Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHÂN DUNG THÁNH NỮ CATERINA DA GENOVA: CÀNG YÊU THƯƠNG CHÚA BAO NHIÊU VÀ BỀN CHÍ TRONG KINH NGUYỆN, CHÚNG TA CÀNG CÓ KHẢ NĂNG YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN CẬN BẤY NHIÊU.

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 7A 2 )

Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 12.01.2011. 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay tôi muốn được nói với Anh Chị Em một vị Thánh Nữ khác, cũng có tên là Caterina, sau khi đã đề cập đến Thánh Nữ Caterina da Siena và Caterina da Bologna. Tôi đang nói đến Thánh Nữ Caterina da Genova, được biết đến nhứt là nhờ vào diện kiến của nàng về lửa luyện tội.

Văn bản thuật lại cuộc sống và tư tưởng của nàng được xuất bản ở thị trấn vùng Liguria năm 1551. Quyển sách gồm có ba phần: thuật lại chính

   - " Vita " ( Đời Sống),

   - " Dimostrazione e declarazione del purgatorio " ( Chứng minh và tuyên bố về lửa luyện tội ) - được coi như là phiên KhảoLuận,  và " Dialogo tra l'anima e il corpo " ( Cuộc đối thoại giữa linh hồn và thể xác ).

Người biẹn giải cuối cùng là Cha giải tội của Caterina, Linh Mục  Cattaneo Marabotto. 

1 - Caterina sinh ra ở Genova năm 1447. Cô là con gái út trong năm người con, mồ côi cha, ông Giacomo Fieschi, khi lúc cô còn thơ ấu.

Người mẹ là bà Francesca di Negro, đã huấn dạy cho con cái một nền giáo dục Ki Tô giáo vững chắc, cho nên người chị cả trong hai chị em gái đã trở thành nữ tu.

Năm mười sáu tuổi Căterina được gã cho Giuliano Adorno, môt con người, sau nhiều kinh nghiệm thương mãi và quân sự ở Trung Đông, trở về Genova để cưới nàng.

Cuộc sống hôn nhân không phải dễ dàng gì, cũng do tính tình của người chồng, ham ăn chơi phóng đảng, trác táng  . Chính Caterina lúc khởi đầu cũng bị chồng khuyến dụ vào cuộc sống trần tục, nhưng nàng vẫn không tìm được cuộc sống thanh thảng trong môi trường đó.

Sau mười năm, nàng cảm thấy một sự trống trải sâu đậm trong tâm hồn và đầy cay đắng. 

Cuộc sám hối được bắt đầu ngày 20 tháng 3 năm 1473, nhờ vào một kinh nghiệm đặc biệt.

Caterina đi đến nhà thờ Thánh Benedetto  và trong tu viện " Nostra Signora delle Grazie " ( Đức Mẹ đầy Hồng Ân), để xưng tội. Và trong lúc nàng qúy gối trước mặt Cha giải tội, " nàng nhận được - như chính nàng đã viết ra - một vết thương trong trái tim, vết thương của tình yêu khôn tả của Chúa ".

Với một diện kiến rõ ràng như vậy về các khốn cùng của mình và đồng thời cũng về các điều thiếu sót của mình, Caterina nhận ra được lòng tốt lành của Chúa, khiến cho nàng gần như bị ngất đi.

Bị đánh động trong tâm bởi sự hiểu biết vừa kể về mình, về cuôc sống trống không mà minh đang đeo đuổi và về lòng tốt lành của Chúa, từ kinh nghiệm vừa kể nảy sinh ra quyết định hướng dẫn cả cuộc đời nàng, được diễn tả trong các lời nói:

   - " Không thể có cuộc sống trần tục nữa, không thể sống cuộc đời tội lỗi nữa " ( cfr Vita mirabile, 3rv).

Caterina liên đứng lên trốn chạy, bỏ dở buổi Xưng Tội. nàng chạy về nhà, chui vào một phòng kín đáo nhứt và khóc lóc không ngừng. Trong lúc đó, Caterina được dạy cho biết cuộc cầu nguyện nội tâm và có được sự hiểu biết về tình thương bao la của Chúa đối với mình là kẻ tội lỗi.

Thật là một kinh nghiệm thiêng liêng mà nàng không thể nào diễn tả được bằng lời nói ( cfr Vita mirabile, 4r ).

