Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

1 - Công cuộc cứu rổi của Chúa Giêsu là giải thoát con người.

Công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu, tự bản tính của mình, là tác động để giải thoát con người,

   - không phải chỉ giải thoát con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết,

   - mà còn giải thoát con người khỏi những gì ràng buộc, đê tiện hóa và nô lệ hóa con người,

   - khỏi chủ thuyết lệch lạc, hành động sai trái cũng như hoàn cảnh xã hội thiếu thốn bất hạnh do con người và do thiên nhiên gây ra.

Chúa Giêsu làm gương cho chúng ta trong khoảng đời trần thế của Ngài, không những mạc khải Thiên Chúa cho con người và con người cho con người với địa vị cao cả của mình trong Phúc Âm, Ngài còn can thiệp vào những bất hạnh thường nhật của con người để nâng đỡ họ.

   - Ngài biến nước thành rượu ở tiệc cưới Canaan khi họ hết rượu ( Jn 2, 1-12).

   - Hoá bánh ra nhiều để nuôi dân chúng đói khát ( Mt 14, 13-21; 16, 32-39).

  - Và chữa lành các bệnh tật cho kẻ tật nguyền, đau yếu: “ người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” ( Mt 11, 5).

Như vậy sứ mạng cứu rỗi của Chúa Giêsu không phải chỉ rao giảng Phúc Âm cho con người, mạc khải tình thương Thiên Chúa cho con người và dẫn dắt họ đến Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc viên mãn và bất diệt, mà còn có mục đích thiết lập lại trật tự trần thế, hướng dẫn mọi sự, chung quy về một nguyên thủ duy nhứt là chính Chúa Ki Tô: 

   - “ Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Chúa Giêsu Ki Tô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu…Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu: thiên ý nầy là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Chúa Ki Tô. Đó là đưa thời gian tới thời viên mãn, để quy tựu muôn loài trên trời đất, dưới quyền một thủ lãnh là Chúa Ki Tô ” (Eph 1, 5-6.9-10).   

Giáo Hội nhận lãnh sứ mạng đó của Chúa Giêsu. Do đó sứ mạng của Giáo Hội cũng không phải chỉ mang sứ điệp cứu rỗi  và ân sủng của Người cho con người, mà còn thấm nhuần và hoàn hảo hóa lãnh vực trần thế bằng tinh thần Phúc Âm.

Nói cách khác, Giáo Hội có bổn phận hành xử thế nào để làm cho con người có kả năng xây dựng và thiết định các lãnh vực trần thế theo chương trình an bài của Thiên Chúa, quy về Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu. 

2 - Bổn phận người tín hữu giáo dân và môi trường trần thế.

Là thành phần của Giáo Hội và với đặc tính trần thế của mình, như Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân của Công Đồng Vatican II xác nhận ( LG, 4)  người tín hữu giáo dân có bổn phận đem tinh thần Ki Tô giáo đến cho tâm thức, tập quán, luật lệ, cấu trúc và môi trường cộng đồng xã hội.

Bổn phận đó, họ không thể giao cho ai được.

Môi trường trần thế là môi trường của họ!

Người tín hữu giáo dân chu toàn sứ mạng nầy của Giáo Hội bằng:

- *đời sống trung thực với đức tin, chiếu dọi lãnh vực trần thế bằng ánh sáng đức tin của họ, bởi lẽ qua phép Rửa Tội họ được kêu gọi trở thành “ muối và ánh sáng thế gian ”, khi vị linh mục cho nếm muối và trao ngọn đèn thắp sáng trong tay: 

Chính anh em là ánh sáng cho thế gian. Một thành xây trên núi không tài nào giấu được. Cũng không ai thắp đèn rồi lại để dưới đáy thùng, nhưng để trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà” ( Mt 5, 14-15),

- *bằng đức tính liêm chính trong bất cứ việc giao tế nào, nhờ đó họ có thể thu hút mọi người đến với lòng yêu chuộng chân lý và thiện hảo, nói cho cùng là đến với Chúa Ki Tô và Giáo Hội,

- * bằng tình bác ái huynh đệ, qua đó họ chia xẻ hoàn cảnh sống, các điều kiện làm việc, những nỗi đau khỗ và ước vọng với anh em, dần dần chinh phục được tâm hồn mọi người rộng mở cho tác động ơn cứu rỗi của Thiên Chúa,

- * bằng ý thức được chính vai trò của mình trong việc xây dựng xã hội với lý tưởng Ki Tô giáo về con người và về xã hội, họ cố gắng chu toàn bổn phận của mình trong gia đình, ngoài xã hội, trong chức vụ nghề nghiệp (Apostolicam Actuositatem, n. 13). 

3 - Xây dựng xã hội theo tinh thần Phúc Âm là bổn phận đặc thù của người tín hữu giáo dân.

Người tín hữu giáo dân phải nhận lãnh trách nhiệm xây dựng xã hội trần thế như là bổn phận đặc thù của chính mình với tinh thần Ki Tô giáo.

Trong khi thi hành phận vụ đó, phận vụ được giao phó ngày nhận phép Rửa Tội, được hướng dẫn bằng ánh sáng Phúc Âm và theo Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội.

