Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 28); ( 08.05.2011); ( Lc 24, 13-25)

CHÚA NHẬT III MÙA PHỤC SINH, NĂM A

 NGUYỄN HỌC TẬP  

Đoạn Phúc Âm hôm nay, hai môn đệ trên đường Émmaus, đặc biệt chỉ có trong Phúc Âm Thánh Luca, tường thuật lại một cách tuyệt diệu cuộc gặp gỡ giữa Chúa Phục Sinh và hai môn đệ. Một người được biết danh tánh là Cleopa, còn người kia không được nêu tên, có lẽ để cho bất cứ ai đọc Phúc Âm ngài cũng có thể đồng hoá mình với người môn đệ đó.

Mỗi ngưòi chúng ta đều phải bước đi, thực hiện đoạn đường, mà hai môn đệ đã cùng đồng hành với người bạn đồng hành bí ẩn được đoạn Phúc Âm thuật lại.

Chúng ta có thể chia đoạn Phúc Âm hôm nay thành bốn phần:

   - phần trình bày hai nhân vật và bối cảnh của cuộc hành trình ( Lc 24, 13-16),

   - chúng ta được Thánh Luca phát họa hai môn đệ trong cuộc hành trình như là những con người còn thuộc về tư tưởng Cựu Ước, qua những hình ảnh mà các ông suy nghĩ về Chúa Giêsu ( Lc 24, 17-24),

   - kế đến, nhờ đoạn đường cùng đi với với người đdồng hành xa lạ, tâm trí các ông mới được mở ra trước một chân trời mới và trở thành những con người của Tân Ước ( Lc 24, 25-32),

   - phần cuối cùng cho chúng ta biết kết quả của cuộc hành trình ( Lc 24, 33-35). 

1 - Nhân vật và bối cảnh của cuộc hành trình về Emmaus ( Lc 13-16).

Chúng ta đang ở vào ngày Phục Sinh, vào buổi chiều, " có hai người trong nhóm môn đệ " ( Lc 24, 13), có lẽ trong tâm thức có lối suy tư khác với những người còn lại, quyết định rời bỏ Giêrusalem, rời bỏ các môn đệ, để đi về Emmaus, cách Giêrusalem khoảng 12 cây số.

Có lẽ Emmaus là nguyên quán của hai ông.

Thái độ lìa bỏ Giêrusalem, lìa bỏ các môn đệ khác, hàm chứa dưới đó một mùi vị nãn chí, thất vọng, " thôi thì mọi mơ tưởng đã xong hết, thất vọng ", niềm hy vọng say mê của thời gian qua " đã hoàn toàn đổ vỡ , tan tành ".

Dầu vậy, trong tư tưởng, các ông cũng chưa có thể đoạn tuyệt với quá khứ, bởi vì trong lúc đi đường, hai người còn bàn táng với nhau về những gì vừa xảy ra:

   - " Các ông chuyện trò với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra " ( Lc 24, 14).

" Tất cả những gì đã xảy ra ", một cách nào đó hai ông cũng là cũng là nạn nhân, nghĩa là chỉ có thể làm người bàng quan thụ động.  

Cuộc trở về Emmaus, lìa bỏ các môn đệ khác,  có nghĩa là kết thúc con đường và khoản thời gian mạo hiểm đối với Chúa Ki Tô.

Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi chuyện đều trở lại yên tỉnh như trước đó, mà mình không bị lạy động. Bởi lẽ không thể ở bên cạnh Chúa Giêsu, rồi sau đó lìa bỏ Người, như là chưa hề có gì đã xảy ra.

Mọi chuyện đều đã kết thúc, nhưng Chúa Ki Tô vẫn còn tiếp tục chăm lo cho các ông, hơn nữa, Chúa Ki Tô vẫn còn tiếp tục là câu hỏi để các ông đặt thành vấn đề.