Trong cơ hội đó Chúa Giêsu hiện ra với nàng, Chúa Giêsu đau khổ, đang vác thâp giá, như hình ảnh thường được vị Thánh Nữ phát hoạ lên.

Một vài ngày sau. Caterina trở lại gặp vị Linh Mục để kết thúc một buổi xưng tội tốt đẹp. Từ đây khởi đầu " cuộc đời thanh tẩy ", mà trong thời gian lâu dài, vẫn làm cho Thánh Nữ luôn luôn cảm nhận được nỗi đau khổ vì các tội lỗi đã phạm và thúc đẩy Thánh Nữ buộc mình dấn thân đền tội, để chứng tỏ với Chúa tình yêu thương của mình 

Trên con đường nầy, Caterina càng ngày càng luôn luôn đến gần với Chúa hơn, đến trạng thái được gọi là " vita unitiva " ( cuộc sống hiệp nhứt ), nghĩa là một mối tương quan hiệp nhứt sâu đậm với Chúa.

Trong phần về " Vita " ( Đời sống), được viết rằng tâm hồn nàng được hướng  dẫn và quản trị từ bên trong chỉ bằng tình yêu thương dịu dàng của Chúa, ban cho nàng tất cả những gì nàng cần đến.

Như vậy Caterina hoàn toàn phó thác mình vào tay Chúa để sống - khoảng hai mươi lăm năm - như nàng viết - " không cần nhờ một tạo vật nào, mà chỉ được một mình Chúa dạy bảo và lo lắng cho"   ( cfr Vita 117r-118r), được nuôi dưỡng nhứt là bằng lời cầu nguyện không ngừng và bằng việc Rước Lễ, mà Caterina nhận được mỗi ngày, đó không phải là điều tự nhiên của thời đó.

Chỉ nhiều năm sau đó, Chúa mới cho Caterina một vị Linh Mục để Cha chăm lo cho phần hồn của nàng. 

2 - Caterina luôn luôn rất hạn hẹp thố lộ tâm tình và tỏ cho biết sự thông hiệp bí nhiệm của mình với Chúa, nhứt là do lòng khiêm nhường sâu thẩm mà nàng cảm nhận được trước các ân phúc của Chúa ban cho.

Chỉ trong viễn ảnh làm vinh quang cho Chúa và làm lợi ích cho cuộc hành trình thiêng liêng của những người khác thúc đẩy, nàng kể ra những gì đã xảy đến trong nàng, khởi đầu từ lúc nàng sám hối, đó là kinh nghiệm khởi thủy và nền tảng của mình.

Nơi làm cho Thánh Nữ lên đến thượng đỉnh cuộc sống bí nhiệm, đó là bệnh viện Pammatone, cấu trúc bệnh viện lớn nhứt ở Genova, mà Thánh Nữ là giám đốc và là tác động viên.

Như vậy, Caterina sống một cuộc sống hoàn toàn tich cực, mặc cho đời sống nội tâm nầy của mình.

Ở Pammatone được thành tựu chung quanh Thánh Nữ một nhóm đệ tử, các môn đệ và các công sự viên, say mê cuộc sống đức tin và bác ái của Thánh Nữ.

Chính người chồng, Giuliano Adorno, cũng bị thuyết phục, khiến cho chàng bỏ đi cuộc sống trác táng phung phí, để trở thành tu sĩ dòng ba Phanxicô và chuyển về bệnh viện để giúp cho vợ một tay.

Cuộc chuyên cần dấn thân của Caterina để chăm lo chữa trị cho người bệnh hoạn kéo dài cho đến mức cùng của con đường trần thế của Thánh Nữ, ngày 15 tháng 9 năm 1510.

Từ lúc sám hối cho đến khi mất đi, không có những biến cố nào bất thường, nhưng có hai yếu tố cá biệt của cả cuộc sống của Thánh Nữ: một đàng là kinh nghiệm bí nhiệm, nghĩa là cuộc sống thông hiệp sâu đậm với Chúa, được nàng cảm nhận như là mối kết hợp hôn nhân và đàng khác, đó là việc chăm lo cho người bệnh hoạn, việc tổ chức bệnh viện, phục vụ cho người thân cận, nhứt là những ai cần được giúp đỡ hơn và những ai bị bỏ rơi.

Hai cực điểm đó - Chúa và người thân cận - làm đầy tràn hoàn toản cuộc sống của nàng, một cách thực tế là cuốc sống được trải qua bên trong các vách tường của bênh viện.   

