Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
LẠY CHÚA CỦA CON, LẠY THIÊN CHÚA CỦA CON

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 27); ( 01.05.2011); ( Jn 20, 19-31)

CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH, NĂM A

 

NGUYỄN HỌC TẬP  

Một thái độ " đầu hàng vô điều kiện " là điều kiện tiên quyết ( sine qua non ) để có thể có được kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa Phục Sinh.

Đặt giới hạn và luỡng lự có thể trở thành những chướng ngại vật cho cuộc gặp gỡ có khả năng hoán cải toàn diện đời sống.

Đó là những gì Tôma, người tiên phong dẫn lối tự nhiên mà chúng ta thường bắt chước ngài trong những lúc nghi ngờ; thì cũng vậy, đó cũng là gương mà chúng ta nên bước theo ngài trong cơ hội khám phá ra đầy hứng khởi.  

Đoạn Phúc Âm hôm nay thuật lại những lần Chúa Phục Sinh hiện ra. 

Lần đầu tiên Chúa Giêsu hiện ra cho các môn đệ đang tề tựu bên nhau, sau khi đã hiện ra và gọi bằng tên cho Maria Magdala ( Jn 20, 11-18), thì lại không có mặt ông Tôma.

Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ sai các ông ra đi rao giảng Phúc Âm, ban cho Chúa Thánh Thần và quyền năng tha tội:

   - " Chúa Giêsu đến đứng giữa các ông và phán : " Bình an cho anh em ". Nói xong, Người cho cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng, vì thấy được Chúa. Người lại nói với các ông: " Bình an cho anh em! Như cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em ". Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và phán. " Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ  ( Jn 20, 19-23). 

1 - Trong phần hai của đoạn tường thuật, Thánh Gioan tác giả Phúc Âm đặc tâm chú ý đến mối tương quan giữa Chúa Phục Sinh và ông Tôma.

Ông Tôma trước đó, khi trở về và đươc các môn đệ cho biết đã có được cuộc diện kiến với Chúa Ki Tô, ông liền tỏ thái độ không tin đối với nhân chứng mà các môn đệ cho biết:

   - " Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin " ( Jn 20, 35).

Nói cách khác, không có chứng cứ trực tiếp, ông Tôma vắng mặt hôm trước, không sẵn sàng trở thành người tin.

Trước thái độ cứng tin đó, Chúa Giêsu chấp nhận lời thách thức của Tôma. Tám ngày sau, Người hiện ra một lần nữa và mời gọi Tôma hãy vượt thắng những khó khăn cản trở lòng tin và Người được Tôma xác tin tuyên xưng đức tin của mình bằng một câu nói tuyệt vời:

   - " Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con " ( Jn 20, 28).

Và cũng trong đoạn tường thuật nầy, chúng ta có được những dấu chứng tiên khởi về trạng thái Chúa Giêsu đã thăng thiên trở về trạng thái Thiên Chúa của Người: Người đi xuyên qua các cửa đang đóng kín, đọc được tư tưởng thầm kín của Tôma và được Tôma tuyên xưng Người là Thiên Chúa:

   - " Vào ngày ấy, ngày thứ nhứt trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Chúa Giêsu đến đứng giữa các ông và nói : ..." Bình an cho anh em " ( Jn 20, 19).

   - " Tám ngày hôm sau, các môn đệ Chúa Giêsu lại có mặt trong nhà , có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Chúa Giêsu đến đứng giữa các ông và nói: " Bình an cho anh em " ( Jn 20, 26).

   - " Rồi Người bảo ông Tôma: " Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa ngón tay ra mà đặt vào cạnh sườn thầy. Đừng cứng tin nữa, nhưng hãy tin " ( Jn 20, 26-27).

Qua những gì vừa kể, chúng ta có thể sắp xếp phần hai đoạn tường thuật theo thứ tự:

   - phần dẫn nhập ( Jn 20, 24),

   - đối thoại giữa các môn đệ và Tôma ( Jn 20, 25),

   - khởi đầu cuộc tường thuật Chúa Giêsu hiện ra hai lần ( Jn 20, 26),

   - đối thoại giữa Chúa Giêsu và Tôma ( Jn 20, 27-29). 

2 - Ông Tôma được đề cập đến nhiều lần trong Phúc Âm Thánh Gioan. Chúng ta gặp được ngài trong biến cố phép lạ chữa Lazzaro sống lại,

   - " Ông Tôma, gọi la Didimo nói với các bạn đồng môn: " Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy "( Jn 11,16) và trong dịp các môn đệ khuyên Chúa Giêsu đừng ra đi:

   - " Ông Tôma nói với Chúa Giêsu. " Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường " ( Jn 14, 6).