Bởi đó cuộc nói chuyện của hai ông trong lúc đi đường trở thành sôi động, nhiều khi đưa đến cãi cọ, nhiều ý kiến nảy ra khác nhau, nhiều nghi vấn không giải quyết được, được diễn tả bằng động từ Hy Lạp " syzetéo ". 

Chúa Giêsu hiện đến với các ông, để cho cuộc hành trình vật thể biến thành cuộc hành trình đến đức tin, khiến cho các ông trở thành những con người tích cực, tìm được câu trả lời thoả đáng cho những câu hỏi của mình:

   - " Trong lúc các ông trò chuyện và bàn tán ( syzetéo ), thì chính Chúa Giêsu tiến đến gần và cùng đi với các ông " ( Lc 24, 15).

Chúa Giêsu ở đó, đang đồng hành bên cạnh các ông, nhưng mắt các ông không có khả năng nhận ra Người.

Làm sao mà không nhận ra một người, mà chỉ mới vắng mặt một vài ngày trước đó, có lẽ trên dưới 72 giờ?

Câu trả lời hàm chứa trong mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu. Sự hiện diện của Người, thân xác của Người đã trở nên khác với hình dáng trước đó, khác hẵn với trường hợp Lazzaro chẳng hạn. Bởi lẽ Chúa Giêsu Phục Sinh không lấy lại đời sống con người mà Người sống trước đó:

   - " ...Chúa Giêsu tiến đến gần các ông. Nhưng mắt các ông còn bị ngăn cản, không nhận ra Người " ( Lc 24, 15b-16).

Chúa Giêsu đã đi vào thể thức sống mới, cuộc sống Thần Linh, chuyển đổi cuộc sống, kể cả thân xác, bởi đó Người có thể đi vào nơi cư ngụ của các môn đệ, mặc dầu các cửa đều đóng kín ( Jn 20, 19).

Sống trong trạng thái sống mới vừa kể, chúng ta không thể hiểu được, không cảm nhận được, không còn bị các lằn mức giới hạn của con người chúng ta, không cần ăn uống, nghỉ ngơi, chiếm khoảng không gian...

Hiểu như vậy, chúng ta thấy được trạng thái hoàn toàn khác biệt giữa hai môn đệ và Chúa Giêsu, đang đi bên cạnh các ông.

Muốn nhận ra được Chúa Phục Sinh, hai môn đệ phải có được điều kiện để " quen biết " với Người. Con người với sức lực và khả năng của mình, không thể xác nhận được căn tính của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và Chúa Phục Sinh. Căn tính đó chỉ có thể xác nhận được đối với những ai  được Chúa Ki Tô ban cho khả năng và đáp ứng lại trong đức tin, như là những người được Chúa ban cho đôi cánh để bay lên đến Người. 

2 - Hai môn đệ, con người trong Cựu Ước đã bị thất vọng ( Lc 24, 17-24).

Nghĩ ra một Chúa Ki Tô vừa với tầm vóc của mình, hợp với khả năng và chương trình sống của mình, không khó khăn gì. Ai cũng làm được.

Nhưng một Chúa Ki Tô như vậy, không quấy rầy, can dự vào suy nghĩ và dự tính của mình, kông phải là Chúa Ki Tô đích thực. Trước tiên cần phải phá vỡ đi những tiền kiến cá nhân đó và để cho Người thiết định cho chúng ta thế nào là chân dung Chúa Ki Tô đích thực, mà chúng ta phải kết hợp và bước theo Người.

Chỉ có như vậy, chúng ta mới là hình ảnh của Người và giống như Người. 

Cuộc đối thoại được Chúa Giêsu khởi đầu như là một thử thách kích động, nhằm phá bvỡ đi thần tượng về Người mà hai môn đệ đã từ lâu suy nghĩ trong lòng:

   - " Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ? " ( Lc 24, 17).

Hai môn đệ dừng lại " với vẻ mặt buồn rầu " ( Lc id.).

