Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NGÀY ÁP LỄ BA VUA: THIÊN CHÚA ĐÃ HẠ MÌNH XUỐNG ĐẾN HOÀN CẢNH CON NGƯỜI, ĐỂ NÂNG CON NGƯỜI LÊN ĐỊA VỊ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA.

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 7A 1)

Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 05.01.2011.

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,

Tôi vui mừng đón tiếp Anh Chị Em trong buổi yết kiến đầu tiên năm mới và với tất cả tấm lòng tôi xin gởi đến Anh Chị Em và gia đình những lời chúc nồng nhiệt.

Xin Chúa là Thiên Chúa của thời gian và lịch sử hướng dẫn các bước chân chúng ta trên con đường thiện hảo và ban cho mỗi người tràn đầy ân phuc và thịnh vượng.

Còn đang được bao phủ bởi ánh sáng Lễ Thánh Giáng Sinh, mời gọi chúng ta đến trong niềm hân hoan biến cố Đấng Cứu Thế đến, hôm nay chúng ta đang ở vào ngày áp Lễ Ba Vua, mà chúng ta vui mừng cử hành biến cố Chúa tỏ mình ra cho các dân nước.

Lễ Giáng Sinh làm cho ai nấy đều nức lòng, ngày hôm nay cũng như trong quá khứ, hơn những dịp lễ khác trong Giáo Hội.

Làm mức lòng, bởi vì tất cả một cách nào đó đều trực giác rằng việc Chúa Giêsu sinh ra có một cái gì đó liên quan đến các ước vọng và niềm hy vọng sâu xa nhứt của con người.

Tâm thức tiêu thụ có thể làm xao lảng đi hoài vọng nội tâm đó của con người, nhưng nếu trong tâm hồn còn có được lòng ước muốn đón nhận Hài Nhi đem đến cho chúng ta điều mới mẻ của Thiên Chúa, Đấng đã đến để ban cho chúng ta đời sống trọn hảo, các ánh sáng trang hoàng của Lễ Giáng Sinh đúng hơn có thể trở thành ánh phản chiếu của Ánh Sáng đã được thắp lên với sự Nhập Thể của Thiên Chúa.

   1 - Trong các buổi cử hành phụng vụ của những ngày thiên thánh  nầy, chúng ta đã sống một cách mầu nhiệm, nhưng thiết thực việc hội nhập Con Thiên Chúa vào trần thế và một lần nữa chúng ta được chiếu toả bởi ánh sáng chói lọi của Người.

Mỗi buổi cử hành phụng vụ là sự hiện diện thực  sự mầu nhiệm Chúa Ki Tô và trong sự hiện diện đó là lịch sử cứu rổi được trải dài thêm ra.

Về ý nghĩa Lễ Giáng Sinh, Đức Giáo Hoàng Leone Cả xác nhận:

   - " Mặc dầu việc nối tiếp các động tác thể xác hiện nay đã qua đi, như những gì đã được tiền định trong đồ án muôn thuở..., tuy nhiên chúng ta vẫn tiếp tục tôn thờ chính biến cố sinh nở của Đức Trinh Nữ, là Vị đã triển nở ra sự cứu rổi của chúng ta " ( Sermon sul Natale del Signore 29, 2).

Và ngài còn xác định rõ hơn:

   - " bởi vì ngày đó không phải qua đi như là quyền năng của công trình được mạc khải đã kết thúc " ( Sermone sull'Epifania 36, 1).

Cử hành các biến cố cuộc Nhập Thể Con Thiên Chúa không phải chỉ là đơn giản tưởng nhớ lại những sự kiện trong quá khứ, mà là làm hiện diện các mầu nhiệm đem đến sự cứu rổi.

Trong Phụng Vụ, trong khi cử hành các Phép Bí Tích, các mầu hiệm đó được làm cho hiện diện và trở thành hiệu lực cho chúng ta ngày hôm nay.