Các bạn thân mến, chúng ta đừng bao giờ quên rằng càng yêu thương Chúa bao nhiêu và bền chí trong cầu nguyện, chúng ta càng có khả năng thực sự yêu thương những ai ờ chung quanh chúng ta, bởi vì chúng ta sẽ có khả năng nhìn thấy dung nhan Chúa trong mỗi người. Chúa là Đấng yêu thương không biên giới và không phân biệt.

Cuộc sống bí nhiệm không tạo ra khoản cách làm cho chúng ta tách biệt khỏi người khác, không tạo ra cuộc sống trừu tượng; có chăng làm cho chúng ta tiến đến gần người khác, bởi vì khiến chúng ta bắt đầu thấy và hành động với cặp mắt, với con tim của Chúa. 

3 - Tư tưởng của Thánh Nữ Caterina về lửa luyện ngục, qua đó mà Thánh Nữ được nhiều người biết đến, được kết tựu lại trong hai phần cuối của quyển sách, được trích dẫn ở phần đầu: " il Trattrato sul purgatorio ( Khảo luận về lửa luyện ngục)  e il Dialogo tra l'anima e il corpo ( Đối thoại giữa linh hồn và thân xác ).

Điều quan rọng cần lưu ý là Thánh Nữ  Caterina trong kinh nghiệm bí nhiệm của mình, không bao giờ đề cập gì chính xác đến lửa luyện ngục hay đến các linh hồn đang được thanh tẩy ở đó. Nhưng tất cả những văn bản được viết ra theo tư tưởng gợi hứng của vị Thánh Nữ chúng ta, lửa luyện ngục là một yếu tố chính yếu và cách diễn tả lửa luyện ngục có những đặc tính tân kỳ đối với thời đại lúc đó của Thánh Nữ.

Yếu tố tân kỳ trước tiên liên quan đến " nơi  chốn " để thanh tẩy các linh hồn. Trong thời đại của Thánh Nữ, lửa luyện ngục được diễn tả chính yếu là dựa vào hình ảnh có liên quan đến nơi chốn, một khoản không gian: lửa luyện ngục được nghĩ đến như là một khoản không gian, định chốn của lửa luyện ngục.

Vói Thánh Nữ Caterina trái lại, lửa luyện ngục không được trình bày như một yếu tố của một quang cảnh trong lòng đất, mà là một ngôn lửa không phải ở bên ngoài, cho bằng ở nội tâm.

Lửa luyện ngục là một ngôn lửa nội tâm. Vị Thánh Nữ đang nói về con đường thanh tẩy của lình hồn hướng về sự thông hiệp hoàn toàn với Thiên Chúa, khởi đầu từ chính kinh nghiệm bản thân của mình với lòng đau xót sâu đậm về các tội lỗi đã phạm, đối với tình yêu vô hạn của Chúa ( cfr Vita mirabil, 171 v).

Chúng ta đã nghe về thời điểm sám hối của Caterina, lúc đó bất ngờ Thánh Nữ cảm nhận được lòng tốt lành của Chúa, khoản cách vô tận cuộc đời chúng ta đối với lòng tốt lành đó và ngọn lửa đang nóng cháy trong chính cuộc sống đó.

Đó là ngôn lửa thanh tẩy, đó là ngọn lửa nội tâm của lửa luyện ngục.

Đây cũng là một điểm tân kỳ đối với tư tưởng của thời đó. Không phải khởi đầu từ cuộc sống bên kia thế giới,  để khởi đầu kể lại những bức xức khổ đau của lửa luyện ngục - như là cách thường dùng thời đó và có lẽ còn cả ngày nay - và rồi kế đến chỉ bảo cho con đường để thanh thẩy hay sám hối, trái lại vị Thánh Nữ của chúng ta khởi đầu từ chính kinh nghiệm nội tại của đời sống mình trên con đường tiến về vĩnh cửu.

Linh hồn - Caterina nói - đến trình diện trước Thiên Chúa, mà còn bị ràng buộc vào các ao ước và vào hình phạt do tội lỗi gây nên. Tình trạng vừa kể khiến cho linh hồn không thể nào hưởng được việc hạnh phúc nhìn thấy được Thiên Chúa.

