Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)


 

NGUYỄN HOC TẬP


 

Tường thuật lai cuộc hành trình ( Lc 9, 51-19, 28 ).


 

4. Các thị xã không biết thống hối ( Lc 10, 13-16 ).

 

Sau những lời thuyết giảng về sứ mạng Người đang thực hiện, Chúa Giêsu còn nói lên hai lời trách cứ, dĩ nhiên là hai biến cố được xảy ra ở những thời điểm và địa danh khác nhau, nhưng được đặt chung nhau trong Phúc Âm Thánh Luca một cách tuyệt vời.

 

Đó là những lời phán quyết trách cứ được nói lên, không phải có ý ám chỉ đến những nhà truyền giáo, mà là đến những ai được nghe các lời loan báo huấn dạy của các ngài.  Đó là cần phải biết lắng nghe với đức tin và mau mắn sám hối:

 

  - " Khốn cho ngươi, hỡi Corazin ! Khốn cho ngươi, hỡi Betsàida! Vì nếu các phép lạ đã được làm nơi các ngươi, mà được làm tại Tiro và Sidon, thì từ lâu họ đã mặc áo vãi thô, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối rồi " ( Lc 10, 13 ).
 

Corazin Betsàida và Capharnaum là ba thi xã, nơi Chúa Giêsu đã thực hiên phần lớn các động tác của Người. Dân chúng của các thi xã đó đã được nghe và được chứng kiến tận mắt các phép lạ, nhưng ho vẫn không tin và sám hối, Trong khi đó thì Tiro và Sidon là những thị xã dân ngoại, nếu đã được nghe và chứng kiến như họ, dân chúng của hai thị xã dân ngoại vừa kể có lẽ đã đón nhận Phúc Âm rồi.

 

Lời phán đoán trách cứ đối với thi xã Capharnaum thật nặng nề. được trích từ sách tiên tri Isaia:

 

  - " Chính ngươi tự nhủ: " Ta sẽ lên trời; ta sẽ ngự trên núi Hội Ngộ, chốn bồng lai cực bắc. Ta sẽ vượt ngàn mây thẵm, sẽ nên như Đấng Tối Cao. Nhưng ngươi lai phải nhào xuống âm phủ, xuống tận đáy vực sâu " ( Is 14, 13-15 ), được tiên tri Isaia để tố cáo đây là thi xã ngạo mạng và tôn thờ thần tượng như Babylone.
 

Để kết thúc lời thuyết giảng đang được trình bày, Chúa Giêsu hướng về các nhà truyền giáo và nhắc nhớ các vị một nguyên tắc trong truyền thống Do Thái: " Người được một nhân vật sai đi, đươc coi như chính là nhân vật đó ".

 

Hiểu như vậy, lắng nghe người được sai đi, tức là đón nhận lời giảng dạy của vị đó và đem ra thực hành, cách hành xử đó cũng như là thái độ đón nhân và lắng nghe chính con người Chúa Giêsu, Đấng đã được Chúa Cha sai đến:
 

  - " Ai đến với Thầy và nghe những lời Thầy day, mà đem ra thực hành, thì Thầy sẽ chỉ cho anh em biết người ấy ví được như ai: Người ấy ví được như một người khi xây nhà, đã cuốc, đã đào sâu và đặt nền móng trên đá. Nước lụt dâng lên, dòng sông có ùa vào nhà, thì cũng không lay chuyển nổi, vì nhà đã được xây vững chắc " ( Lc 6, 47-48).

 

Bởi đó, khước từ, chống đối nhà truyền giáo, người được Chúa sai đến, nói cho cùng cũng là một cách nào đó, khước từ đồ án cứu rổi của Thiên Chúa.


 

5. Bảy mươi hai môn đệ trở về ( Lc 10, 17- 24).

 

Các môn đệ được sai đi, trở về thuật lai cho Chúa Giêsu về những thành công của mình trong việc khử trừ qủy dữ. Quyền chữa trị mà Chúa Cha đã ban cho Chúa Con cũng cho thấy được hiệu quả nơi các môn đệ, khi các vị khẩn cầu tên Chúa Giêsu:

 

  - " Bấy giờ ông Phêrô nói: " Vàng bạc thì tôi không có, nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nazareth, anh hãy đứng dậy mà đi " ( Act 3, 6 ).

 

Nhân dịp đó Chúa Giêsu diễn tả môt cách biểu tượng lòng xác tín rằng các cuộc trừ qủy nhân chứng cho thấy quyền lực của sự dữ đã sup đổ.

 

Và Người nói lên cho biết nguyên do:

 

  - " Còn nếu tôi dùng tay Thiên Chúa mà trừ qủy, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông " ( Lc 11, 20).

 

Triều Đai Thiên Chúa đã đến và đang chiếm lấy vị thế trên Satan.

 

Từ nay trở đi, các môn đệ có thể đương đầu với các hiên tượng hiện diện của qủy thần, không còn phải sợ hãi. Bởi lẽ quyền lực của qủy dữ đã bị đặt dưới uy quyền phát xuất từ chính Chúa Giêsu..
 

Nhưng niềm hân hoan đích thưc của các vị đại diện của Chúa Giêsu không phải chỉ là quyền thế các ngài lướt thắng sức manh địa ngục, nhưng chính bởi sự kiên là tên họ các vị được khắc ghi vào sổ sách đời sống bất tận:

 

  - " Tuy nhiên, anh em chớ vui mừng vì qủy thần phải bị anh em khuất phuc, nhưng hãy vui mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời " ( Lc 10, 20).
 

Đầy vui mừng, bởi vì Triều Đại Thiên Chúa đã đến, được minh chứng bằng các việc trừ qủy, Chúa Giêsu cám tạ Chúa Cha vì Người đã mạc khải mình cho " những kẻ bé mọn ":

 

  - " Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngơi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đep ý Cha " ( Lc 10, 21).
 