Thánh Leone Cả còn xác nhận:

   - " Tất cả những gì Con Thiên Chúa đã làm và giảng dạy để hoà giải lại thế giới, chúng ta biết không phải chỉ là những gì được thuật lại về các động tác được thực hiện trong quá khứ, nhưng chúng ta đang ở dưới hiệu quả năng động của các động tác đó trong hiện thời "( Sermone 52, 1). 

Trong Hiến Chế về Thánh Phụng Vụ, Công Đồng Vatican II nhấn mạnh thế nào công trình cứu rổi được Chúa Ki Tô thực hiện vẫn còn tiếp tục trong Giáo Hội, qua việc cử hành các mầu nhiệm thánh, nhờ động tác của Chúa Thánh Thần.

Ngay cả trong Cựu Ước, trên bước đường tiến đến đức tin hoàn hảo, chúng ta đã có được những nhân chứng cho biết thế nào sự hiện diện và động tác của Thiên Chúa được thực hiện bằng những dấu chỉ, vì dụ như, qua dấu chỉ ngọn lửa:

   - " Thiên sứ của Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Moisen nhìn thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi " ( Ex 3, 2).

   - " Cả núi Sinai nghi ngút khói, vì Thiên Chúa ngự trong đám lửa mà xuống; khói bốc lên như khói lò lửa và cả núi rung chuyển mạnh " ( Ex 19, 18).

Nhưng từ cuộc Nhập Thể trở đi có một điều gì đó bất ngờ xảy ra: phương thức để liên lạc được với Chúa hoàn toàn được thay đổi và thể xác trở thành dụng cụ cứu rổi: " Verbum caro factum est ", " Ngôi Lời đã trở nên người phàm ", Thánh Gioan tác giả Phúc Âm viết như vậy và một tác giả Ki Tô giáo thế kỷ thứ III, Tertulliano, xác nhận:

   - " Caro salutis est cardo " " thể xác là bản lề của sự cứu rổi " ( De carnis surrectione, 8, 3: PL 2, 806). 

   2 - Giáng Sinh là tiên khởi của " sacramentum - mysterium paschale ", nghĩa là khởi đầu của mầu nhiệm trung tâm điểm của sự cứu rổi, tiến đến thượng đỉnh ở cuộc khổ nạn, tử nạn và phục sinh, bởi vì Chúa Giêsu khởi sự dâng hiến chính mình vì tình thương yêu ngay từ lúc khởi đầu cuộc sống nhân loại trong dạ Đức Trinh Nữ Maria.

Như vậy đêm Giáng Sinh có liên hệ sâu đậm với đêm tỉnh thức cao cả Phục Sinh, khi công cuộc cứu rổi được thực hiện trong việc hy sinh vinh quang của Chúa tử nạn và phục sinh. Chính hang đá, hình ảnh cuộc nhập thể của Ngôi Lời, dưới ánh sáng thuật lại của Phúc Âm, đã có ý ám chỉ đến Phục Sinh và thật là lý thú ngắm nhìn một vài hình ảnh Giáng Sinh trong truyền thống Đông Phương: Hài Nhi Giêsu được trình bày quấn trong một khăn vải và được đặt trong một máng cỏ, có hình giống như một ngôi mộ, có ý nói lên giai đoạn trong đó Người được tháo xuống khỏi thập giá, được quấn trong một thảm vải và được đặt trong một ngôi mộ đã khoét trong đá:

   - " Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tả bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tim được chỗ trong nhà tro " ( Lc 2, 7).

   - " Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong một núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ " ( Lc 23, 53).

Nhập Thể và Phục Sinh không phải là hai thực thể tách rời nhau, thực thể nầy đứng bên cạnh thực thể kia, mà là hai điểm then chốt bất khả phân của đức tin duy nhứt vào Chúa Giêsu Ki Tô, Con Thiên Chúa Nhập Thể và Đấng Cứu Độ.