Chi tiếc sự khiếm diện của Tôma vào buổi chiều ngày Chúa Ki Tô sống lại và lòng cứng tin của ngài trước kinh nghiệm được các môn đệ thuật lại là nguyên do của phần hai đoạn tường thuật hôm nay.

 " Chúng tôi đã được thấy Chúa " ( Jn 20, 25) là nhân chứng bùng nổ của nhóm Tông Đồ được gặp và nhận biết Chúa Giêsu đang sống. Điều đó cũng có ý nghĩa nói lên cộng đồng Ki tô hữu khởi đầu đức tin của mình vào Chúa Phục Sinh.

Chứng kiến tận mắt là điều quan trọng, bởi vì đó là nền tảng của nhân chứng. Không phải chỉ là một cảm nhận giác quan, mà là một kinh nghiệm toàn diện và có sức mạnh trở thành nhân chứng, chớ không phải là sự hiểu biết chỉ vì " nghe nói, nghe thuật lại, thiên hạ đồn rằng " hay " có người bảo rằng ".

Trước nhân chứng nổ bùng như sấm xét đó là phản ứng của Tôma:

   - " Nếu tôi không thấy lỗ đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin " ( Jn 20, 25).

Từ ngữ Hy Lạp " hélos " ( cây đinh ) chỉ được đề cập đến ở đây trong cả Tân Ước. Đây là đoạn Phúc Âm duy nhứt cho chúng ta biết Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá, ít nữa là ở đôi tay, bằng " cây đinh ".

Đối với Tôma, trong câu Phúc Âm tường thuật, động tác thấy vẫn còn ở trên bình diện cảm giác.

Nhưng Tôma cũng như phần đông chúng ta đã có một lỗi lầm, đó là đặt kinh nghiệm giác quan trở thành một bên vế của một phương trình cân bằng với vế bên kia là đức tin.

Nói một cách đơn sơ, đối với Tôma, kinh nghiệm giác quan = xác nhận đức tin. Tôma chưa ý thức rằng giác quan và đức tin ở trên hai bình diện khác nhau.

Diễn tả lại sự việc, Thánh Gioan làm cho Tôma biến thành người đại diện cho nhóm người, trong đó có Nicodemo và người thiếu phụ Samaritana. Hay nói một cách rộng rãi hơn, Tôma là đại diện cho thái độ khá thông thường của nhiều người. 

3 - Tám ngày hôm sau ( Jn 20, 26), tức là cũng vào ngày Chúa Nhật, Chúa Giêsu lại hiện ra với nhóm các Tông Đồ, lúc đó có cả sự hiện diện của Tôma.

Chúa Giêsu đón nhận những đòi hỏi thử thách của Tôma, tuần tự theo những gì Tôma kỳ vọng ( "nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, và đặt bàn tay vào cạnh sườn Ngưòi, tôi chẳng có tin " ( Jn 20, 25): 

   - " Người nói với Tôma: " Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin " ( Jn 20, 22).

Điều vừa kể cho thấy không những Chúa Giêsu trả lời, mà còn biết chính xác từng chi tiếc các đòi hỏi của Tôma. 

Nhiều cuộc bàn thảo giữa các nhà chú giải Thánh Kinh, không biết Tôma thực sự sau đó có động đến thân thể phục sinh của Chúa Giêsu hay không.

Có người trả lời một cách xác quyết, dựa trên thứ tự các đòi hỏi và các câu trả lời.

Người khác trả lời phủ định, bởi lẽ văn mạch không đề cập gì đến việc đụng chạm thân thể, mà chỉ ghi lại lập tức sau đó  lời long trọng tuyên xưng đức tin của Tôma:

   - " Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con " ( Jn 20, 28).

Có thể tư tưởng phủ định vừa kể có lý chứng thuyết phục hơn, bởi lẽ Tôma khi thấy Chúa Giêsu không còn kỳ vọng, đòi thực hiện cho bằng được những gì mình thách thức lúc chưa được thấy Người. Có Chúa Giêsu hiện diện trước mặt, Tôma đã bị Người chinh phục, chỉ cần nghe tiếng nói của Người.

Đó cũng là điều đã xảy ra cho Maria Magdala, nàng đã được Chúa Giêsu chinh phục, chỉ cần nghe Người gọi tên mình:

   - " Chúa Giêsu gọi nàng: " Maria ! ". Nàng quay lại và nói bằng tiếng Do Thái : " Rabboni " ( nghĩa là " Lay Thầy " ( Jn 20, 16). 