Câu trả lời đầu tiên tức khắc cho thấy thái độ thất vọng não nề của Cleopa:

   - " Có lẽ ông là người duy nhứt trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bửa nay " ( Lc 24, 18).

Tiếp liền câu trả lời đó, Chúa Giêsu đặt ra câu hỏi:

   - " Chuyện gì vậy ? " ( Lc 24, 19)

như là những gì khởi đầu, để hai môn đệ có thái độ cởi mở đối với Người, là người đồng hành chưa quen biết, cởi mở để nói cho Người về tình cảm và quan niệm mà hai ông có đối với Chúa Giêsu.

Thật là môt cách đối xử rất rất thích hợp theo phương thức sư phạm, khiến cho hai môn đệ thố lộ tâm tình, cởi mở ra nhữn gì đang đươn kết rối rắm đầy nghi ngờ, khiến cho các ông lương tâm bị vẩn đục.

Đồng thời câu chuyện về các biến cố mới xảy ra cũng tạo ra một cây cầu liên kết giữa người đồng hành chưa quen biết và hai môn đệ.

Từ đó trở đi, cuộc đồng hành chứa đầy những vấn đề lợi thú đối với cả ba. 

Hai môn đệ vẫn còn giữ lòng thán phục đối với Chúa Giêsu, mặc dầu sau biến cố Khổ Nạn và Tử Nạn chỉ còn là những gì lưu lại trong ký ức.

Bởi đó hai ông trình bày cho người đồng hành chưa quen biết một bối cảnh kết tựu và đầy đủ về hình ảnh Chúa Giêsu đã được dần dần ghi vào tâm khảm họ. Lời bày tỏ đó tạo nên bối cảnh lịch sử và đầy ý nghĩa thần học:

   * đối với Chúa Giêsu, các ông còn mang trong nội tâm lòng kính phục trọng đại, bởi vì các ông cho rằng Người là một vị ngôn sứ, tức là người có tước hiệu được dành cho những nhân vật quan trọng trong lịch sử Do Thái. Sự cao cả của Người được chứng tỏ liên quan đến lời nói và việc làm ( các phép lạ ) Người đã thực hiện, làm cho Người có uy thế trước mặt Thiên Chúa và dân chúng:

   - "Các ông thưa: " Chuyện ông Giêsu Nazareth. Người là một ngôn sứ uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân " ( Lc 24, 19).  

   * Nhưng rồi hai môn đệ cho biết các sự việc xảy ra không trùng hợp nhau, khiến cho tình thế nguy ngập xảy đến bởi vì được tạo ra do các tư tế và các thủ lãnh.

Cuộc Khổ Nạn và Tử Nạn của Chúa Giêsu, do đó, được coi như là một tai nạn bất ngờ, không tiên đoán trước được, mà cũng chẳng ai muốn, một thảm trạng định mệnh làm cho Chúa Giêsu phải trở thành nạn nhân:

   - " Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người, để Người bị án tử hình và đã đóng đinh Người vào thập giá " ( Lc 24, 20). 

  * Cái chết và nhứt là cái chết trên thập giá ( hình phạt đối với người nô lệ ), đã làm cho con người của Chúa Giêsu bị bóng tối che phủ lên và đã làm rạn nứt lòng tin sắt đá mà các ông hoàn toàn đặt tin tưởng nơi Người. Không ai là người Do Thái có thể quên được án phạt nặng nề mà Lề Luật đã thiết định:

   - " ...người bị treo lên cây là đồ bị Thiên Chúa nguyền rủa " ( Dt 21, 23). 

   * " Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng cứu chuộc Israel. Hơn nữa những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi " ( Lc 24, 21).

Đó là câu nói chứng tỏ hai môn đệ là những người còn thuộc về tâm thức Cựu Ước, bởi lẽ theo các ông Chúa Giêsu phải là Đấng Cứu Độ chính trị, giải thoát theo tư tưởng của con người, có khả năng giải phóng dân Do Thái khỏi vòng nô lệ của quân Roma.