Thánh Giá và Phục Sinh giả định trước phải có Nhập Thể. Đó chỉ là tại vì Đấng Con Thiên Chúa, và nơi Người chính Thiên Chúa " đã xuống " và " đã trở thành nhục thể ".

Như vậy tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu là những biến cố hiệu quả đương thời đối với chúng ta và liên quan đến chúng ta, giải cứu chúng ta khỏi cái chết và rộng mở cho chúng ta một tưong lai trong đó " nhục thể " nầy, cuôc sống trần thế và chóng qua nầy, sẽ đi vào vĩnh viễn  vô tận của Thiên Chúa.  

Trong nhãn quang hiệp nhất của Mầu Nhiệm Chúa Ki Tô, việc viếng thăm hang đá định hướng cho việc kính viếng Thánh Thể, nơi mà chúng ta gặp được thực sự Chúa Ki Tô chịu đóng đinh và phục sinh hiện diện , Chúa Ki Tô đang sống. 

Như vậy cử hành phụng vụ Giáng Sinh không phải chỉ là nhắc lại một kỷ niệm, mà trước tiên là một mầu nhiệm; không phải chỉ là ký ức, mà cũng là hiện tại.

Để có thể hiểu được ý nghĩa của hai phương diện bất khả phân đó, cần phải sống nhiệt tâm sâu đậm Mùa Giáng Sinh như Giáo Hội đề trình bày cho chúng ta.

Nếu chúng ta nhìn Mùa Giáng Sinh theo nghĩa rộng, đó là thời giang trải dài 40 ngày, từ 25 tháng 12 đến 02 tháng 02, từ buổi cử hành Đêm Giáng Sinh, qua Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, đến Lễ Ba Vua, đến Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, tiêc cưới ở Cana và biến cố hiến dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ; điều đó cũng tương tợ như Mùa Phục Sinh, được kết thành một đơn vị 50 ngày, cho đến Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Việc Thiên Chúa mạc khải trong thể xác là biến cố mạc khải Chân Lý trong lịch sử.

Thật vậy, ngày 25 tháng 12 được liên kết với ý nghĩa mặt trời hiện ra - Thiên Chúa tỏ hiện như là ánh sáng không có chiều tà trên chân trời lịch sử - nhắc cho chúng ta nhớ đây không phải chỉ là một tư tưởng, Thiên Chúa là ánh sáng trọn hảo, mà là một thực thể đã được thực hiện cho nhân loại chúng ta và luôn luôn hiện thực hôm nay cũng như lúc đó,

Thiên Chúa mạc khải chính Người trong nhục thể, nghĩa là trong " thân thể sống động " của Giáo Hội đang lữ hành qua các thời đại, và trong các Phép Bí Tích Người ban cho chúng ta ơn cứu rổi. 

   3 - Các biểu tượng của các buổi cử hành Giáng Sinh, được các Bài Đọc và các Lời Nguyện nhắc lại, đem lại cho phụng vụ của Mùa nầy một ý nghĩa sâu đậm của " Lễ Ba Vua, Lễ Chúa Tỏ Mình Ra, Epifania " , Thiên Chúa tỏ mình ra trong Chúa Ki Tô - Ngôi Lời Nhập Thể, nghĩa là một biến cố " tỏ mình ra " cũng có một ý nghĩa ngày cánh chung ( escatologico ), hướng về những thời gian sau hết.

Ngay cả trong Mùa Vọng cũng đã có hai việc xảy ra, biến cố lịch sử và biến cố cuối dòng lịch sử, được trực tiếp liên kết nhau, nhưng nhứt là trong Lễ Chúa Tỏ Mình Ra ( Lễ Ba Vua) và Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, việc mạc khải Đấng Cứu Thể được cử hành trong viễn ảnh của những sự mong đợi ngày cánh chung: biến cố phong tước Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Ngôi Lời Nhập Thể, qua hiện tượng đổ Chúa Thánh Thần xuống dưới hình thể thấy được, là hiện thực thời gian của các lời hứa và bắt đầu cho những thời gian cuối cùng. 