Kế đến các lời của Chúa Giêsu nói với Tôma:

   - " Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin " ( Jn 20, 27)

không phải chỉ là những lời kiển trách thái độ cứng tin của Tôma, như một vài nhà chú giải có thể hiểu, mà đúng hơn là những lời mời gọi đầy lòng tốt lành, mời gọi Tôma, cũng như tất cả chúng ta đang đọc Phúc Âm, hãy bước vào một tầm mức khác, tầm mức của đức tin, thay vì chỉ hạn hẹp ở lãnh vực cảm nhận giác quan. 

Câu trả lời của Tôma:

   - " Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con " ( Jn 20, 28) là câu trả lời có hương vị của lời Thánh Vịnh:

   - " Xin thức dậy, đứng lên xét xử và biện hộ cho con, lạy Thiên Chúa, lạy Chúa của con " ( Ps 34, 23).

Có lẽ với liên tưởng đó, Tôma dành cho Chúa Giêsu tước vị " chúa ", mà thường khi vị hoàng đế với quyền tuyệt đỉnh trong vương quốc muốn dành cho mình.

Một vài nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng thường khi Thánh Gioan tác giả Phúc Âm dùng ngôn từ Thánh Kinh cũng như ngôn từ Hy Lạp.

Nhưng dù sao đi nữa, Tôma phản ứng bằng những ngôn từ tuyệt vời, lời tuyên xưng đức tin long trọng nhứt mà chúng ta gặp được trong Phúc Âm. Gần như cho chúng ta biết là cuộc gặp gỡ thể xác với Chúa Giêsu được biến đổi cuộc tiếp xúc thần linh, được biến đổi thành đức tin.

Tiến trình vừa kể cũng là những gì đã xảy ra cho Maria Magdala, qua cuộc tiếp trao đổi cảm nhận giác quan bằng lời nói, " Maria ", đã biến nàng vào cuộc thông hiệp thiêng liêng " Lạy Thầy ".

Cả Tôma và Maria Magdala, qua cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu con người đã biến cuộc gặp gỡ của các vị thành cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. 

Thánh Gregorio đã bình luận như sau:

   - " Tôma đã thấy một điều, nhưng đã tin vào một điều khác; đã thấy được một con người với những vết thương và, nhờ đó, ngài đã tin vào bản tính Thiên Chúa của Đấng Phục Sinh " .

Thật vậy, đây là trường hợp duy nhứt trong cả Tân Ước, Chúa Giêsu  được tuyên xưng là " Thiên Chúa ". Mặc dầu Tân Ước vẫn xác nhận bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu, nhưng vẫn luôn luôn chú tâm phân biệt giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa, chỉ trừ đây là trường hợp duy nhứt trong lời tuyên xưng của Vị Tông Đồ Tôma.  

Chúa Giêsu chấp nhận lời tuyên xưng đó của Tôma và hướng dẫn ngài, cũng như chúng ta, con cái của ngài trongđức tin, hướng về những gì tốt đẹp hơn nữa:

   - " Vì anh thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin " ( Jn 20, 29 ).

Nói cách khác, câu khuyến khích vừa kể là câu Chúa Giêsu nhắc lại mối phước thật thứ hai trong hai Mối Phước Thật của Phúc Âm Thánh Gioan,( mối thứ nhứt: bíết phục vụ anh em ( Jn 13, 17).

 Đây là mối phước thật tuyên xưng đặc tính tự lập của đức tin, không tùy thuộc vào giác quan, nhận thức, cảm tính.

Lời nói của Chúa Giêsu, không những nói với Tôma, mà còn nói với chúng ta, con cái của ngài trong đức tin. 

4 - Thánh Gregorio có nhận xét rất sâu sắc:   

   - " Đối với chúng ta, lòng cứng tin của Tôma hữu ích hơn đức tin của các Tông Đồ ".

Lời nhận xét của Thánh Gregorio, đọc thoáng qua có vẻ nghịch lý, nhưng suy nghĩ kỷ hơn đó là câu nói ít nghịch lý hơn những gì có vẻ lúc đầu.

Các Tông Đồ bước đi trên con đường đức tin khá phẳng lặng, như đọc một quyển thủ bản thần học: hội ngộ vớì Chúa Phục Sinh, cảm thấy mình sung sướng hân hoan, nhận được Chúa Thánh Thần và mở tung cửa ra đi truyền bá sứ mạng bằng cách nhân chứng cho Tôma những điều mắt thấy tai nghe về kinh nghiệm đức tin của mình.