Động từ được dùng để chỉ động tác giải thoát, đó là động từ Hy Lạp " lytróomai ", cho thấy rõ lòng mong đợi Đấng Cứu Độ chính trị mà dân Do Thái đang mong đợi, và chắc chắn đó cũng là tư tưởng không thiếu trong hàng ngủ các môn đệ Chúa Giêsu.

Ngoài ra chúng ta còn có thêm tư tưởng đối nghịch, trong tâm thức Israel, giữa đau khổ/ sự chết và quyền năng / sự  sống của Thiên Chúa: điều đó có nghĩa là nếu Chúa Giêsu là Đấng do Thiên Chúa sai đến, chắc chắn Người phải có quyền tham dự vào quyền năng của Thiên Chúa, và như vậy Người đâu phải chịu đau khổ, cũng như chết.

Hiểu như vậy, đối với hai môn đệ, Chúa Giêsu không phải là Đấng Cứu Thế mà dân chúng đang mong đợi. Cái chết trên thập giá là một bằng chứng không thể chối cải được. 

Tâm thức Cựu Ước đó đã đâm rễ sâu vào nội tâm các ông như thế nào, điều đó chúng ta có thể hiểu được các ông không chấp nhận những tin tức mới mẻ được các phụ nữ loan báo cho và được chính các môn đệ xác nhận.

Tất cả những điều đó xảy ra không ảnh hưởng gì đến xác tín trái ngược của hai ông. Hai ông vẫn bỏ ngoài tai tất cả những tin tức và nhân chứng đó:

   - " Thật ra cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người đã sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy việc y như các bà ấy nói, còn chính Người thì họ không thấy " ( Lc 24, 22-24).

Hai môn đệ, cũng như nhiều người khác, muốn thấy được xác chết, thấy xác Chúa Giêsu như xác của một trong bao nhiêu nạn nhân khác của cái chết. Các ông cương quyết và cứng đọng lại trong quan niệm của mình, trong nhãn quang giới hạn của mình.

Thái độ đóng kín đó, không chấp nhận ngay cả một thực thể có thể định hướng khác đi cho mình, hướng về một cái gì mới mẻ hơn, bởi đó tạo nên tình trạng thất vọng trong tâm trạng, được thể hiện ra bên ngoài bằng khuôn mặt rầu rĩ của hai người:

   - " Hai ông dừng lại, vẻ mặt buồn rầu " ( Lc 24, 17b).

Các ông đã trở thành những người hoàn toàn thất vọng ! 

3 - Niềm hy vọng chân trời mới của Tân Ước ( Lc 24, 25-32).

Khúc quanh cuộc đời của hai môn đệ trên đường Émmaus được khởi đầu bằng lời của Chúa Giêsu.

Giờ đây, chính Người mạc khải cho các ông điều mà các ông phải suy nghĩ đến để có thể khởi đầu bước đi trên con đường đón nhận sứ điệp và điều mới mẻ phục sinh.

Hai môn đệ biết để cho mình lắng nghe theo, chấp nhận để cho người đồng hành chưa quen biết chỉ bảo cho mình bằng lời nói và bằng cử chỉ, như thể là các ông không ý thức rõ rệt được rằng tự khả năng của mình suy nghĩ và đi đến kết luận, các ông sẽ không bao giờ có thể đạt được.

Người đồng hành với các ông đưa ra câu hỏi để khởi đầu câu chuyện, khiến cho các ông thuật lại những biến cố vật thể đã xảy ra và những cảm nghĩ nội tâm của các ông, mãi cho đến đây không hề mở miệng can thiệp.

Giờ đây, sau khi biết rõ đầu đuôi và hiện trạng tâm hồn của hai người đối thoại với mình, người đồng hành chưa quen biết đó hay Chúa Giêsu mới mở miệng bằng một lời trách móc khá nặng nề, để phá vở đi bước tường đóng kín tâm thức Cựu Ước của các ông:

   - " Các anh chẳng hiểu gì cả ! Lòng trí các anh thật chậm tin vào lời các ngôn sứ " ( Lc 24, 25),

và bởi đó các anh không khởi hành một cuộc hành trình mới để tìm một chận trời mới.

