Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Tường thuật lại cuộc hành trình ( Lc 11, 51-19, 28) 

15 - Cây vả không sinh trái ( Lc 13, 1-9 ).

Huấn dụ nhắc nhở cuối cùng của đoạn Phúc Âm chúng ta đang tìm hiểu, đó là lời kêu gọi sám hối và cũng là lời cảnh tỉnh cho thái độ lơ lửng, không biết thật lòng hối hận, ăn năn đền tội. 

Trong lúc Chúa Giêsu đang huấn day, thì có một vài người nào đó báo cho Người biết một tin tức nóng bỏng, làm cho ai nấy đều phải sửng sốt. Đó là một nhóm người Do Thái hăng say đấu tranh dành tự do cho quốc gia vừa bi Pilato thảm sát, trong khi họ đang dâng lễ tế tự:

   - " Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể cho Chúa Giêsu nghe chuyện những người Galilea bị tổng trấn Pilato giết, khiến cho máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng " ( Lc 13, 1 ). 

Trong tâm thức của mọi người lúc đó, ai cũng còn nhớ một bất hạnh khác đã xảy ra trong thời gian không lâu trước. Đó là mười tâm công nhân đang làm việc để xây cất một đền thờ, bị tháp đổ xuống chôn sống. 

Dân chúng sai lạc về những bất hạnh có thể xảy ra cho con người, bởi lẽ họ tưỏng rằng họ bị Chúa phạt, tức là vì họ là người tội lỗi.

Trước tâm trạng đó Chúa Giêsu cho biết: 

   - " Các ông tưởng mấy người Galilea nầy bị chịu số phận đó, vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilea khác sao ?

   - " Cũng như mười tám người kia bi tháp Siloe đổ xuống đè chết , các ông tưởng ho là những người mắc tội nặng hơn hết cả mọi người ở thành Giêrusalem sao ? 

Cùng song song với hai câu hỏi đó, Chúa Giêsu chỉ day cho: 

   - " Tôi nói cho các ông biết: không phải vậy đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết như vậy " ( Lc 13, 3).

   - " Tôi nói cho các ông biết: không phải vậy đâu, nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết y như vậy " ( Lc 13, 5 ). 

Qua hai câu xác nhận đó, Chúa Giêsu muốn nói cho biết những người bị thảm trạng chết đi vừa kể, không phải là những người xấu xa hơn những người khác, bởi lẽ tất cả mọi người đều là những kẻ tội lỗi trước mặt Thiên Chúa và tất cả đều phải sám hối, trước khi sự phán xét của Thiên Chúa xảy ra trong đời họ. 

Và tiếp đến dụ ngôn cây vả không sinh hoa trái có muc đích xác định cuộc phát xét của Chúa không biết có thể xảy đến lúc nào trong cuộc sống của mỗi người và đó là lý do tại sao Chúa Giêsu kêu gọi và thôi thúc tất cả đều phải thay đổi, sám hối.

Thời gian đang được kéo dài, đó là dấu chỉ lòng nhân từ của Chúa, chớ không phải là không có cuôc phán xét xảy ra.

Thời gian được kéo dài để cho phép mỗi người biết lợi dụng hoán cải, sám hối, chớ không phải để cho con người ỷ lại chễng mảng, dững dưng.

Thời gian có tính cách quyết định, không phải vì cuôc sống ngắn ngủi, nhưng là vì có đầy những cơ hội quyết định, không cần biết sẽ được kéo dài bao lâu.

Du ngôn cây vả cũng là dụ ngôn Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hôm nay: 

   - " Anh coi đã ba năm, tôi ra cây vả nầy và tìm trái, mà không thấy. Vây, anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất ? ".

   - " Thưa ông, xin cứ đế nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra, sang năm nó sẽ có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi " ( Lc 13, 7-9 ).    

16 - Chữa một người bại liệt và các dụ ngôn Nước Chúa ( Lc 13, 10-30 ).

Phép lạ nầy có nhiều điểm tương đồng với phép lạ chữa môt người đàn ông bị tay liệt, mà chúng ta đã đoc trong bối cảnh những cuộc tranh cải ở Galilea ( Lc 6, 6-11 ).

