Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TA LÀ ĐÀNG, LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 30); ( 22.05.2011); ( Jn 14, 1-12)

CHÚA NHẬT V MÙA PHỤC SINH, NĂM A

NGUYỄN HỌC TẬP

Bối cảnh của đoạn Phúc Âm mà Thánh Gioan tường thuật lại cho chúng ta trong  phụng vụ hôm nay là trong bầu không khí của Buổi Tiệc Ly và cho đến đây, Chúa Giêsu đã đề cập đến việc Người sắp ra đi và trong hiện tình các môn đệ không theo Người được, cũng như điều răn mới " hãy thương yêu nhau " ( mà Người đã khuyên dặn các môn đệ.

Hai yếu tố đầu, buổi Tiệc Ly và cuộc ra đi sắp đến, được đoạn Phúc Âm hôm nay ghi lại ( Jn 14,1-3) và được đặt liên quan đến tư tưởng " nhà Cha Thầy ".

Yếu tố thứ ba được đề cập, khi Chúa Giêsu cho biết " các công trình lớn lao hơn " mà các môn đệ có thể thực hiện ( Jn 14, 12):

   - " Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó sẽ còn làm những điều lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha ".

Chúng ta có thể chia đoạn Phúc Âm làm ba phần:

   - lời hứa nơi chốn cư ngụ ở nơi Chúa Cha mà Chúa Giêsu sẽ chuẩn bị cho các môn đệ;

   - câu hỏi của Tôma, tiếp theo lời Chúa Giêsu tự mạc khải chính Người: Ta là đàng, là sự thật và là sự sống;

   - lời nài xin của Philippe được thấy Chúa Cha, đuợc Chúa Giêsu trả lời bằng cách chỉ cho biết  chính Người là niềm mạc khải của Chúa Cha, do mối hiệp nhứt thân tình giữa Người và Chúa Cha. 

   1 - Nhiều nơi cư ngụ bên Chúa Cha.

Các môn đệ đâm ra bối rối, bởi lẽ các vị được Chúa Giêsu cho biết Người sắp tách lìa các ông.

Tình thế càng trở nên thảm đạm hơn nữa qua lời Chúa Giêsu báo cho Phêrô biết là các vị không thể đi theo Người, tức là các vi bị bỏ rơi, theo cách suy nghĩ nhân loại của con người:

   - " Nơi Thầy đi, bây giờ anh em không thể đến được, nhưng sau nầy anh em sẽ đi theo " ( Jn 13, 36).

Và còn cho biết mục đích của việc ra đi là để dọn chỗ cho các vị:

   - " Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở... Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, thì anh em ở đó " ( Jn 14, 1-3).

Biết được tâm trạng lo lắng của các môn đệ, vì sự ra đi của Người, Chúa Giêsu khuyên các vị hãy chiến đấu chống lại tình trạng giao động đó trong tâm hồn các vị, bằng những lời liên tưởng đến Thánh Vịnh 42:

   - " Hồn tôi hỡi, cớ sao phiền muộn, xót xa phận mình mãi làm chi? Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn táng tụng Ngưòi, Người là Đấng Cứu Độ, là Thiên Chúa của tôi " ( Ps 42, 6).

Lòng bối rối đang vây hảm các vị còn có những gì vượt lên trên tâm tình phân lý chia cách hơn nữa.

Nói đúng hơn không phải chỉ là cảm nhận lẻ loi, mà còn là tâm trạng thất vọng nản chí, đang đe dọa đức tin của các vị, bởi lẽ các vị đi theo Chúa Giêsu với hy vọng Người thành đạt, danh tiếng.

Nhưng giờ đây, những lời tuyên bố vừa kể, đối với các vị, không có gì hơn là nói lên tình trạng đã biến đổi thành thất bại, vô vọng.

Nói một cách ngắn gọn, đức tin các môn đệ đang bị giao động.

Bởi đó, Chúa Giêsu kêu gọi các vị hãy vững tin với lòng tin sắt đá vào Thiên Chúa và tin vào chân lý sứ mạng của Người, tin vào chính con người của Người:

   - " Anh em hãy tin vào Chúa và tin vào Thầy ! " ( Jn 14, 1).

