Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
ĐÂY LÀ CON YÊU DẤU CỦA TA, TA HÀI LÒNG VỀ NGƯỜI.

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 11); ( 09.01.2011); ( Mt 3, 13-17)

CHÚA NHẬT I PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, NĂM A.

NGUYỄN HỌC TẬP 

Đoạn Phúc Âm Thánh Matthêu hôm nay thuật lại biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa trên sông Giordan, có mục đích diễn tả sâu đậm hơn chủ đề đã được khởi đầu, liên quan đến đoạn liệt kê gia phả Chúa Giêsu, theo đó thì Người là con cái Abraham và David.

Trong ý nghĩa đó, cho đến đây, Chúa Giêsu được trình diện như là người thực hiện đồ án tạo đựng của Thiên Chúa và thực hiện lời chúc phúc cho Abraham và lời giao ước với David.

Ngoài ra, trong đoạn tường thuật gia phả của Chúa Giêsu, Thánh Matthêu cũng có ý cho thấy nguồn gốc của Chúa Giêsu gắn chặt vào lịch sử con người, qua việc tham dự vào lịch sử của một dân tộc, dân Israel của Chúa.

Giờ đây biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa, được tường thuật lại tiếp theo lời giảng dạy của Gioan Tẩy Giả, một đàng cho thấy Chúa Giêsu hội nhập vào hoàn cảnh của dân tộc Người, nhưng đàng khác cũng nói rõ ra mầu nhiệm bản tính Con Thiên Chúa của Người. 

   1 - Gioan Tẩy Giả chống đối lại việc phải làm phép rửa cho Chúa Giêsu.

Đến để cho mình cũng  nhận được phép rửa của ông Gioan, Chúa Giêsu cho thấy Người liên đới với nhân loại đang ao ước sâu đậm hoán cải mình và tuyên xưng tội lỗi của mình, nhân dịp được Gioan Tẩy Giả loan báo cho Đấng Cứu Thế sắp đến để đem đến Nước Trời cho mọi người.

Đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu xuất hiện trước công chúng, trong làn sóng thống hối được Gioan Tẩy Giả phát động:

   - " Tôi làm phép rửa cho  anh em trong nước, để giục lòng anh em sám hối. Còn Đấng đến sau tôi, thì quyền thế hơn tôi,tôi không đáng xách dép cho Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa " ( Mt 3, 11). 

Trong đoạn tường thuật về thời thơ ấu, Chúa Giêsu được trình bày dưới nhãn quang thụ động, bởi vì tất cả quyết định đều do những người khác làm thay cho.

Giờ đây Chúa Giêsu hành xử như là người đứng ra quyết định, lựa chọn chính xác những gì mình muốn, cho thấy đây là thời gian khởi đầu Người thi hành sứ mạng của mình.

Mặc dầu là Đấng vô tội, Chúa Giêsu không tách rời khỏi đoàn lủ dân chúng tội lỗi đang sám hối kéo nhau đến bên Gioan Tẩy Giả, để nhận được phép rửa " giục lòng thống hối ". Người đứng sắp hàng thứ tự theo sau kẻ khác, đang đến để nhận phép rửa dưới sông Giordan.

Trong bối cảnh đó, chúng ta hiểu được phản ứng bất đồng của Gioan Tẩy Giả, mà Thánh Matthêu, người duy nhứt trong các tác giả Phúc Âm Nhất Lãm, ghi lại lời phản đối của Gioan:

   - " Nhưng ông mọt mực  can Người và nói : "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa cho, vậy mà Ngài lại đến với tôi " ( Mt 3, 14).

Động tác phản ứng từ chối của Gioan Tẩy Giả, chắc ai trong chúng ta cũng đồng ý, bởi lẽ không ai có thể hiểu được tại sao Chúa  Giêsu lại muôn nhận được phép rửa, trong khi căn nguyên của Người là Thiên Chúa, bởi vì

   -  Người được thụ thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần ( Lc 1, 35 ),

   -  Người được Ba Vua thờ lạy ( Mt 2,10), 

   -  Người được dâng hiến cho Chúa ( Người là Giêsu Nazareth, từ ngữ Nazareth trong tiếng Do Thái " nazír", có nghĩa là được " hiến thánh "  hay Người là " nezer " ( mầm non ), như lời ngôn sứ Isaia:

   - " Từ gốc Josue, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ; từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non " ( Is 11, 1).