Thánh Nữ Caterina quả quyết rằng Thiên Chúa trong sạch và thánh thiện đến nỗi linh hồn với các vết nhơ tội lỗi không thể nào có thể hiện diện đứng trước thánh nhan uy linh của Chúa được ( cfr Vita mirabile, 177r).

Và cả chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng cảm thấy mình còn xa cách bao nhiêu, còn đầy dẫy các điều, làm cho chúng ta không thấy được Chúa.

Linh hồn ý thức được tình yêu vô tận và công lý hoàn hảo của Thiên Chúa và do đó, linh hồn đau khổ vì không thể đáp ứng lại một cách chính đáng và trọn hảo đối với tình yêu thương đó, và chính tình yêu của Chúa trở thành ngọn lửa, chính tình yêu thanh tẩy linh hồn khỏi những cặn bản của tội lỗi. 

Nơi Thánh Nữ Caterina, ở thời đại đó, người ta cảm nhận được sự hiện diện của các nguồn mạch thần học và đời sống bí nhiệm mà mình có thể múc lấy được.

Đặc biệt chúng ta có thể gặp được hình ảnh cá biệt của Dionigi l'Areopagita, đó là hình ảnh một sợi dây chỉ vàng nối kết trái tim con người với chính Chúa. Khi Thiên Chúa thanh tẩy con người, Người nối kết con người bằng một sợi chỉ vàng rất mịn màng, đó là tình yêu của Người, và Người lôi kéo con người đến với Người với một tình thương yêu mãnh liệt khiến cho con người cảm nhận mình      " đã bị vượt thắng và không còn tự chủ được nữa ".

Như vậy trái tim con người bị trái tim Thiên Chúa xâm chiếm, trở thành định hướng duy nhứt, động lực duy nhứt cho cuộc sống mình ( cfr Vita mirabile, 246rv).

Thái độ nhắc mình lên hướng về Chúa và phó thác mình vào thánh ý Người, được diễn tả bằng hình ảnh sợi chỉ, được Thánh Nữ Caterina dùng để nói lên động tác ánh sáng của Chúa trên các linh hồn ở lửa luyện tội, ánh sáng thanh tẩy họ và bồng nhắc họ lên hướng về các tia sáng chiếu rạng của Chúa ( cfr Vita mirabile, 179r ). 

Các bạn thân mến, các thánh, trong kinh nghiệm của các vị  hiệp thông với Chúa, các vị đã đạt được một sự " hiểu biết " sâu xa như vậy đối với các mầu nhiệm Chúa, trong đó tình yêu và sự hiểu biết hội nhập thẩm thấu vào nhau.

Đó cũng chính là điều giúp cho các nhà thần học trong công sức của sự học hỏi , của " intelligentia fidei " (  hiểu biết về đức tin ) , của " intelligentia " ( hiểu biết ) về các mầu nhiệm đức tin, của việc nghiêng cứu đào sâu thực sự các mầu nhiệm, ví dụ như " lửa luyện ngục " là gì.   

Thánh Nữ Caterina, bằng đời sống của mình, dạy chúng ta rằng chúng ta càng yêu thương Chúa bao nhiêu và càng hội nhập vào thân tình với Người bao nhiêu trong kinh nguyện, Người càng làm cho chúng ta hiểu biết Người hơn và Người càng làm cho con tim chúng ta bừng cháy lên với tình thương của Người.

Viết về lửa luyện ngục, Thánh Nữ nhắc cho chúng ta một chân lý nền tảng của đức tin, đó là chân lý trở nên cho chúng ta lời mời gọi hãy cầu nguyện cho những ngưòi quá cố, để họ đạt đến cuộc diện kiến hạnh phúc thấy được Chúa trong mối thông hiệp với các thánh ( cfr Catechismo della Chiesa Cattolica, 1032).

Kế đến động tác phục vụ khiêm nhường, trung thành và quảng đại, mà Thánh Nữ đã cung hiến cả đời sống của mình cho bệnh viện Pammatone là một mẫu gương bác ái sáng chói cho tất cả và là một lời khuyến khích can đảm nhứt là đối với các phụ nữ hãy cống hiến một sự  cộng tác căn bản cho xã hội và cho Giáo Hội bằng các động tác qúy báu của các nàng, được làm sung mãn thêm lên bằng sự nhạy cảm của mình và sự chú ý đến những ai nghèo khổ và cần được trợ giúp nhứt.

Cám ơn Anh Chị Em. 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va , 12.01.2011). 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!