Ở đây, vào ngày sabat, Chúa Giêsu đang giảng day trong một hội đường và tự sáng kiến của mình, Người chữa lành cho một phu nữ bại liệt: 

   - " Một ngày sabat kia, Chúa Giêsu đang giảng day trong một hội đường. Ở đó có một phụ nữ bị tàn tật đã mười tám năm. Lưng bà còng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được. Trông thấy bà, Chúa Giêsu goi lại và bảo: " Nầy bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền. Rồi Người đăt tay trên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên đươc và tôn vinh Thiên Chúa " ( Lc 13, 10- 13). 

Sáng kiến chữa lành của Chúa Giêsu làm cho ông trưởng hội đường tức tối, vì Người đã ra tay hành động trong ngày sabat.

Ông ta tức tối phản ứng vì đó là động tác trái nghich lại cách tuân giữ luât lệ hình thức, phiến diện, nếu không muốn nói là giả dối của ông ta.

Hành động như vây, Chúa Giêsu cho thấy cách " giữ đao, hành đạo " với cái vỏ trống không bên ngoài của ông và những người hành xử theo ông.

Kiên giữ ngày sabat không phải là để tưởng nhớ lại cuôc giải phóng dân Israel ra khỏi cảnh nô lệ của Pharaon sao?

Vậy thì tại sao lại cho rằng giải thoát môt con người khỏi tình trạng nô lệ lại là điều trái ngược, không được phép làm, vi phạm ngày sabat?

Thực hiện một động tác giải thoát, đó mới chính là động tác cử hành tôn trọng ngày sabat, chớ không phải là  vi phạm.

Bởi đó Chúa Giêsu nói thẳng với ông ta và những người trong hội đường hôm đó: 

- " Những kẻ đạo đức giả hình kia ! Vậy ngày sabat, ai trong các ngươi lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước ? Còn bà nầy là con cháu ông Abrahamm, bị Satan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày sabat ? ( Lc 13, 15-16 ) 

Tính tình thẳng thắng đó của Chúa Giêsu được dân chúng đón nhận phấn khởi: 

- " Nghe Người nói như vậy, tất cả những kẻ chống đối Người lấy làm xấu hổ, còn toàn thể đám đông thì vui mừng, vì mọi việc hiển hách Người đã thực hiện " ( Lc 13, 17).

Liên kết chặt chẽ với những gì được kể ra, Thánh Luca giới thiệu thêm cho chúng ta hai dụ ngôn: hạt cải ( Lc 13, 18-19) và men trong bột  ( Lc 13, 20). Cả hai điều có mục đích giải thích chủ đề về Nước Thiên Chúa.

Thánh Luca đọc và viết ra ý nghĩa dụ ngôn, khi Giáo Hội lúc đó lan rộng ra nhiều nơi và ngạc nhiên nhận thấy những thời điểm khởi đầu khiêm tốn của cây cối to lớn: thật vậy, ai có thể ngờ được ! 

- " Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được " ( Lc 13, 19 ).

- " Nước Thiên Chúa giống như môt nắm men, bà kia lấy bỏ vào trong ba thùng bột, cho đến khi cả bột dậy men " ( Lc 13, 20). 

Khi Chúa Giêsu kể lại dụ ngôn, lúc đó hạt cải đó chỉ một hạt cải bé nhỏ, một nắm men bột.

Đó chỉ là hai vật thể bé nhỏ, nhưng với tiềm năng thật to lớn. Sức mạnh của Nước Thiên Chúa cũng vậy.

Như vậy, lời dạy bảo của Chúa Giêsu là một bài học tin cậy, can đảm và  hy vọng. 

Nhưng các dụ ngôn vừa kể cũng là lời mời gọi phải biết chuyên cần, đó là lời khuyên bảo cuối cùng phải nhận biết tầm quan trọng của hiện trạng mình đang có: cơ hội đang hiện diện, buổi gặp gỡ đó là những dịp quan trọng.

Hiện trạng khiêm tốn trong cuộc sống không nên trở thành lý do để chúng ta lơ đễnh, bỏ qua hay khước từ.

Đây không phải là bỏ qua hay khước từ những sư kiện tầm thường, mặc cho bề ngoài có vẻ nhỏ nhoi, không đáng kể, nhưng là khước từ những cơ hội sẽ đưa đến những hậu quả không thể đo lường được. 