Đưa ra lời kêu gọi các môn đệ hãy tin vào con người của Người, Chúa Giêsu vẫn nhận thức được rằng trong hiện tại lúc đó, các môn đệ khó có thể thực hiện được để vâng nghe Người, điều đó khiến cho Chúa Giêsu giải thích rõ hơn về sứ mạng của Người và về những gì sẽ xảy ra trong mối tương quan các môn đệ đối với Người.

Chúa Giêsu đang ra đi, để thực hiện một mục đích chính xác: đi để dọn một nơi chốn cho các vị:

   - " Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không, thì Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em " ( Jn 14, 2).

Như vậy Chúa Giêsu không bỏ qua uổng phí đi câu hỏi trước đó của Phêrô:

   - " Thưa thầy, thầy đi đâu vậy? " ( Jn 13, 36).

   - " Thầy đi dọn chỗ cho anh em " ( Jn 14, 2). 

Phêrô đã phản ứng trước một khoản cách xa không thể lấp đầy được giữa ngài và Chúa Giêu.

Giờ đây, trước lời hứa trọng đại vừa kể. Tình trạng thường tính " cách mặt xa lòng " lúc đó của Phêrô và các thân hữu ngài được trấn an, bởi vì khoản cách không gian được vượt thắng bằng món quà hiện diện thân tình với Chúa Giêsu: Người ra đi không phải là để bỏ rơi, quên lãng đi các vị, mà là đi để dọn chỗ và sẽ trở lại để đem các vị đến ở chung với Người:

   - " Thầy đi dọn chỗ cho anh em...Thầy lại đến để đem anh em về với Thầy. để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó " ( Jn 14, 2-3).

Tương lai sáng lạng đầy hy vọng đó được diễn tả bằng hình ành " cũng ở đó với Thầy ", trong nhà Cha. Nếu lưu ý, chúng ta thấy rằng

   - Chúa Giêsu không nói rằng các môn đệ sẽ ở với Người "trong nhà Chúa", mà "trong nhà Cha Thầy",

   - không phải ở trong " lều " vãi tạm thời lúc đi đường, mà là ở nơi chốn cư ngụ vững chắc.

Điều đó nói lên mối thông hiệp thân tình Thầy - trò là mối thông hiệp mãi mãi và thân tình cùng với Chúa Giêsu và Chúa Cha.

Và rồi qua câu trích dẫn vừa kể, Chúa Giêsu còn hứa là sẽ trở lại với các môn đệ, dĩ nhiên là

   - cuộc trở lại trong ý nghĩa ngày cánh chung hay " parusía " theo văn chương các Giáo Phụ,

   - và cũng có ý nghĩa là Chúa Giêsu trở lại, hiện diện trong cộng đồng các tín hữu sau phục sinh.

Như vậy, Chúa Giêsu hứa sau khi đã dọn chỗ cho các môn đệ Người, nơi chốn đó, hay " Đền Thờ " cũng có nghĩa là nơi bản thân Người,

   - " Các ông cứ phá đền thờ nầy đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại " ( Jn 2, 19),

Người hứa sẽ trở lại để dẫn dắt các môn đệ đến gặp Chúa Cha, bởi vì chỉ có Người mới có thể làm cho con người đến được với Chúa Cha.

Như vậy lời kêu gọi hãy theo Người và ở lại với Người là lời hứa thật huy hoàng:

   - " Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó " ( Jn 14, 3). 

   2 - Chúa Giêsu là đàng, sự thật và là sự sống.

Nghe những lời hứa tâm tình vừa kể, Tôma cảm thấy có một cái gì đó bất ổn, dường như theo ngài, trong câu nói, Chúa Giêsu đã giả định là các môn đệ đã biết con đường dẫn đến định chốn mà Người sắp đi.

Và đây là câu hỏi thứ hai, trong bốn câu, được các môn đệ đưa ra, nói lên bối cảnh đầy âu lo qua những lời tiên báo cáo biệt của Chúa Giêsu:

   - " Ông Tôma nói với Chúa Giêsu: Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đươc đường ? " ( Jn 14, 5). 