Qua những lý do vừa kể, chúng ta hiểu được thái độ khước từ phản đối của Gioan Tẩy Giả, đáng lẽ vị thế phải đổi ngược thì đúng hơn:

   - " Chính tôi mới cần Ngài làm phép rửa, vậy mà Ngài lại đến với tôi ".

Trước  thái độ khước từ đó của Gioan Tẩy Giả ( và có lẽ tự nhiên của cả chúng ta, nếu ở trong cùng một trường hợp), Chúa Giêsu đưa ra một đề nghị chính xác:

   - " Bây giờ cứ thế đã. Vì như vậy, chúng ta nên giữ trọn đức công chính " ( Mt 3, 15).

Như vậy " giữ trọn đức công chính " như lời Chúa Giêsu phán là gị?

Để hiểu được ý nghĩa vừa kể, có lẽ chúng ta nên nhắc lại quan niệm " công chính " theo Cựu Ước, có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng khi đề cập đến người tin vào Thiên Chúa, điều đó có nghĩa là thực hiện ý muốn của Chúa, hoàn toàn vâng phục lời Người.

Hiểu như vậy, câu nói của Chúa Giêsu là mời gọi Gioan Tẩy Giả đừng ngăn cản chương trình của Thiên Chúa, nhưng hãy để cho Người thực hiện chương trình của Chúa, đó là đồ án đi ngang qua sự liên đới của người được sai đến với một dân tộc đang bị tội lỗi của mình đè nén và cần nhận được ơn tha thứ.

Đó là điều hữu lý khởi đầu cho sứ mạng của Chúa Giêsu, bởi đó Người không đặt mình vào vị thế của người được ưu đãi trước tình cảnh khốn cùng, bất hạnh của con người, nhưng đúng hơn với tư cách là Người Đầy Tớ vâng lời Thiên Chúa, Người đãm nhận lấy các nỗi yếu hèn và bệnh hoạn của chúng ta trên Người:

   - " Sự thật, chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta; còn chúng ta, chúng ta lại tưởng Người bị phạt, bi Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề " ( Is 53, 4).

   - " Người nói một lời là trừ được các thần dữ và Người chữa lành mọi kẻ ốm đau, để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia: " Người đã mang lấy các tật nguyền của chúng ta và gánh lấy các bệnh hoạn của chúng ta " ( Mt 8, 16). 

Bởi vì các động tác như vừa kể là việc chu toàn hoàn hảo tình liên đới với nhân loại, mà tội lỗi của con người sẽ dẫn con người đến sự chết. 

   2 - Một  thế giới mới đang ló dạng.

   - " Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người. Khi Chúa Giêsu vừa chịu phép rửa xong, liền ra khỏi nước, thì các từng trời mở ra " ( Mt 3, 16).

Thái độ phản kháng khước từ của Gioan Tẩy Giả được Chúa Giêsu lướt thắng và Chúa Giêsu nhận được phép rửa, theo những gì đã được thiết định.

Thánh Matthêu lưu ý chúng ta là Chúa Giêsu " vừa chịu phép rửa xong liền ra khỏi nước ", như là để nói lên nước không còn ngăn chận Người lại được nữa, không phải chỉ vì Người không là người tội lỗi như những người khác, mà nhưng vì Người là Moisen mới, dẫn dắt dân chúng vượt qua dòng nước, để đến miền đất giải thoát, tự do.

Nhưng chính ngay lúc " liền ra khỏi nước " đó, là lúc xảy ra một điều rất quan trọng:

   - " Người vừa ra khỏi nước, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thánh Thần Thiên Chúa đáp xuống như chim bò câu và ngự trên Người " ( M 3, 16 ).

Bối cảnh vừa kể được Thánh Matthêu ghi lại như là kinh nghiệm thân tình của Chúa Giêsu vừa nhận được phép rửa,

   - " Người thấy Thánh Thần Thiên Chúa đáp xuống và ngự trên Người ",

tức là vừa sau lúc Chúa Giêsu tỏ ra liên đới với nhân loại đầy tội lỗi, để nói lên như là Thiên Chúa không loại bỏ con người vì tội lỗi của họ.

Đúng hơn là từ lúc đó, Thiên Chúa xoá bỏ mọi cản trở, lằn mức ngăn chận con người không thể  gặp được Người.

