Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TRONG PHÚC ÂM CÓ CON NGƯỜI

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

- " Phúc Âm mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa, tình yêu của Ngài cho con người, và "mạc khải hoàn hảo chính con người cho con người" (GS, 22). 

Mạc khải Ki Tô giáo là những mạc khải được thể hiện trong lịch sử nhân loại. Nói với con người bằng ngôn ngữ cập nhật dễ  hiểu của họ: do đó, Giáo Hội không thể nào không quan tâm đến hoàn cảnh xã hội, văn hóa và điều kiện sống của con người trong thực tại: 

   - " Vui mừng va hy vọng, buồn phiền và lo âu của con người, Giáo Hội cảm nhận thực sự và mật thiết liên đới với nhân loại và dòng lịch sử của họ" ( GS, 1 ). 

Giáo Hội chia xẻ những vấn đề của con người " bằng chiếu rọi ánh sáng Phúc Âm để giải thoát con người và canh tân xã hội" ( GS, 3 ). 

Với ánh sáng Phúc Âm, chúng ta biết được con người cao cả hơn các tạo vật,

   - được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa ( Gn 1, 27),

   - từ hàng thọ tạo được nhắc lên địa vị làm con Thiên Chúa( Mt 6,9 )

   - và được Chúa cho tham dự vào bản tính Thiên Chúa của Ngài, vào đời sống nội tại mà Ngài đang sống ( 2 Pt 1,4). 

Con người với địa vị cao cả đó, nhưng nhìn vào thực tại là con người bị khổ hạnh, băng hoại  do tội lỗi và do các điều kiện sống của mình.

Do đó ánh sáng Phúc Âm không phải chỉ mạc khải cho con người Thiên Chúa và địa vị cao cả lý tưởng của mình, mà còn là ánh sáng và sức mạnh trợ lực con người để giải thoát con người hoàn hảo của mình, như khuôn mẫu của Thiên Chúa khi Người tạo dựng nên họ: 

   - " Phúc Âm là thông điệp của tự do và sức mạnh để giải thoát. Trước tiên và chính yếu, Phúc Âm là thông điệp và sức mạnh giải thoát khỏi nô lệ, căn cội do tội lỗi. Và từ đó là sự giải thoát toàn vẹn con người. Điều đó có nghĩa là Phúc Âm giải phóng con người khỏi ách nô lệ của văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị. Tất cả những căn cội nô lệ đó, chung quy đều phát xuất từ tội lỗi (và hậu quả của tội lỗi là ý thức hệ băng hoại về con người), tạo nên muôn vàn nghịch cảnh ngăn cản con người có được cuộc sống xứng đáng với địa vị của mình" (Congregazione per la Dottrina della Fede, Istruzione Libertatis Nuntius, 06.08.1984, n. 866 ).   

Muốn giải thoát con người và tạo cho con người một cuộc sống xứng đáng với địa vị của mình, Phúc Âm phải là sứ điệp tự do, sức mạnh giải thoát và định hướng lý tưởng để thiết lập lại trật tự trần thế, bị băng hoại bởi tội lỗi và các ý thức hệ lệch lạc về con người và về xã hội: 

   - " Sứ mạng cứu rỗi của Chúa Ki Tô, một đàng có cùng đích giải thoát con người, nhưng đàng khác cũng nhằm thiết lập lại tất cả trật tự trần thế. Do đó sứ mạng của Giáo Hội không những nhằm đem lại  Tin Mừng và Ơn Cứu Độ của Chúa Ki tô cho nhân loại, mà còn nhằm tác động và hoàn hảo hóa lãnh vực trần thế bằng tinh thần Phúc Âm" (Apostolicam Actuositatem, 5). 

Và đây là cách hành xử của Giáo Hội: 

- a) Can thiệp bằng áng sáng chân lý.

Can thiệp bằng ánh sáng luân lý để hướng dẫn các lãnh vực trần thế, cũng như để phán đoán các áp dụng thiết thực trong nhản quang phục vụ con người:

     " Giáo Hội có quyền và có bổn phận không những bảo vệ các nguyên tắc liên quan đến lãnh vực luân lý và tôn giáo, mà còn có quyền và bổn phận can thiệp vào lãnh vực trần thế, mỗi khi cần phán đoán việc áp dụng các nguyên tắc trên vào các trường hợp thiết thực" (Gioan XXIII, Mater et Magistra, 239). 

- b) Chiếu soi định hướng các đồ án.

Bằng ánh sáng luân lý, chiếu soi để định hướng các đồ án lãnh vực  trần thế:

   " Không có bất cứ trường hợp nào trong đó Giáo Hội có thể từ chối bổn phận của mình, có uy tính can thiệp, không phải đối với các vấn đề kỹ thuật chuyên môn, mà Giáo Hội không có phương tiện thích hợp để can thiệp, nhưng can thiệp vào tất cả những gì có liên quan đến lãnh vực luân lý " (Pio XI, Quadragesimo Anno, 45 ). 

