đức; đó không phải là điều gì của định kiến, cũng không phải là một phương diện thứ yếu trong kinh nghiệm Kitô giáo(Laudato Si’ số 217).

 

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG 

 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!