" Không hiểu gì cả và chậm tin ", bởi vì chỉ biết đóng kín, cố chấp ương ngạnh, không biết mở mắt ra nhìn thấy các dấu chỉ thời đại - lời của Thiên Chúa được viết lên trong các biến cố - và bởi đó các anh chỉ vẫn còn là tù nhân của các công thức lỗi thời và làm cho con người thất vọng.

Chúa Giêsu bắt đầu cho hai ông và cùng với hai ông khởi hành một cuộc hành trình đầy hứng khởi qua lời các ngôn sứ, dựa trên các câu nói:

   - " Nào Đấng Ki Tô chẳng phải chịu đau khổ như vậy, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi người bắt đầu từ ông Moisen và các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên hệ đến Người trong tất cả Sách Thánh " ( Lc 24, 26-27).

Chúa Giêsu trích dẫn các đoạn nào của Moisen và các ngôn sứ, Phúc Âm Thánh Luca không ghi rõ lại, và bởi đó chúng ta đành ghi nhận vậy.

Có lẽ Người đã trích từ các bài ca của Người Tôi Tớ Chúa ( Dei Servus ) , nhứt là bài ca thứ IV, trong đó tuyên bố rõ ràng phận vụ xoá tội của Người Tôi Tớ Chúa: một người chết để xoá tội cho nhiều người.

Đây là lần đầu tiên xác nhận sự đau khổ có giá trị cứu rổi:

   - " Chính người đã bị đâm, vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát ví chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích, cho chúng ta được chữa lành " ( Is 53, 5).

Cộng đồng Ki Tô hữu đầu tiên được Chúa Giêsu huấn dạy, sẽ tìm hiểu để thiết định căn tính đồng nhứt giữa Chúa Giêsu và Người Tôi Tớ Yhwh. Dấu chứng đó chúng ta có được khi Philippo được hỏi về lối giải thích có vẻ nghịch nghĩa nầy của đoạn sách Isaia vừa trích dẫn, Philippo trả lời xác nhận bằng cách rao giảng về Chúa Ki Tô:

   - " Viên thái giám ngỏ lời với ông philippo: " Xin ông cho biết vị ngôn sứ nói về ai? Về chính mình hay về người khác?". Ông Philippo lên tiếng. và khởi từ đoạn Thánh Kinh ấy mà loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu cho ông " ( Act 8, 34-35).

Và chính  vì sự đau khổ làm cho hai môn đệ đặt nghi vấn, bởi đó chúng ta có thể nghĩ rằng Chúa Giêsu nhấn mạnh về điểm nầy để thuyết phục các ông, " nào Đấng Ki Tô chẳng phải chịu đau khổ, rồi mới vào vinh quang của Người sao? ".

Nói lên điều đó, Chúa Giêsu muốn cho hai môn đệ hiểu rằng đau khổ không hẵn là dấu chỉ con người lìa xa Thiên Chúa, hay dấu chứng cho thái độ hành xử bất chính gian manh nào đó, nên " bị Chúa phạt ", " qủa báo nhãn tiền ", nói theo ngôn từ bình dân của chúng ta.

Đau khổ, nếu chúng ta biết sống, có thể trở thành dụng cụ đưa chúng ta đến phần rổi, " chịu đau khổ, rồi mới vào vinh quang của Người ".

Chúa Giêsu đến, không phải để giải thích đau khổ dưới hình thức trừu tượng, cũng như để tiêu diệt nó, mà để làm cho nó trở nên đầy ý nghĩa với sự hiện diện của thập giá. Từ đó chúng ta hiểu được

   - " Tất cả những đau khổ hiện diện trên đời, không phải là đau khổ của cơn hấp hối, mà là sự đau đớn của một cuộc sinh nở " ( P. Claudel ).    