- c) Trình bày nhãn quang toàn diện về con người và xã hội.

       Trình bày nhãn quang toàn diện về con người và xã hội:

   - " Giáo Hội không ngần ngại trình bày với tư cách là tiếng nói kinh nghiệm về con người, có khả năng cung hiến cho nhân loại điều gì là sở hữu cá biệt của mình: nhãn quang toàn diện về con người và về xã hội" ( Phaolồ VI, Populorum Progressio, 13). 

Như vậy Giáo Hội có "đề nghị xã hội " của minh để cống hiến cho cộng đồng nhân loại, "đề nghị dưới ánh sáng Phúc Âm" , để đưa ra những đường lối chính yếu cho xã hội con người (nguyên tắc, tiêu chuẩn để phán đoán và định hướng để tổ chức xã hội nhân loại).

Và tiếp theo những "đề nghị xã hội" có tính cách lý tưởng tổng quát đó, bất cứ ai thành tâm thiện chí, cũng có thể khai triển thành những đồ án và chương trình hành động.  

- d) Bôn phận thực hành của người tín hữu giáo dân.

Bổn phận thực hành của người giáo dân:

   - " Đồ án tổ chức xã hội của Giáo Hội, một "Nền Văn Minh Tình Thương", được đặt nền tảng thần học trên Phúc Âm về con người, nhưng rồi phải được diển ra bằng những đồ án hành động can đảm để phóng thích hàng triệu người khỏi các mối áp bức xã hội, kinh tế vá chính trị" (Congregazione per Dottrina della Fede, Libertatis Conscientia, 81). 

  - "Đồ án tổ chức xã hội được Giáo Hội đề ra, không phải chỉ giới hạn trong việc nêu ra các nguyên tắc hay những lời khích lệ có tính cách tổng quát cho việc dấn thân xã hội. Huấn dụ xã hội của Giáo Hội cốt ý nhằm định hướng đi đến hành động" (Congregazione per Dottina della Fede, Libertatis Conscientia, 72). 

  - "Người tín hữu giáo dân không thể nào dững dưng trước việc tham gia vào chính trị ( ?). Các lời tố cáo cho rằng chính trị là môi trường tạo địa vị, chức tước, tôn thờ quyền lực, chú tâm cho ích kỷ bè phái, hối lộ (?), cũng như những ý kiến cho rằng (?) chính trị chắc chắn là môi trường nguy hiểm cho luân lý, không đưa đến một biện luận mảy mai nào cũng như đưa đến một hoài nghi nào cho việc người tín hữu giáo dân được thoái thác trong việc đảm nhận trách vụ công cộng" (Gioan Phaolồ II, Christi Fideles Laici, 42 ). 

   - "Sự dấn thân vào hoạt động xã hội và chính trị của người tín  hữu giáo dân bắt nguồn từ đức tin, bởi đức tin soi sáng toàn vẹn con người và đời sống con người. Do đó, người giáo dân sống trung thực với đức tin của mình, dĩ nhiên phải thể hiện sự trung thực đó torng việc dấn thân vào lãnh vực công cộng, vào việc tham dự các cơ chế chính trị và xã hội trong đời sống thường nhật của mình để Phúc Âm hóa các cơ chế và hoạt động trần thế" (Sinodo 1987, Vocazione e Missione dei Laici nella Chiesa e nel Mondo, Appello Finale, 10). 

Huấn dụ xã hội của Giáo Hội và vai trò của người tín hữu giáo dân trong cuộc sống xã hội hằng ngày là vậy.

Đối với người tín hữu Chúa Ki Tô, trần gian không phải là tù ngục,

   - " Dương gian nầy là chốn lưu đày, đoàn con như khách lữ hành... ", cần phải vượt thoát, trốn, " thoát tục ", mà là môi trường sống, "không gian thần học " (espace théologique ) được Thiên Chúa là Cha tốt lành dựng nên, tiên liệu "tốt đẹp"  trước khi dựng nên con người, trước khi con cái mình mở mắt chào đời:

   - " Thiên Chúa thấy rằng đó là điều tốt đẹp " (Gen 1, 3.8.12.18.21.25).

Và rồi Thiên Chúa là Cha tốt lành giao thế giới mà Người dựng nên tốt đẹp cho chúng ta  "trồng trọt và trông coi"  (Gen 2, 15).

Người tín hữu Chúa Ki Tô nói chung và người tín hữu giáo dân nói riêng, phải chăm lo, ra sức gắng công, "trồng trọt và trông coi " chống lại nghịch cảnh, chống lại sự dữ và  làm cho thế giới càng sinh hoa kết quả, trở nên tốt đẹp hơn và thánh hoá môi trường sống, bằng đời sống và bằng việc làm của mình,  để tất cả mọi người biết được Thiên Chúa là Cha và chúng ta là anh em với nhau, cùng nhau nhận biết, cảm tạ và tôn vinh Chúa:

   - " Lạy Cha chúng con ở trên trời ..." ( Mt 6, 9).

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!