Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 10); ( 13.01.2013); ( Lc 3, 15-16.21-22)

CHÚA NHẬT LỄ THÁNH TẨY CHÚA GIÊSU, NĂM C

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Đoạn Phúc Âm Thánh Luca  tường thuật lại biến cố Chúa Giêsu được Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa dưới sông Giordano hôm nay ( Lc 3, 21-22), được Thánh Luca viết lên những dòng giới thiệu ở đoạn khởi đầu rất có ý nghĩa ( Lc 3, 15-16), nói lên mục đích của Ngài khi viết Phúc Âm:

   - " Hồi đó dân chúng đang trong ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gioan lại chẳng là Đấng Cứu Thế ( Messia)…" ( Lc 3, 15).

Viết lên những dòng vừa kể, Thánh Luca có ý diễn tả tâm trạng đang mong đợi Đấng Cứu Thế của dân Do Thái nói riêng và của nhân loại nói chung.

Và Phúc Âm Ngài viết ra không có mục đích gì khác hơn là thuật lại cho mọi người biết Đấng Cứu Thế mà mọi người mong đợi đã hiện diện giữa họ, như chính Thánh Gioan Tẩy  Giả đã xác quyết trong cùng một đoạn: 

   - " Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi, tôi không đáng cởi quai dép Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa…" ( Lc 3, 15). 

Nhân loại đang khao khát mong đợi Thiên Chúa và Thiên Chúa đáp ứng lại nỗi khao khát đó bằng mạc khải mình cho nhân loại, qua cuộc đời Nhập Thể của Chúa Giêsu, đó là phương thức viết Phúc Âm được Thánh Luca lập đi lập lại dưới nhiều hình thức khác nhau trong toàn Phúc Âm của Ngài, chúng ta đã có dịp xác nhận cách đây hai Chúa Nhật.

Trong phần chính của đoạn Phúc Âm thuật lại biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa ( Lc 3, 21-22), Thánh Luca nêu lên bốn tư tưởng nổi bậc, chúng ta có thể cùng nhau suy niệm: 

   - " Khi toàn dân chịu phép rửa và trong lúc Chúa Giêsu, sau khi chính Ngài cũng đã chịu phép rửa, đang cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lai có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con" ( Lc 3, 21-22). 

a ) Tư tưởng mà chúng ta có thể suy niệm trước tiên hàm chứa trong mệnh đề phụ "Khi toàn dân chịu phép rửa và trong lúc Chúa Giêsu, sau khi chính Ngài cũng chịu phép rửa, đang cầu nguyện,…"( Lc 3, 21).

So sánh cùng một biến cố được Thánh Matthêu và Thánh Marco tường thuật: 

   - " Hồi ấy Chúa Giêsu từ Nazareth miền Galilea đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giordano" ( Mc 1,9).

   - " Bấy giờ Chúa Giêsu từ miền Galilea đến sông Giordano, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình" ( Mt 3, 13). 

Về hình thức văn phạm, chúng ta thấy rằng Thánh Matthêu và Marco tường thuật lại biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa bằng các mệnh đề độc lập để nói lên tính cách quan trọng của biến cố Chúa Giêsu nhận phép rửa và tự ý Ngài đến từ miền Galilea để xin Thánh Gioan làm phép rửa cho, tỏ mối liên đới với dân chúng đang hối cải ăn năn và nhận phép rửa .

Trong khi đó thì biến cố Chúa Giêsu nhận phép rửa được Thánh Luca đặt vào mệnh đề phụ

   - " Khi toàn dân chịu phép rửa và trong lúc Chúa Giêsu, sau khi chính Ngài cũng đã chịu phép rửa, đang cầu nguyện…",  mệnh đề chính được Thánh Luca dùng để nhấn mạnh việc Chúa mạc khải Ngài cho dân chúng: 

   -"Khi toàn dân chịu phép rửa và Chúa Giêsu cũng chịu phép rử và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con" ( Lc 3, 21-22). 

Phương thức viết Phúc Âm " nguyện vọng-đáp ứng", nhân loại khao khát đi tìm Thiên Chúa " khi toàn dân chịu phép rửa…" và Thiên Chúa đáp lại lòng khao khát của nhân loại, mạc khải chính Ngài cho họ " …thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con", một lần nữa được Thánh Luca lập lại. 