Biến cố " các tầng trời mở ra " nói lên từ nay thế giới của Thiên Chúa gặp gỡ trở lại với thế giới con người, đã bị tỗi lỗi ngăn cản cho đến lúc đó, như lời cầu nguyện của ngôn sứ Isaia:

   - " Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan " ( Is 63, 19). 

Biến cố Chúa Giêsu " các tầng trời mở ra " cho thấy Chúa Cha đã lắng nghe lời van xin can thiệp của Người, mở tung cửa thiên đàng ra và trở lại thông giao lắng nghe, cảm thông hoàn cảnh thảm đạm của nhân loại, đang bị bóng tối tội lỗi của mình đàn áp và cảm nhân mình xa lìa khỏi Thiên Chúa của mình.

Các từng trời mở rộng ra trên Chúa Giêsu không phải là bầu trời của thời lục đại hồng thủy, trúc nước xuống tràn ngập để hủy hoại đất đai và mọi sinh vật sống trên đất, mà là một bầu trời quang đảng có Chúa Thánh Thần ngự xuống, dưới hình chim bò câu:

   - " ...các từng trời mở ra, Người thấy Thánh Thần Thiên Chúa đáp xuống như chim bò câu và ngự trên Người " ( Mt 3, 16b).

Hình ảnh Chúa Thánh Thần như chim bò câu ngự xuống trên Chúa Giêsu cho phép chúng ta có những cách diễn dịch khác nhau.

   - nếu chim bò câu tượng trưng cho Israel, tuợng trưng cho những gì Thiên Chúa hứa trong Giao Ước của Cựu Ước, hình ảnh chim bò câu ngự xuống trên Chúa Giêsu nói lên ý nghĩa sứ mạng của Chúa Giêsu: từ nay Chúa Giêsu có thể loan truyền giao ước đó của Thiên Chúa cho mọi dân tộc biết tuyên xưng, thống hối tội mình, trở về với Chúa, được Chúa ban cho những gì Chúa đã hứa với Israel.

   - nếu chịm bò câu được hiểu như là biểu tượng vương tước, như ở Ba Tư ( Iran ) chim bò câu biểu tượng cho quyền năng thần linh mà nhà vua được ban cho để hành xử cai tri, thì sự hiện diện của chim bò câu trên Chúa Giêsu trong phép rửa là động tác Chúa xác nhận và phong tước Đấng Cứu Thế ( Messia ) cho Chúa Giêsu.

   - nếu chim bò câu là hình ảnh nhắc lại thời điểm cuối biến cố lục đại hồng thủy, đại hoạ cho dân chúng, thì nhận chim bò câu trên mình, cho thấy Chúa Giêsu là Đấng trong trắng, tâm hồn của Người là nơi cư ngụ xứng đáng cho Chúa Thánh Thần, và liên tưởng đến thời kỳ lục đại hồng thủy, đây là dấu chỉ từ nay một nhân loại mới đang được trỗi lên khỏi khối nước nhơ bẩn của tội lỗi và Chúa Giêsu là Vị Tiên Khởi và là Đấng Có Công Đức thực hiện cho.

   - chim bò câu cũng là hình ảnh của thời sáng tạo vũ trụ, bay là trên mặt nước ( Gen 1, 20), hình ảnh cho thấy bắt đầu từ đây, từ ngày Chúa Giêsu chịu phép rửa, bắt đầu sứ mạng công cộng cứu rổi của Người, một cuộc sáng tạo mới bắt đầu được Thiên Chúa thực hiện. 

  3 - Các lời của Chúa Cha.

Tuy nhiên, thượng đỉnh của phần tường thuật biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa không phải ở lúc Chúa Giêsu nhận thấy các từng trời mở ra và Chúa Thánh Thần ngự xuống dưới hình chim bò câu, mà là lúc Chúa Cha tỏ mình ra qua tiéng phán của Người:

   - " Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người " ( Mt 3, 17).

Câu nói vừa kể cho thấy Chúa Cha hãnh diện thế nào về Chúa Giêsu như Con mình, chính vì, mặc dầu Chúa Giêsu là Đấng vô tội, không cảm thấy xấu hổ vì các ngưòi anh em tội lỗi của mình, đứng sắp hàng hoà đồng với họ để đến nhận phép rửa của Gioan Tẩy Giả như ho.

Đó là tiếng nói của Chúa Cha hoàn toàn chấp nhận lòng mong muốn nồng nàn của Chúa Giêsu, muốn cho anh chị em nhân loại của mình, đang bị tội lỗi làm đau khổ và đè bẹp, khám phá ra rằng mình có một người Cha tốt lành trên trời.