Thời Chúa Giêsu, trong các  nhà tôn giáo học thường có những cuộc tranh luận ai là người sẽ được cứu thoát:

   - một vài kinh sư cho rằng cả dân Israel có lẽ đều được cứu thoát, bởi lẽ Thiên Chúa là Đấng trung tín, không thể bỏ rơi dân Người.

   - trong khi đó thì những người khác nghiêm khắc hơn, cho rằng chỉ có một số ít người được cứu thoát.

Nhưng Chúa Giêsu, khi đươc hỏi về vấn đề vừa đươc đề cập, Người không trả lời, cũng không đăc tâm chú ý gì đến vấn đề bàn cải thần hoc đang bàn.

Chúa Giêsu không đặc tâm lưu ý gì đến số lượng, mà chỉ chú tâm vất bỏ đi quan niệm bảo đảm vững chắc lệch lạc, thoát xuất từ quan niệm sai lạc về vị thế thuộc về Chúa của mình.

Được cứu rỗi không phải là điều chắc chắn dĩ nhiên đối với bất cứ ai.  

Bởi đó động từ ở thì mệnh lệnh tính ( impératif ) " hãy chiến đấu " đươc đặt liền với danh từ " cửa hẹp " nói lên ý nghĩa không được chểnh mãng mất thời giờ và không được đến trể: 

- " Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào, vì Ta nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào, mà không thể được " ( Lc 13, 24  

Chủ nhà, một khi đã đóng cửa lại và bắt đầu khai mạc bửa tiệc, không mở cửa cho ai khác hết, cả đối với bạn hữu cũng vậy. Bởi đó, có than trách thêm cũng vô ích: 

- " Chúng tôi đã từng đươc ăn uống trước mặt ngài và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi " ( Lc 13, 26 ).  

Như vậy, không ai có được sự bảo đảm an toàn chắc chắn nào, nhưng tất cả phải thức tỉnh.

Tin cậy và thanh thoảng yên lành, bởi vì chúng ta nhận biết mình không xứng đáng gì để được một ơn cứu độ cao cả như vây. 

Dân Chúa có thể bị loại bỏ ra bên ngoài bửa tiêc cứu độ: 

- " Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Abraham, Isaac và Giacob cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lai bị đuổi ra bên ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dư tiệc trong Nước Thiên Chúa " ( Lc 13, 28-29). 

Bởi lẽ có họ hàng bà con với Chúa thôi, chưa đủ. Thuôc dòng dõi con cháu Abraham thôi, chưa đủ.

Chúa Giêsu diễn tả Nước Thiên Chúa theo thủ tục Do Thái, dựa trên hình ảnh bửa tiệc cứu độ ( Is 25, 6; Lc 14, 5. 16-24; 22, 16. 18-30), trong đó những kẻ được mời tựu họp nhau bên canh các tổ phụ.

Nhưng điều làm cho người tham dự có quyền được ở bên cạnh tổ phụ không phải là vì tình liên hệ máu mủ, mà là có cùng một đức tin như các vị.

Điều đó làm cho chúng ta dễ hiểu tại sao các Kitô hữu tiên khởi nhận thức được Nước Chúa đã từ dân Do Thái lan tràn đến dân ngoại. 

Lời cảnh giác của Chúa Giêsu được kết thúc bằng một câu mà Phúc Âm dùng đi dùng lai nhiều lần, như là câu đúc kết nhiều điều huấn dạy:

- " Những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót " ( Lc 13, 30).  

Câu kết luận xác quyết vừa kể tuyên bố một cách mãnh liệt và rõ ràng rằng loan báo Phúc Âm mang theo nơi mình viêc đảo lộn trật tự của các tiêu chuẩn cũ để chuẩn định giá trị. Nhiều người tưởng rằng chắc chắn mình sẽ được mời vào bàn tiệc, sẽ thấy mình bi loại. những người khác ( như các dân ngoại chẳng hạn ) sẽ từ phương đông và phương tây đến, chính ho sẽ được mời vào.

Các tiêu chuẩn của Thiên Chúa khác với các định chuẩn của con người.

Bởi đó không nên phán đoán hoàn cảnh, tình trạng của người khác, nhưng mỗi người sẽ phải trả lẽ về mình trước mặt Thiên Chúa:

 - " Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa " ( Lc 13, 29 ).