Tôma là khuôn mặt nổi bậc trong Phúc Âm thánh Gioan. Ngài được Phúc Âm Thánh Gioan đề cập đến lần thứ nhứt, khi tỏ ra mình sẵn sàng hy sinh cả mạng sống mình cho Chúa Giêsu, đi theo Người bất cứ ở đâu, cho đến cùng:

   - " Ông Tôma, được gọi là Dydimo, nói với các bạn đồng môn: " Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy " ( Jn 11, 16).

Nhưng giờ đây ngài không còn cảm thấy mình vững chắc nữa để tiếp tục đi theo Chúa Giêsu.

Và vào phần cuối của Phúc Âm Thánh Gioan, như chúng ta biết, Tôma muốn có được một cuộc gặp gỡ, măt giáp mặt với Chúa Phục Sinh, để tin rằng Người đã sống lại.

Nói một cách ngắn gọn, Tôma được coi là anh em " sinh đôi " với Chúa Giêsu, theo từ ngữ tiếng aramaico được Thánh Gioan dịch ra ngôn ngữ Hy Lạp, " Dydimo " ( sinh đôi ) , bởi vì là con người rộng lượng, sẵn sàng chuyên cần cố gắng thực hiện điều mình đã hứa, theo gương Chúa Giêsu.

Nhưng đồng thời Tôma rất là con người, bởi lẽ ngài nói lên những khó khăn của mình đối với đức tin, một cuộc sống chiến thắng cái chết bằng cách bước qua cái chết.

Tâm trạng đó cho thấy ở đây, trong bối cảnh Buổi Tiệc Ly, khuôn mặt của Tôma cũng gìống như khuôn mặt của Phêrô, bởi vì cả hai đều không hiểu được con người của Chúa Giêsu và ý nghĩa thần học về cái chết của Người. 

Chúa Giêsu không khiển trách Tôma, nhận thấy lòng ao ưóc của Tôma muốn theo Người, làm môn đệ của Người, Người liền cho Tôma biết, cho các môn đệ hiện diện lúc đó và cho cả chúng ta, con cái các vị trong đức tin, một mạc khải trọng đại về chính Người:

   - " Chính Thầy là đàng, là sự thật và là sự sống " ( Jn 14, 6).

Tôma ao ước muốn biết đâu là con đường để đi theo Thầy.

Nhưng Tôma không thể biết được đúng con đường đó, nếu không biết được đâu là chân lý, là sự thật, tức là không biết được Chúa Giêsu chính là Đấng mạc khải vĩnh viễn Thiên Chúa.

Bởi đó Chúa Giêsu mới định hướng câu hỏi của Tôma và chính con người của Người bằng cầu trả lời vừa kể, để cho Tôma khỏi chia trí, lạc hướng về việc gì mình có thể và phải làm, để khỏi đóng khung vào suy tư trong chính mình.

Trái lại, Tôma cũng như tất cả những ai là môn đệ Người đều phải biết con đường duy nhứt để đến được với Thiên Chúa chính là Chúa Giêsu. 

Thiên Chúa mạc khải hoàn hảo chính Người trong Chúa Giêsu cho nhân loại.

Bởi đó Chúa Giêsu chính là chân lý, tức là mạc khải cho chúng ta điều bí nhiệm mà tự khả năng nhân loại chúng ta không thể nào thấu hiểu được.

Bởi đó Tôma cũng phải biết ước vọng, khao khát được sống nơi bản thể con người, chỉ có thể được đáp ứng thoả mãn, khi ước vọng đó gặp được Chúa Giêsu là sự sống.  

Kế đến Chúa Giêsu giải thích thêm những gì Người đã xác nhận trong câu Phúc Âm chúng ta vừa trích dẫn:

   - " Không ai đến được với Cha, mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. ngay từ bây giờ, anh em đã biết Người và đã thấy Người " ( Jn 14, 6b-7). 