Chúng ta có thể nói theo cách chú giải Phúc Âm, đây là tiếng nói của Chúa Cha, trước khi là tiếng nói mạc khải thiên tính của Chúa Giêsu, là tiếng nói xác nhận phương thức Chúa Giêsu suy nghĩ và hành động như là Con Thiên Chua,  để thực hành sứ mạng cứu rổi của Người.

Và đây cũng là tiếng nói liên tưởng đến nhiều ý nghĩa trong Thánh Kinh đã được Chúa Giêsu thực hiện, một trong những chủ đề chính yếu mà Phúc Âm Thánh Matthêu thường nhằm đến:

   -  liên tưởng trước tiên, đó là liên tưỏng đến hình ảnh Người Đầy Tớ Thiên Chúa trong ngôn sứ Isaia:

      * " Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và qúy mến hết lòng." ( Is 42, 1) .

Liên tưởng vừa kể có liên hệ mật thiết với việc Thiên Chúa sai Chúa Thánh Thần đến trên người đầy tớ Người, có liên quan đến sứ mạng mà người đó phải thực hiện

     * " Ta cho Thánh Thần ngự trên nó, nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân " ( Is 42, 1b).

Nhưng cử chỉ hài lòng của Chúa đối với người tôi tớ trung tín của mình là vì phương thức hành xử của người tôi tớ làm cho ý muốn, lời giảng dạy của Chúa đến được với cả nhân loại: đó là vì người tôi tớ không dùng vũ lực, mà dùng các phương thức khiêm nhường và yếu hèn nhứt để thực hiện. 

   - liên tưởng thứ hai đến Thánh Kinh, đó là liên tưởng đến Thánh Vịnh ( Ps 2, 7), một Thánh Vịnh nói về Đấng Cứu Thế , trong đó vị Cứu Thế được Thiên Chúa phong tước cho, mặc cho những chống đối của quyền lực trần thế:

    * "  Tân vương lên tiếng: " Tôi xin đọc sắc phong của Chúa, Người phán bảo tôi rằng: " Con là con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con".

Như vậy Chúa Giêsu nhận được phép rửa nơi Thánh Gioan Tẩy Giả, cũng nhận được Chúa Cha phong tước Đấng Cứu Thế cho mình. 

   - liên tưởng đến đoạn Thánh Kinh khác, đó là đoạn đề cặp đến cuộc hiến tế Isaac, đứa con mà Abraham sẵn sàng hy sinh hiến tế cho Chúa, như ý Chúa muốn:

    * " Thiên Chúa phán: " Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac, hãy đi đến xứ Moria mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đó, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho...Sứ thần Chúa từ trời gọi ông Abraham một lần nữa và nói:" Đây là sấm ngôn của Chúa, Ta lấy chính danh Ta mà thề: bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên trời, như cát dưới biển " ( Gen 22, 2.16).

Đoạn liên tưởng Thánh Kinh vừa kể cho chúng ta trực giác thấy được mối liên hệ thương yêu giữa Chúa Cha và Chúa Giêsu, chính vì Người là Con Yêu Dấu.

Đó là những hình ảnh cho chúng ta đến gần được mầu nhiệm của Chúa Giêsu cũng như mỗi mối liên tưởng đó nói lên thái độ bí nhiệm bị từ chối, các nổi khó khăn và khổ nạn của Chúa Giêsu trong việc thực hiện sứ mạng sắp tới của Người.

Chúng ta cũng hiểu được rằng biến cố chịu phép rửa trên sông Giordan của Chúa Giêsu không phải chỉ là một biến cố đơn độc trong Phúc Âm, nhưng còn nói lên nhiều liên tưởng khác kế tiếp, khi được Thánh Matthêu tuần tự tường  thuật lại, nhứt là trong biến cố Chúa Giêsu được biến dạng tỏ mình ra sáng láng và nhứt là khi Người chết đi.

Có thể Thánh Matthêu có ý định đề cập đến Chúa Ba Ngôi, được bao gồm bằng khởi sự đề cập đến trong biến cố khởi đầu thực hiện sứ mạng công cộng nầy ( có sự hiện diện của Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần dưới dạng chim bò câu và tiếng nói của Chúa Cha phán từ trời ) và kết thúc Phúc Âm của ngài  bằng mệnh lệnh của Chúa Phục Sinh:

   - " Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em " ( Mt 28, 19 -20). 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!