Và để  thực hiện đức bác ái Ki Tô giáo, người tín hữu giáo dân được mời gọi hãy hành xử trực tiếp và với những hành động thiết thực. Cùng  hợp tác với những người công dân khác tùy khả năng chuyên môn và dưới trách nhiệm của mình, bất cứ ở đâu và đối với bất cứ vấn đề gì, họ hành động để đem lại công lý và lẽ phải của Nước Trời, ( Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng , Gaudium et spes, 43).

Các lãnh vực trần thế cần phải được thiết định thế nào, trong khi tôn trọng phương thức và luật lệ riêng của mỗi lãnh vực, để có thể phù hợp với các nguyên tắc đời sống Ki Tô giáo và phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau tùy theo hoàn cảnh, thời gian và sắc thái của mỗi dân tộc.

Các hoạt động tông đồ với những đặc tính như vừa kể, Công Đồng Vatican II ao ước được người tín hữu giáo dân trải rộng ra liên hệ đến mọi lãnh vực, kể cả lãnh vực văn hóa, làm thế nào để bất cứ nơi đâu và ở bất cứ thời đại nào, mỗi cá nhân đều  có quyền được hưởng một nền văn hóa nhân bản và văn minh phù hợp với nhân phẩm của mình, không phân biệt phái giống, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay điều kiện xã hội:  

   - “ Bởi vì hiện nay chúng ta có thể giải thoát phần lớn nhân loại khỏi tai họa dốt nát, bổn phận cao cả nhứt của thời đại chúng ta, nhứt là đối với các Ki Tô hữu,  đó là cần phải nỗ lực làm việc tối đa, trong lãnh vực kinh tế cũng như chính trị, trong khuôn viên quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế, để đạt được những quyết định căn bản, trong đó  bất cứ ở đâu và bất cứ ai cũng có quyền được có  một nền văn hóa phủ hợp với nhân phẩm con người và được bảo đảm để thực hiện, không phân biệt chủng tộc, phái giống, quốc gia, tôn giáo hay điều kiện xã hội” (Gaudium et Spes, n. 60). 

4 - Người tín hữu giáo dân tác động để thực hiện công ích dưới ánh sáng Phúc Âm.

Người tín hữu giáo dân được mời gọi hãy nỗ lực hoạt động và cộng tác thực hiện công ích phù hợp với các nguyên tắc luân lý, trong khuôn viên quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế.

Họ được mời gọi và khuyến khích, nếu là những người có kinh nghiệm, hãy đảm nhận lấy những chức vụ công cộng, để có thể chăm lo cho công ích hữu hiệu hơn và đồng thời mở đường cho Phúc Âm.

Ngoài ra họ cũng phải chăm lo cộng tác với mọi người thiện chí khác, bằng đối thoại và phán đoán liên quan đến các định chế và cơ chế xã hội, định chế và cơ chế Quốc Gia, làm thế nào để hoàn hảo hóa các định chế và cơ chế đó theo tinh thần Phúc Âm.

Trên bình diện quốc tế, người tín hữu giáo dân cũng được mời gọi để cộng tác trong lãnh vực kinh tế - xã hội, nhứt là đối với các dân tộc trên đà phát triển hay còn đang chậm tiến.

Họ được mời gọi và khuyến khích cộng tác với các anh em Ki Tô giáo khác, với những anh em không Ki Tô giáo và nhứt là với các thành viên của những hiệp hội quốc tế, luôn đề nghị với họ tạo nên  một xã hội trần thế, đặt nền tảng trên Thiên Chúa và luôn luôn dưới sự hướng dẫn của Ngài. 

Muốn chu toàn được những bổn phận vừa kể, người tín hữu giáo dân cần được:

   - đào tạo về kiến thức chuyên môn

   - và đời sống thiêng liêng, để có đủ vốn liếng chu toàn bổn phận xã hội của mình.

Số vốn chuyên môn và thiêng liêng đó,

   * các họ đạo, các giáo phận,

   * các học viện Ki Tô giáo,

   * hay ít nhứt những lớp đào tạo của hiệp hội, tổ chức Ki Tô giáo phải  ý thức đến trách nhiệm trọng đại của mình, chăm lo cung cấp cho họ.

Các hiệp hội, đoàn thể, phong trào, tổ chức Ki Tô giáo cần ý thức đến Ban Giảng Huấn cần phải có,

   * để đào tạo

   * và cập nhật hóa kiến thức chuyên môn và thiêng liêng của các thành viên, khả năng để cho họ hoạt động hữu hiệu.

Người tín hữu giáo dân được soi sáng và hướng dẫn bằng ánh sáng Phúc Âm, với khả năng mà họ được đào tạo, luôn luôn hành động trong lãnh vực xã hội theo tinh thần của Thánh Phaolồ: 

- “ Vậy, dù khi ăn, dù khi uống hay làm bất cứ việc gì khác, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa…, cũng như chính tôi , trong mọi hoàn cảnh, tôi cố gắng làm đẹp lòng mọi người, không tìm ích lợi cho riêng tôi, nhưng cho nhiều người, để họ được cứu độ ” ( 1 Cor 10, 31.33). 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!