Đến đây thì chúng ta cần giải toả Mùa Giáng Sinh khỏi bộ áo khoát luân lý và tình cảm.

Cử hành Giáng Sinh không phải chỉ đề nghị với chúng ta những gương mẫu cần phải bắt chước, như là gương khó nghèo và khiêm nhường của Chúa, lòng đại lượng và yêu thương của Người đối với con người, mà đúng hơn là mời gọi chúng ta hãy  để cho con người mình hoàn toàn được cải hoá bởi Đấng đã hội nhập vào nhục thể chúng ta. Thánh Leone Cả đã lớn tiếng kêu lên:

   - " Con Thiên Chúa...đã liên kết với chúng ta và đã liên kết chúng ta với Người theo phương cách đến nỗi Thiên Chúa đã hạ mình xuống đến hoàn cảnh của con người để biến thành một trạng thái nâng cao con người lên địa vị cao cả của Thiên Chúa " ( Sermone sul Natale del Signore 27, 2).  

Thiên Chúa tỏ mình ra với mục đích làm cho chúng ta tham dự vào đời sống thần linh của Người, để thực hiện nơi chúng ta mầu nhiệm Nhập Thể của Người. Mầu nhiệm đó là hoàn hảo hoá ơn gọi của con người.

Thánh Leone Cả còn giải thích tầm quan trọng thiết thực và luôn luôn hiện hành mầu nhiệm Giáng Sinh cho đời sống Ki Tô giáo:

   - " các lời Phúc Âm và của các tiên tri...làm cho tâm hổn chúng ta bừng cháy lên và dạy cho chúng ta hiểu được biến cố Chúa Sinh Ra, mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể nầy, không phải chỉ là kỷ niệm  của một biến cố đã qua, cho bằng là một sự kiện đang xảy ra dưới mắt chúng ta...như là còn đang tuyên bố với chúng ta trong dịp trọng thể ngày hôm nay : " Ta báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là tin mừng cho toàn dân, hôm nay trong thành vua David đã sinh ra cho chúng ta một Đấng Cứu Thế là Chúa Ki Tô " ( Sermone sul Natale del Signore 29,1). 

Và ngài còn thêm:

   - " Hỡi người tín hữu Chúa Ki Tô, hãy nhận thức được địa vị của anh, và, anh đã được cho tham dự vào bản tính Thiên Chúa, hãy cẩn thận đừng để cho mình rơi xuống trở lại khỏi địa vị cao cả đó, trở xuống tình thấp hèn khởi thủy,  bằng cách hành xử bất xứng " ( Sermone sul Natale del Signore, 3). 

Các bạn thân mến, chúng ta đang sống nhiệt liệt Mùa Giáng Sinh nầy, sau khi đã thờ lạy con Thiên Chúa làm người và được đặt trong máng cỏ, chúng ta được mời gọi hãy đến bàn thờ Hiến Tế, nơi mà Chúa Ki Tô, Bánh Hằng Sống từ trời xuống, ban tặng Người cho chúng ta như là thức ăn cho cuộc sống đời đời.

Và những gì chúng ta thấy được bằng đôi mắt của mình,

   - trên bàn tiệc Lời Chúa và Bánh của Sự Sống,

   - điều mà chúng ta đã ngắm nhìn suy niệm,

   - điều mà chúng ta đã đụng chạm đến bằng chính đôi tay của mình, hay ngôi Lời đã trở nên người phàm, chúng ta hãy vui mừng rao giảng cho thế giới và quảng đại nhân chứng bằng cả cuộc sống chúng ta.

Với tất cả tâm tình, tôi xin được chúc lại một lần nữa, chúc Anh Chị Em và những người thân của Anh Chị Em lời cầu chúc cảm nhận tự đáy lòng, chúc một Năm Mới và chúc tất cả một Lễ Ba Vua tươi đẹp.

 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va , 05.01.2011).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!