Các Vị đã thấy và tin.

Đối với Tôma trái lại, con đường đức tin là con đường đầy quanh co, chướng ngại vật, là con đường leo dốc. Ngài không thấy và không tin.

Ích lợi con đường đức tin của Tôma đối với chúng ta khởi đầu từ đó, cho biết rằng kinh nghiệm để có được đức tin không phải là những gì chỉ " nghe nói, thiên hạ đồn rằng " hay ngay cả " bị áp đặt, bắt buộc " dưới quyền năng, bạo lực.

Kinh nghiệm để có được đức tin chỉ có thể có được, nếu mình trực tiếp gặp được Chúa, khi mình gặp được Người chớ không phải chỉ bằng việc gặp những người khác, nói cho mình về Người.

Điều vừa kể, lịch sử bao thế hệ của Giáo Hội đã chứng minh. Đức tin khong phải được cấu tao nên bằng các bộ sách thần học, mà bằng đời sống thánh thiện các phần tử trong Giáo Hội.

Những người khác, có cùng lắm, là những người trung gian, hướng dẫn chúng ta hướng về đức tin, để chúng ta trực tiếp gặp được Chúa và từ đó có đức tin.  

Tuy vậy, Thánh Tôma Tông Đồ đã vấp phải một lỗi lầm thô thiển, đó là muốn dùng cảm nhận giác quan để trực tiếp bước lên bình diện thiêng liêng:

   - " Nếu tôi không thấy..., không xỏ ngón tay..., không đặt bàn tay...tôi chẳng có tin " ( Jn 20, 25).

Thấy và chạm đến Chúa Phục Sinh, giả sử có thể được, không thể tự chúng tạo ra được đức tin, bởi lẽ đức tin là một hồng ân được Chúa ban cho và kế đến mới là thái độ tin, đáp ứng lại của con người, trả lời cho lòng tốt lành Chúa ban cho mình.

Lòng rộng lượng bao dung của Chúa Giêsu đến gặp Tôma đang đảo lộn trật tự trong suy nghĩ và hành xử của mình để dạy cho Tôma một bài học, và cũng làm gương cho chúng ta, con cái của các Tông Đồ trong đức tin.

Đó là ý nghĩa câu nói của Thánh Gregorio, thái độ cứng tin của Tôma có ích cho chúng ta hơn là con đường đức tin phẳng lặng của các Tông Đồ.  

Chúa Giêsu chấp nhận thách thức của Tôma và dành cho Tôma " thấy " được Người, theo ý nghĩa:

   - " Đặt ngón tay vào đây, hãy nhìn xem Thầy..., đưa tay ra đây, mà đặt vào cạnh sườn Thầy..." ( Jn 20, 27).

Và liền sau đó, Người thêm:

   - " Đừng cứng tin nữa, nhưng hãy tin " ( Jn 20, 27b), để nói cho Tôma biết thái độ " thấy " đích thực, là thấy , hội nhập và đồng thuận.

Kinh nghiệm thấy và đụng chạm có ích lợi gì, nếu những động tác đó không được đi liền tiếp theo bởi động tác thông hiệp với người mình được gặp gỡ?

Điều quan trọng của người môn đệ là động tác chuyển tiếp từ cuộc diện kiến chưa được hiểu rõ ý nghĩa đến cuộc tiếp xúc làm cho mình mở rộng mình ra trong mối liên hệ thông hiệp đời sống với Chúa, nhờ vào lời chỉ dạy của Người.

Lời phán dạy của Người cho phép Tôma thực sự " thấy được " Người, tức là thực sự gặp được Chúa Phục Sinh, cũng như nhữn gì đã xảy ra cho Maria Magdala, khi nàng nghe Chúa gọi tên mình.

Lời Chúa đặt vào tâm khảm con người mầm mống đức tin và chỉ có từ lúc đó, con tim mới bừng cháy lên và đức tin được thốt lên bằng lời:

   - " Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con " ( Jn 20, 28). 

Trạng thái đức tin, mà Tôma vừa đạt được đó, được Chúa Giêsu nói lên không những như là lời xác nhận, mà còn như là lời khuyên bảo và chúc phúc đối với cả chúng ta:

   - " Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin " ( Jn 20, 29).

Ước gì lời huấn dạy đó của Chúa Phục Sinh, chúng ta không bao giờ quên, vì chúng ta luôn luôn có Người trong Giáo Hội và trong mỗi người chúng ta để nhắc nhớ đức tin của chúng ta vào Người.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!