Với những lời chú giải tối thiểu, qua câu trích dẫn ngằn ngủi ở trên ( Lc 24, 26), Chúa Giêsu đã giải thích cho hai môn đệ chân lý tối thượng nầy. Đó là đặt tình yêu thương và sức mạnh của đời sống vào môi trường bị bóng tối thảm đạm, của thủ hận ghen ghét và sự chết ngự trị.

Chúa Giêsu dạy cho hai môn đệ, dĩ nhiên cũng cho cả chúng ta, con cái các ngài trong đức tin, hiểu được mầu nhiệm của sự sống ( của phục sinh ), khởi điểm từ đau khổ và sự chết.

Làm như vậy, Người mở trí cho hai vị hiểu được Thánh Kinh, trong khi cùng đồng hành với họ. Người giúp cho hai môn đệ bước đi một bước quyết định đưa hai người qua phía bên kia biến cố đơn sơ của cái chết, để đón nhận ánh sáng của sự sống.

Như là nhà chú giải Thánh Kinh, Chúa Giêsu khánh thành một trường phái mới, mở rộng chân trời sự sống cho ai nghe Người.  

Hai môn đệ có hiểu được bài học hay không?

Tư tưởng được Chúa Giêsu cho biết rằng Người còn muốn tiếp tục cuộc hành trình đi xa hơn nữa,

   - " Khi tới gần làng các ông muốn đến, Chúa Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa " ( Lc 24, 28)

là cách thức để khám nghiệm của một tiểu khảo thí đối với hai môn đệ, mà Người mới đưa ra.

Tự nhiên và hữu lý là lời mời cầm giữ lại của hai môn đệ:

   - " Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn " ( Lc 24, 29).

Như vậy hiện diện của Chúa Giêsu không làm cho hai ông khó chịu, mà trái lại còn tạo được thích thú.

Người đồng hành bí ẩn và chưa quen biết đó đã mở ra cho hai môn đệ những viễn tượng không thể tưởng tượng được, đã gíup cho các ông đọc và hiểu được thực tế trong chiều sâu thẩm với cặp mắt mới.

Các ông bị mê man, mọi việc đều có ý nghĩa, ngay cả đến đau khổ và cái chết giờ đây được lồng vào đồ án của Thiên Chúa.

Bởi đó cử chỉ muốn giữ người khách lạ ở lại với mình cho thấy các lời được thốt ra đó đã được thấu hiểu và chấp nhận.

Buổi khảo thí đã có kết quả tốt đẹp. 

Chúa Giêsu chấp nhận lời mời ở lại, bởi vì sứ mạng của Người chưa kết thúc. Người muốn cho hai môn đệ biết và cũng muốn nhắc nhớ chúng ta con đường đức tin khởi đầu bằng Thánh Kinh và được kết thúc, hay đúng hơn đạt đến thượng đỉnh, trong động tác Phép Bí Tích bẻ bánh:

   - " Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ " ( Lc 24, 30). 

Chúa Giêsu đã cử hành Thánh Thể lúc đó, hay chỉ đơn sơ lập lại các động tác mà người cha trong gia đình thực hiện trước bửa ăn ?

Vấn đế được nhiều học giả bàn cải: đối với một vài người, thì đây là động tác cử hành Thánh Thể rõ rệt; đối với những người khác, Chúa Giêsu chỉ đơn sơ làm phép lành trên bánh.

Tuy nhiên có một điều tất cả đều đồng thuận, đó là Thánh Luca, trong khi tường thuật lại biến cố nầy, ngài đã dùng từ ngữ " bẻ bánh ", đó là từ ngữ chuyên môn, được sách Tông Đồ Công Vụ dùng, để nói đến việc cử hành Thánh Thể,  trong buổi anh em tựu họp nhau để " bẻ bánh " và cầu nguyện:

   - " Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng " ( Act 2, 43).