Về nội dung của đoạn Phúc Âm, chúng ta có thể suy niệm mẫu gương của Chúa Giêsu khi chịu phép rửa.

b) Mẫu gương đầu tiên được Thánh Luca nói lên ý nghĩa ở chính hai mệnh đề phụ khởi đầu

   - " Khi toàn dân chịu phép rửa và trong lúc Chúa Giêsu, chính Ngài cũng đã chịu phép rửa…".

Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa " Con là Con của Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con" ( Lc 3, 22), nhưng trong hai mệnh đề phụ vừa kể, Thánh Luca không hề đề cập đến bất cứ một khác biệt nào giữa " toàn dân" và Chúa Giêsu.

Thánh Luca chỉ ghi lại một cách đơn sơ để tường thuật biến cố: " Khi toàn dân chịu phép rửa và trong lúc Chúa Giêsu, chính Ngài cũng đã chịu phép rửa,…".

Chúa Giêsu cũng đến đứng chung với đoàn lủ đông đảo dân chúng để nhận phép rửa như bất cứ kẻ tội lỗi nào trong đám họ, mặc dầu Ngài là Con Thiên Chúa, không vướng mắc bất cứ vết nhơ tội lỗi nào.

Chúa Giêsu đứng vào hàng ngủ của người bé mọn, tội lỗi để liên đới với họ, tỏ cho họ tình thương của Chúa Cha và khuyến khích họ can đảm cải  hối để trở lại trong tình Cha con đối với Người.

Tâm tình đó đã được Thánh Matthêu thuật lại, khi những người tội lỗi và người thu thuế bị xã hội Do Thái khinh bỉ đến ngồi đồng bàn với Ngài: 

   - " Khi Chúa Giêsu dùng bửa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và kẻ tội lỗi kéo đến, cùng ăn với người và các Môn Đệ" ( Mt 9, 10).

Không  những vậy Ngài còn đứng ra bênh vực họ, chống lại những ai tự cho mình trọn hảo và khinh thị người khác: 

   - " Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, mà kêu gọi người tội lỗi" ( Mt 9, 13). 

Còn nữa, nếu chú ý chúng ta sẽ thấy rằng nhân loại mà Chúa Giêsu đứng vào hàng ngũ họ để liên đới với họ không phải chỉ là nhóm người Do Thái chạy đến sông Giordano để xin Thánh Gioan làm phép rửa hay toàn dân Do Thái lúc đó, nói rộng hơn.

Nhân loại đó là cả nhân loại, bất cứ ai khao khát Thiên Chúa và bị gánh nặng của tội lỗi đè nén, trói buộc họ tách khỏi tình thương của Thiên Chúa, đều được Chúa Giêsu liên đới và đứng về phía họ để nâng đỡ và khuyến khích họ.

Hiểu được như vậy, chúng ta sẽ hiểu tại sao, sau khi nêu ra mẫu gương liên đới của Chúa Giêsu với nhân loại trong biến cố chịu phép rửa ở sông Giordano, Thánh Luca liền kể lại danh sách gia phả của Chúa Giêsu, khởi đầu từ việc Chúa Giêsu  là con của Thánh Giuse cho đến tổ phụ Adong của nhân loại là con Thiên Chúa:

Chúa Giêsu là anh em của chúng ta, liên kết và hỗ trợ chúng ta cho cả  cộng đồng nhân loại: 

   - " Khi Chúa Giêsu khởi sự rao giảng, Người trạc ba mươi tuổi, thiên hạ vẫn coi Người là con ông Giuse. Giuse là con ông Eli, Eli là con Mattat…và Adong , con Thiên Chúa" ( Lc 3, 38). 

c) Mẩu gương thứ hai của Chúa Giêsu được Thánh Luca ghi lại trong mệnh đề phụ thứ hai: 

" …và trong lúc Chúa Giêsu, chính Ngài cũng đã chịu phép rửa, đang cầu nguyện, thì trời mở ra…" (Lc 3, 21). 

Sau khi nhận được phép rửa, Chúa Giêsu cầu nguyện, cầu nguyện để luôn sống liên hệ mật thiết với Chúa Cha.

Hình ảnh Chúa Giêsu cầu nguyện, mẫu gương cuộc sống thân tình giữa Ngài với Chúa Cha, được Thánh Luca lập lại nhiều lần trong suốt Phúc Âm của Ngài.

