Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)

 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

B - Các cuộc tranh luận về Giêrusalem ( Lc 20, 1-21, 4 ).

4 - Con vua David ( Lc 20, 41-44).

Trong cuộc tranh luận nầy, Chúa Giêsu xác nhận rằng Đấng Cứu Thế không đơn sơ chỉ là con vua David, bởi lẽ chính vua David trong Thánh Vinh cũng gọi người là " Chúa của con ": 

   - "  Sấm ngôn của Thiên Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng con: " Bên hữu Cha, Con lên ngự trị và rồi bao địch thủ Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con " ( Ps 110, 1). 

Bởi đó thành ngữ " Con vua David " là một tước hiệu của Đấng Cứu Thế, để nói lên không những nguồn gốc gia tộc của Đấng Cứu Thế ( từ dòng dõi vua David), mà con có ý nghĩa nói lên đồ án của Đấng Cứu Thế là thiết lập lại tôn giáo và chính tri, đã đưa Israel đến thời huy hoàng của vua David.

Trong Phúc Âm Thánh Luca thành ngữ trên đã được dùng để nói về Chúa Giêsu, ví dụ trong biến cố thiên thần truyền tin, 

   - " Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua David, tổ tiên Người " ( Lc 1, 32); hay trong biến cố chữa người mù thành Giêrico, 

   - " Họ bảo cho anh ta biết Đức Giêsu Nazareth đang đi ngang qua đó. Anh liền kêu lên rằng: " Lạy ông Giêsu, con vua David,xin dũ lòng thương con " ( Lc 18, 37-38). 

Nhưng giờ đây Chúa Giêsu xác định chính xác hơn, bằng cách phê bình thành ngữ đó: đó là thành ngữ không nói lên tính cách xác thực nguồn gốc của Người, cũng không nói rõ đồ án cứu đô của Đấng Cứu Thế: 

   - " Sao người ta lại nói Đấng Kitô là con vua David? Vì vua Đavid đã nói trong Thánh Vinh: " Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị. Để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dước chân con " ( Lc 20, 41-44).  

   5 - Thái độ giả hình của các kinh sư ( Lc 20, 45-47).

Bằng nhiều phương cách khác nhau Chúa Giêsu khiển trách các kinh sư đang tìm vinh tôn cho chính mình họ.

Hai thái độ mà Chúa Giêsu khiển trách đối với họ là hai cách ăn ở nguy hại trầm trọng.

   - họ lường gạt thu tóm gia sản, nhà cửa của các bà goá dưới nhiều hình thức khác nhau, và dựa theo ý muốn của người quá cố, ho nhận lấy một số tiền khổng lồ dưới chiêu bài là đảm nhận phận sự canh giữ gia tài cho các goá phu; cũng vậy, ho khoe khoan tỏ ra mình là những người đứng ra cầu nguyện lâu dài, nhưng đó không có gì khác hơn chỉ là hình dáng khoe khoan bên ngoài để lường gạt: 

   - " Anh em hãy coi chừng những kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích ngồi cỗ nhứt trong bàn tiệc. Họ nuốt hết tài sản các bà goá, lại còn làm bô đọc kinh cầu nguyện lâu giờ " ( Lc 20, 46-47).

Bởi thái độ lường gạt đó, Chúa Giêsu không trách cứ trực tiếp các kinh sư, nhưng lại chỉ dạy đó là mẫu guơng bất chính để canh chừng các môn đệ, và nhấn mạnh tố cáo đó là những thái độ nguy hiểm mà người Kitô hữu phải canh chừng, đừng vấp phạm " Anh em phải coi chừng..."  ( Lc 20, 46a).  

Đó cũng là những gì trong đoạn Phúc Âm trước, Chúa Giêsu cũng đã cảnh cáo các Tông Đồ, nói cho các vị biết là đừng trông đợi những danh dự, kính trọng đặc biệt trong việc thi hành sứ mạng của mình: 

   - " Đối với anh em cũng vậy, khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: " chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đó thôi " ( Lc 17, 10). 

Mặc dầu đối với những lời dạy bảo đó, trong buổi tiệc ly, các tông đồ cũng cải nhau ai sẽ là người được coi  lớn nhứt ( Lc 22, 14.24, 27).

   6 - Tiền dâng cúng của bà goá ( Lc 21, 1-4 ).

Đoạn tường thuât nầy có liên hệ trực tiếp với đoạn trước, cho thấy thái độ của các kinh sư và các thầy thông thái luật khác xa với cách hành xử của người goá phụ khó nghèo.

Chính trên cách thức ăn ở của bà, mà Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ lưu ý tới, bằng những lời nói mà Phúc Âm muốn chuyển đạt đến chúng ta những lời giảng dạy quan trọng.

Điều làm cho ai cũng phải để ý không phải chỉ là thái độ không ngần ngừ của bà, mà là dâng cho Chúa tất cả những gì mình có: 

   - " Người cũng thấy một bà goá túng thiếu kia bỏ vào hai đồng tiền kẻm...Thấy nói thật với anh em: bà goá nghèo nầy đã bỏ vào nhiều hơn ai hết " ( Lc 21, 2-3 ). 

Chúa Giêsu xác nhận thái độ của bà goá một thái độ chính đáng và muốn dạy cho các môn đệ xem đó là bài học.

Điều đánh động hơn cả không phải chỉ là thái độ không ngần ngại, mà là dâng cúng tất cả những gì mình có, ngay cả những gì thiết yếu cho cuộc sống, chớ không phải chỉ là phần dư thừa,

   - " ..còn bà nầy, thí rút từ cái túng thiếu của mình, mà bỏ vào đó tất cả những gì mình có để nuôi sống mình " ( Lc 21, 4b).

   

 

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!