Khi Chúa Giêsu đề câp đến " các bậc khôn ngoan và thông thái ", Người có ý ám chỉ các thành phần chọn lọc tôn giáo Do Thái, các kinh sư và các người Pharisêu, là những hạng người vẫn còn mù quáng trước những gì Người loan báo cho.

 

" Những kẻ bé mọn "  trái lại, là những người không có được văn hoá, không có thẩm quyền tôn giáo.
 

Sau cùng Chúa Giêsu quay về các môn đệ và nói riêng với các vi, bảo cho các vị hãy ý thức sự may mắn mà mình có đươc. Đó là

 

 - đươc thấy sự chiến thắng trên điều ác ( hay Satan phải đổ nhào ),

 

 - được mời gọi để biết được Chúa Cha và Chúa Con và xác tín được cách xác đáng giá trị của Thiên Chúa đảo ngược hẵn các thiết chế giá trị của con người:

 

 - " Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy " ( Lc 10, 23 ).


 

  6. Người Samaritano nhân lành ( Lc 10, 25-37 ).

 

đề về việc đi theo Chúa Giêsu, trở thành môn đệ Người, được Thánh Luca tiếp tục ghi lại ở đây, nhân dịp một thầy thông thái luật đặt câu hỏi với Người:
 

  - " Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiêp ? " ( Lc 10, 35 ).
 

Câu trả lời của Chúa Giêsu cho biết đâu là cách ăn ở xứng đáng của người môn đệ đích thực.

 

Hai chiều hướng của tình yêu - yêu thương Thiên Chúa và yêu thương người thân cận - có liên hệ sâu đậm với nhau, nhưng không đến độ làm mất đi hai chiều hướng khác biêt đó, hướng thiên và hướng tha.

 

Tình yêu đối với Thiên Chúa là yêu thương hoàn toàn, trọn hảo:
 

  - " Người phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi " ( Lc 10, 27 ).

Và tầm mức yêu thương người thân cận,

  - " yêu mến người thân cận như chính mình " ( Lc, id.). 

 

Qua câu nói đó của Lề Luật, ngay cả trong tình yêu, Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa và người thân cân vẫn là con người thân cận với mình.

 

Thầy thông thái luật trả lời rất chính đáng, vì ông đã trích dẫn đoạn văn của Sách Đệ Nhi Luật:

 

  - " Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em hết dạ, hết sức anh em " ( Dt 6, 4 ), và đoạn văn của Sách Levi,
 

  - " Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuôc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình. Ta là Thiên Chúa " ( Lv 19, 18).
 

Nhưng thầy thông thái luật muốn biết rõ hơn, xác định hơn quan niệm " người thân cận ", bởi vì ông muốn đạt được sự sống đời đời.

 

Trong dụ ngôn, một thầy tư tế và một thầy Levi, tránh né, bỏ qua viêc tiếp cứu người lâm nạn bị thương tích. Không phải vì lòng dạ ho cứng cỏi, không biết thương xót,  mà đúng hơn vì muốn giữ trạng thái thanh sạch tế tự của mình.

 

Thật vậy luật truyền rằng thầy tư tế phải giữ mình sạch sẽ để có thể phục vụ tế tự trong đền thờ và máu me là phẩm vật dơ bẫn.

 

Nhưng đối với Chúa Giêsu, phụng vụ tế tự không thể thi hành mà phải hy sinh đến cả đức bác ái, mà còn muốn nói lên điều thanh sạch mà Thiên Chúa muốn là thanh sạch khỏi tội lỗi, bất công, chớ không phải khỏi máu của người bị thương.

 

Dĩ nhiên Chúa Giêsu không chối bỏ giá trị của sự cầu nguyên. Người chỉ muốn nhắc nhớ  cần phải chú ý rằng tế tư không làm cho con người xao lãng các phận vụ yêu thương của mình và bồn phận đối với đức công bằng.
 

Để nêu lên con người như là mẫu gương phải theo, Chúa Giêsu không lấy ví dụ một người Pharisêu tôn giữ trọn hảo lề luật, mà là môt người thuộc dân tộc Samaritano bị người Do Thái khinh chê.

 

Trong dụ ngôn, Chúa Giêsu không hề đề cập đến nạn nhân bị thương, không cho biết căn tính của người đó là ai, mà chỉ nói lên tình trạng cần thiết khẩn trương của anh ta.

 

Như vậy, " người thân cận " là bất cứ ai, là kẻ đang cần đến anh, mà anh gặp đươc, người đó có là người quen biết hay không cũng vậy.

 

Quan niệm phổ quát đó về người thân cận có nền tảng của mình trong cả Phúc Âm, tức là trong đặc tính phổ quát cho mọi người của tình yêu Thiên Chúa.

 

Hiểu như vậy, vấn đề được đặt ra không phải là cần phải xác định cho biết ai là người thân cận của tôi, cho bằng là vấn đề làm thế nào trở nên thân cân đối với bất cứ ai mà mình gặp phải trên đường, đang cần được mình giúp đỡ.

 

Khi thầy thông thái luật tỏ ra ông đã hiểu được ý nghĩa đó trước động tác của người Samaritano nhân lành, trở nên người thân cận đối với nạn nhân đang cần được giúp đỡ, Chúa Giêsu mới khuyên ông và mọi người chúng ta đối với bất cứ ai đang cần đến, mà chúng ta gặp được trong cuôc hành trình đời sống hiện tại của mình:
 

  - " Ông hãy đi và cũng làm như vậy ( để được sư sống đời đời làm gia nghiêp ) " ( Lc 10, 37 )       

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!