Chúng ta có thể nói cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu là cuộc sống luôn luôn hướng về Chúa Cha, Thánh Luca nêu lên để chúng ta noi theo: 

Chúa Giêsu lui vào nơi hoang vắng để cầu nguyện sau khi chữa người bị phong hủi khỏi bệnh ( Lc 5, 16);

Ngài cầu nguyện trước khi tuyển chọn mười hai Môn Đệ ( Lc 6, 12);

Ngài cầu nguyện, trước khi Thánh Phêrô tuyên xưng đức tin ( Lc 9, 18);

Ngài cầu nguyện, trong lúc tỏ mình ra sáng láng ( Lc 9, 28-29);

Ngài cầu nguyện, trước khi dạy chúng ta đọc Kinh Lạy Cha ( Lc 11, 1);

Ngài cầu nguyện, trong vườn Giêtsêmani trong cuộc  khổ nạn ( Lc 22, 41);

Ngài cầu nguyện xin Chúa Cha tha tội cho những kẻ đóng đinh Ngài và cầu nguyện cho đến hơi thở cuối cùng ( Lc 23, 34-46).

Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Ngài đến với chúng ta để mạc khải Chúa Cha cho chúng ta và qua cuộc sống của Ngài,

Ngài dạy chúng ta nếu chúng ta liên đới với anh em, muốn đem Thiên Chúa đến cho anh em, chúng ta phải có Chúa ở với chúng ta, chúng ta phải cầu nguyện với Chúa, sống thân tình với Chúa như Ngài hằng cầu nguyện với Cha Ngài.

Chúng ta không sống thân tình với Chúa, chúng ta không cầu nguyện, chúng ta không có Chúa ở với chúng ta thì không có cách gì chúng ta đem Chúa cho anh em được. Người La Tinh thường nói:  

   - " Nemo dat, quod non habet" ( Không ai có thể cho điều mà mình không có được). 

d ) Một tư tưởng nữa chúng ta có thể suy ngắm trong mệnh đề chính của đoạn tường thuật lại biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay, được Thánh Luca ghi lại: 

   - " và trong lúc Chúa Giêsu, chính Ngài cũng đã chịu phép rửa, đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu" ( Lc 3, 22a ). 

Đó là những gì kết quả  lời cầu nguyện  của người Ki Tô hữu. Chúng ta cầu nguyện, như lúc Chúa Giêsu " đang cầu nguyện" sau khi chịu phép rửa ở sông Giordano, chúng ta được Thiên Chúa ban Chúa Thánh Linh cho chúng ta.

Ngài là Chúa Thánh Linh mà Chúa Giêsu đã hứa sẽ sai đến với chúng ta, sau khi Ngài đã ra về cùng Chúa Cha: 

   - " Song Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em" ( Jn 16, 7). 

Chúa Thánh Linh đến, Người là sự khôn ngoan,  sẽ soi sáng và nhắc lại cho chúng ta hiểu những gì Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: 

   - " Khi nào Thánh Thần sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xãy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em"( Jn 16, 13-14). 

Chúa Thánh Linh cũng là sức mạnh và sự can đảm để giúp người Ki Tô hữu sống đức tin và không khiếp sợ làm chứng đức tin Ki Tô giáo của mình trước bạo quyền: 

   - "Khi người ta điệu anh em đi nộp, anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói" ( Mc 13, 11). 

Nói tóm lại, trong cầu nguyện chúng ta sống thân tình với Chúa Cha và được ban cho Chúa Thánh Linh, đức khôn ngoan và can đảm để sống đời Ki Tô hữu của cá nhân chúng ta và đem Chúa đến cho anh em. 

Nhân loại khao khát  Thiên Chúa và được Ngài đáp ứng mạc khải cho. Mẫu gương liên đới với nhân loại và liên tục cầu nguyện của Chúa Giêsu trong cuộc sống thân tình với Chúa Cha.

Với lời  cầu nguyện chúng ta được ban cho Chúa Thánh Linh ở với chúng ta trong cuộc sống Ki Tô hữu và cuộc sống truyền giáo.

Đó là những tư tưởng chính của bài Phúc Âm Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay của Thánh Luca.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!