Bởi từ ngữ đồng nhất đó, chúng ta có thể nghĩ rằng Thánh Luca ghi lại động tác của Chúa Giêsu hôm đó với hai môn đệ là động tác cử hành Thánh Thể.

Như vậy, chúng ta có Thánh Knh và Thánh Thể là những yếu tố không thể thiếu để gặp và nhận ra được Chúa Ki Tô, làm cho cuộc sống chúng ta đâm hoa kết quả trong niềm hy vọng. 

Đến đây thì

   - " mắt các ông liền mở ra và các ông nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất " ( Lc 24, 31).

Trước kia thì các ông thấy Người, nhưng không nhận ra Người, bây giờ thì các ông nhận ra Người, nhưng không thấy Người nữa.

Các ông cũng không ao ước được thấy Người nữa, bởi lẽ các ông đã đi vào được thế giới của Người qua việc hiểu biết và hội nhập khắn khít với Người, các ông không cần phải có những cuộc gặp gỡ vật chất hay qua trung gian giác quan.

Khi các ông đã chấp nhận tư tưởng về sự đau khổ được Người giải thích cho ( chết vì yêu thương), các ông đã có thể hiểu được mầu nhiệp phục sinh là gì.

Chỉ có lúc nầy, sau khi Chúa Ki Tô đã chuẩn bị các ông và cho các ông có khả năng hội nhập vào môi trường đời sống mới trong Chúa Thánh Thần, các ông có thể xác định được Chúa Chịu Đóng Đinh và Chúa Phục Sinh hôm nay là một.

Như vậy Emmaus, địa danh khởi thủy cho mục đích của cuộc hành trình và mồ chôn niềm hy vọng, bây giờ được nhuôm màu của đức tin. Cuộc hành trình không kết thúc ở Emmaus, nhưng trái lại là nơi chân trời được chiếu sáng lên và sự sống bắt đầu có nhịp đập lại. Nhịp đập của sự sống bắt đầu cảm nhận được khi các ông đọc Thánh Kinh và hiểu được theo một ý nghĩa mới:

   - " Dọc đướng khi Người nói chuyện và giải thích Thánh Kinh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ? " ( Lc 24, 32).

Câu nói vừa kể cho thấy nơi các ông đang hiện diện một tâm tình mới, trái ngược với những gì trước đó với thái độ buồn rầu:

   - " Người hỏi họ: " Các anh vừa đi, vừa trao đổi với nhau chuyện gì vậy ? ". Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu " 8 Lc 24, 17).

Hiện giờ hai ông là những người với trái tim tràn đầy hân hoan.  

4 - Kết quả của chuyến đi ( Lc 24, 33-35).

Hai môn đệ chỉ có thời gian trao đổi tâm tình cho nhau, nhận thức được rằng mình đã ra đi thục sự và bây giờ mình đã được trở thành người mới, rồi lập tức, cùng nhau chạy trở về Giêrusalem, để thông báo kinh nghiệm của mình:

   - " Ngay lúc ấy, các ông đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tựu họp tại đó " ( Lc 24, 33).

Khám phá ra Chúa Ki Tô  làm cho mình phải trở thành những người loan báo về Người, những nhà truyền giáo. Các ông không còn nghĩ gì đến các ly do, dầu cho có thật đi nữa, đó là việc mệt nhọc của chuyến đi và giờ đã trể. Các ông khởi hành quay lại lòng đầy hân hoan,  để kết thúc quản đường mà ít giờ trước đó các ông đã đi qua trong buồn rầu và đi để bỏ cuộc.

Một mối nghi ngờ có thể làm cho cuộc trở về vô ích và vất cả hai vào niềm tuyệt vọng lại.

Kinh nghiệm Emmaus là kinh nghiệm có thật hay biết đâu các ông không phải là nạn nhân của môt cơn ảo giác nào đó ?

Các ông không có thể là nạn nhân bất lực của một hy vọng bị tan vỡ và bây giờ lại trở về trình diện mình dưới bóng của sự thật chăng?