 17 - Erode bất thân thiện( L 13, 31-35 ).

Chúa Giêsu sắp đi ngang qua lãnh địa của Erode, không những là một tên chó sói xảo trá, mà còn hèn hạ nữa.

Ông ta tưởng có thể loại trừ Chúa Giêsu bằng mưu mô, cũng như trước đó đã tiêu diệt Gioan Tẩy Giả:

  - " Cũng vào giờ ấy, có mấy người Pharisêu đến thưa với Chúa Giêsu: " Xin ông ra khỏi đây, vì vua Erode đang muốn giết ông " ( Lc 13, 31 ).

Nhưng Chúa Giêsu đi đến Giudea, không phải do Erode quyết định, mà là chuyến đi đó nằm trong chương trình của Thiên Chúa: như tất cả các ngôn sứ, Chúa Giêsu phải chết ở Giêrusalem. Bởi đó cuộc hành trình của Chúa Giêsu không tùy thuộc vào Erode, cũng như không vào ai khác, mà do nhu cầu được Thiên Chúa thiết định:

 - " Tuy nhiên, hôm nay, ngày mai và ngày mốt tôi phải tiếp tục đi, vì một ngôn sứ mà chết ngoài thành Giêrusalem thì không được " ( Lc 13, 33). 

Về sau Thánh Luca sẽ nhắc lại rằng Chúa Giêsu khóc đối với Giêrusalem:

- " Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Chúa Giêsu khóc thương, mà nói: " Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi ! Nhưng hiên giờ điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được. Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp lủy  chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời gian ngươi được Thiên Chúa viếng thăm " ( Lc 19, 41-44 ).

Nhưng ở đoạn Phúc Âm chúng ta đang tìm hiểu nầy, sau khi cho biết rằng thị trấn Giêrusalem sẽ khước từ và giết Người đi, Chúa Giêsu còn xác quyết ba điều khác.

- Điều xác quyết thứ nhứt, đó là thái độ khước từ của Giêrusalem không phải là một hành vi lẻ loi, mà là thành phần của một dòng lịch sử lâu dài kém hiểu biết, phản bội và giết chết các ngôn sứ. Chúa Giêsu hiểu cuộc tử đạo của Người dưới ánh sáng cuộc tử đạo của các ngôn sứ.

- Điều xác quyết thứ hai, cuộc khước từ đó của Giêrusalem không phải là một thái đô khước từ vô thưởng vô phạt, mà là cuôc khước từ quyết đinh. Bởi đó Giêrusalem sẽ bị trừng trị nghiêm khắc hơn là những lần chối bỏ đối với các ngôn sứ. Thị trấn của Thiên Chúa sẽ bị bỏ quên:

* " Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái các ngươi lai, như gà mẹ tâp hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu. Thì này, nhà các ngươi sẽ bị bỏ mặc cho các ngươi " ( Lc 13, 34b-35a ). 

Câu xác quyết đó của Chúa Giêsu nhắc lại những gì đã được ghi lại trong sách ngôn sứ Geremia: 

     * " Thật vậy, Thiên Chúa phán như sau về nhà của vua Giuda: " Cho dầu đối với Ta, ngươi là Galaad, là đỉnh núi Liban, nhưng Ta quyết biến ngươi nên sa mạc, nên thành thị không người cư trú " ( Ger 22, 5 ).

   - Điều xác quyết thứ ba, nhắc nhớ rằng không phải chỉ là thái độ ương ngạnh từ chối, mà còn cứng đầu cứng cổ trước tình yêu Thiên Chúa, Đấng lo lắng chăm sóc âu yếm đầy tình thương như gà mẹ ấp ủ đàn con, " như gà mẹ tập hợp đàn con dưới cánh ", để yêu thương bảo vệ chúng. 

Hiểu đươc như vây, chúng ta hiểu được Thánh Giá của Chúa Giêsu,

   - một đàng là thượng đỉnh của thái độ bất thân thiện của con người khước từ,

   - nhưng đồng thời cũng là thượng đỉnh tình yêu Thiên Chúa đối với con người:

     * " Ta nói cho các ngươi hay: các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa, cho đến ngày các ngươi nói: " Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Thiên Chúa " ( Lc 13, 35b).

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!