Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
LÀM SAO ĐỂ CÀNH NHO SINH TRÁI? (CHÚA NHẬT V PHỤC SINH)
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH


CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B

Câu chuyện Chúa hiển dung trên núi, để trọn vẹn ý nghĩa, cần suy niệm trong bối cảnh của những gì xảy ra trước đó.

Đó là thời điểm của sáu ngày trước, khi Chúa Giêsu loan báo cho môn đệ, tại Giêrusalem, Chúa sẽ "chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ lão, các trưởng tế và các luật sĩ hành hạ, bị giết và ngày thứ ba sẽ sống lại" (Mc 8,31).

Loan báo này khiến môn đệ, trong đó có thánh Phêrô chao đảo, lo âu, hoảng sợ. Thánh nhân từng can ngăn Chúa đừng nộp mình để đến nỗi Chúa phải nặng lời: "Satan, lui ra phía sau Thầy" (Mc 8, 33). Thánh Phêrô nói riêng, đoàn môn đệ nói chung, phủ nhận việc Chúa bị bắt bớ, bị giết hại.

Các môn đệ không tưởng tượng nổi, Đấng Messia lại nếm trải đau khổ, thất bại, chết chóc. Họ trông đợi Đấng Messia quyền năng, mạnh mẽ, thống trị, trong khi Chúa trình bày cho họ về chính Chúa, Đấng Messia đích thực chỉ là đầy tớ, luôn phục tùng mệnh lệnh Chúa Cha, hy sinh bản thân, hy sinh mạng sống, phải bị sĩ nhục, bị ruồng bỏ, bị đánh đập, bị giết chết, bị đổ máu thảm khốc...

Làm sao có thể tưởng tượng nổi, người Thầy của mình lại rơi vào hoàn cảnh khủng khiếp đến như vậy? Làm sao có thể chấp nhận được hình ảnh người Thầy đầy quyền phép trong hành động (bao nhiêu phép lạ, bao nhiêu sự chữa lành mà chính các ông chứng kiến), đầy uy nghi của một Bậc Thầy trong giảng dạy, lại có thể chịu những bi đát đến tột cùng như vậy?

Các môn đệ cần một lời giải thích, một câu trả lời về lòng tin và cho lòng tin của chính họ. Vì thế, qua cuộc hiển dung, Chúa củng cố lại cái nhìn về Chúa, củng cố hình ảnh của Đấng Cứu Thế là chính Chúa nơi tâm hồn và suy nghĩ của các môn đệ.

Cuộc hiển dung hôm nay bao hàm tất cả những ý nghĩa ấy. Nhờ câu trả lời đến từ cuộc hiển dung, Chúa Giêsu dạy môn đệ đoàn hiểu rằng:

- Theo Chúa không phải là theo vị lãnh đạo trần thế, như là theo Đấng đến từ trời cao.

- Theo Chúa không nhằm thỏa ước mơ bá quyền, chính trị, "ăn trên ngồi trốc", nhưng là theo Đấng mà cuộc sống của Đấng ấy đầy bấp bênh, "con chồn có hang, con chim có tổ, Con Người không có chỗ tựa đầu".

- Theo Chúa không bao giờ là theo một người chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết chăm cho cuộc sống riêng của bản thân, nhưng là theo Đấng "đến chỉ để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người".

- Theo Chúa, các môn đệ phải hiểu rằng, Chúa là Con Thiên Chúa nhưng trở thành Tôi Tớ, được Cha sai đến thực hiện công cuộc cứu độ nhờ Thập giá, hoàn toàn theo ý Cha định. Chính trong sự hoàn toàn gắn bó, sống chết cho thánh ý Cha, thân xác của Chúa hôm nay, và thân xác phục sinh trong nay mai mới được bù đắp, mới vinh quang, tỏa rạng, sáng ngời.

Chính vì thế, cuộc hiển dung hôm nay là lời dạy về niềm xác tín sẽ có thập giá và cũng sẽ có phục sinh. Đúng hơn, đây là cuộc thần hiện phục sinh diễn ra trước ngày phục sinh.

Vậy, làm sao ta có thể cùng Chúa Giêsu tham dự vào vẻ đẹp hiển dung? Đó là thực hành lời Chúa Cha dạy: “Hãy vâng nghe lời Người”. Vâng nghe lời Chúa Kitô bằng cách học gương vâng phục và theo sát Chúa Kitô của Đức Mẹ.

Chúng ta hãy thực hiện điều mà Đức Cố Giáo hoàng Bênêđictô đã từng dạy: Đây cũng là điều quyết tâm của chúng ta trong mùa Chay: "Lắng nghe Chúa Kitô, theo gương Mẹ Maria. Chúng ta hãy lắng nghe Chúa, qua Lời được ghi lại trong Sách thánh. Chúng ta hãy lắng nghe Chúa qua những diễn biến của cuộc đời, bằng cách đọc thấy qua đó những sứ điệp của Đấng quan phòng. Sau cùng, chúng ta hãy lắng nghe Chúa nơi các anh chị em, cách riêng những người bé nhỏ và nghèo khổ: qua họ Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta thực hiện những hành động yêu thương cụ thể. Lắng nghe Chúa Kitô và tuân theo tiếng của Ngài, đó là quan lộ, con đường duy nhất dẫn đến niềm vui và tình thương dạt dào".

Học lắng nghe Lời Chúa trong suốt hành trình đời sống như Đức Mẹ, là từng ngày, từng ngày, chúng ta tham dự và nên một với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm hiển dung vinh hiển của Chúa. Đó cũng là cách ta sống và từng bước hòa vào cuộc phục sinh vinh thắng của Chúa Giêsu, khởi đi từ chính cuộc sống hàng ngày của ta nơi dương thế cho đến ngày ta toàn thắng với Chúa trong hồng ân của đời vĩnh cửu.

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!