Phải chăng đó là một phương cách để tiếp tục kéo dài thời gian ảo tưởng đã khiến cho hai ông tạo ra một cuộc mạo hiểm đầy hứng thú chăng?

Đúng, các ông là hai người và cả hai đều đi đến những kết luận như nhau. Nhưng trên đời không thiếu gì những trường hợp ảo tưởng tập thể, mơ tưởng thần tiên tập thể. Hay có những gì khác đã xảy ra cho các ông chăng? 

Đoạn Phúc Âm không đề cập đến vấn đề bệnh tâm lý, mà chỉ ghi rằng

   - " Ngay lúc ấy, các ông đứng dậy, quay về Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một, và các bạn hữu đang tựu họp ở đó " ( Lc 24, 33). 

Hai ông quay trở lại với giữa các bạn hữu, là những người mà các ông cùng chia xẻ niểm tin tưỏng vào Chúa Giêsu trước đây, kế đến họ đã cùng nhau chung sống thảm cảnh của ngày thứ sáu và hậu quả là các niềm hy vọng đều bị dổ nát tiêu tan.

Hai ông trở tại, được bạn hữu nản chí ngày hôm trước tiếp đón nồng hậu, bằng tiếng kêu khải hoàn:

   - " Chúa đã trỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với ông Simon " ( Lc 24, 34).

Câu loan báo Chúa Phục Sinh đã hiện ra với Simon trở thành một ấn triện, ghi dấu chứng bảo đảm chính đáng cho kinh nghiệm của họ.

Chúng ta có thể nói: " Ubi Petrusm ibi ecclesia " ( Ở đâu có Phêrô, ở đó có Giáo Hội ) . Sự hiện diện của Phêrô bảo đảm cho tính chất cấu trúc và giáo hội của nhóm bạn hữu Chúa Giêsu.

Kinh nghiệm của Phêrô trở thành yếu tố luật định cho kinh nghiệm của những người khác, nhận biết mình là thành phần của Giáo Hội Chúa Giêsu.

Trong cộng đồng Giáo Hội được Phêrô lãnh đạo, hai người môn đệ được đón nhận trở lại và được lắng nghe. Kinh ngiệm của hai ông có giá trị như là ân sủng sung mãn, đem thêm ánh sáng cho cộng đồng.

Cộng đồng Giáo Hội đón nhận và chứng thực như là những gì đã thực sự xảy ra và kinh nghiệm của hai môn đệ là điều chính đáng.

Chúa Phục Sinh ban sự hiện diện của mình cho quyền lực trong Giáo Hội cũng như cho các thành viên thuộc hệ, ở trung tâm cũng như ở ngoại vi, để tất cả cùng chung nhau có thể nhận ra được Chúa Chịu Đóng Đinh hôm qua cũng là Chúa Phục Sinh hôm nay và tất cả cùng chung nhau, như là cộng đồng, đón nhận và theo Chúa Ki Tô, có đươc khả năng loan báo Người luôn luôn và bất cứ ở đâu trên khắp nẻo đường thế giới.

Chính Người, Chúa Ki Tô Phục Sinh, là Đấng thiết lập nên cộng đồng mới các tín hữu, trong nhiều phận vụ khác nhau, xác nhận cùng đức tin vào Chúa Ki Tô.  

Tất cả chúng ta, những người đọc trang tường thuật về hai môn đệ trên đường Emmaus, đều được mời gọi hãy bước đi trên cùng một con đường.

Emmaus, khởi thủy là mồ chôn niềm hy vọng, trở thành biểu tượng đời sống mới được tái sinh, sau khi được gặp Chúa Ki Tô. Như Cleopa và người bạn đồng hành không được biêt danh tánh của ông, mỗi người chúng ta được thúc đẩy hãy thực hiện cuộc hành trình đó và trở thành người cất lên tiếng hát cho niềm hy vọng.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!