Như vậy, về con đường đi đến Chúa Cha, Chúa Giêsu cho biết không có con đường nào  khác, ngoài ra Người ,     " Thầy là đàng ".

Về chân lý, Chúa Giêsu cho biết, ai biết Người thì cũng biết Chúa Cha, vì Chúa Cha mạc khải chính mình nơi Chúa Giêsu. Người mạc khải trọn hảo Chúa Cha cho chúng ta.

Và về sự sống mà tự bản thể nhân loại, mọi con người chúng ta đều ao ước, Chúa Giêsu dùng động từ ở dưới hình thức thì hiện tại ( présent ) để nói lên thực trạng hiện tại của các môn đệ và của chúng ta con cái các ngài trong đức tin, rằng chúng ta đang thấy và sống với Chúa Cha,

   - trong khi các vị đang sống với Người trước mặt

   - và chúng ta đang sống với Chúa Giêsu hiện diện trong Giáo Hội và trong mỗi người chúng ta, từ ngày nhận được Phép Rửa và hàng ngày chúng ta nhận được Chúa Ki Tô Thánh Thể là Thiên Chúa Ba Ngôi. 

   3 - Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha.  

Câu hỏi của Tôma và câu trả lời và những lời giải thích của Chúa Giêsu gây thêm những câu hỏi khác giữa các môn đệ, qua trung gian của Philippe nói lên lòng ao ước sâu đậm của các vị làm sao gặp được và biết được Chúa Cha, Đấng mà Chúa Giêsu lập đi lập lại là Cha Người:

   - " Thưa thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như vậy là chúng con mãn nguyện rồi " ( Jn 14, 8).

Cũng vậy, diện mạo của Philippe, đối chúng ta, những người đọc Phúc Âm Thánh Gioan, không phải là diện mạo xa lạ gì.

Chúng ta đã gặp được Philippe ba lần. Lần thứ nhứt, trong tuần lễ khai giảng, khi Phúc Âm giới thiệu các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu và Philippe được Chúa Giêsu trực tiếp kêu gọi hãy theo Người:

   - " Hôm sau, Chúa Giêsu quyết định đi tới miền Galilea. Người gặp ông Philippe và nói: " Anh hãy theo Ta " ( Jn 1, 43).

Philippe thật là một mẫu gương của người môn đệ theo Chúa Giêsu và cảm thấy mình có trách nhiệm nhân chứng cho Chúa Giêsu, khi ông dẫn ông Natanaele đến với Người.

Lần thứ hai, chúng ta còn nhớ, khi Philipphe cùng với ông Andrea được giao cho trách vụ nuôi nấng  dân chúng đói khát. Hai vị đặt vấn đề  với Chúa Giêsu và được Người làm phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều để nuôi họ ( Jn 6, 5-8s).

Lần thứ ba, vẫn cùng với Andrea, Philippe báo cho Chúa Giêsu biết có những người Hy Lạp muốn được gặp Người.

Như vậy, Philippe là người môn đệ theo Chúa Giêsu, nhân chứng cho Người và đảm nhận trách nhiệm giải quyết nhu cầu của con người, nhu cầu vật chất, cũng như nhu cầu được cứu độ.

Bởi đó câu hỏi của Philippe với Chúa Giêsu, xin Người cho được thấy Chúa Cha, cũng là câu diễn tả lên tâm trạng khao khát tuyệt đối của con người muôn gặp được và thông hiệp viên mãn và bất tận với Chúa Cha.

Nhưng trong câu hỏi của Philippe cho thấy đức tin chưa được trưởng thành của ông. Bởi lẽ qua câu nói của Philippe cho thấy quan niệm gặp được Chúa Cha của Philippe không phải là quan niệm Chúa Cha và Chúa Giêsu " là một ". Đối với Philippe, Chúa Giêsu chỉ là Đấng trung gian của Chúa Cha, chớ chứ phải là Thiên Chúa mạc khẳi chính mình, là Thiên Chúa chân lý ! 

Hiểu như vậy, chúng ta thấy được Philippe còn là một môn đệ phải được lớn lên, trở nên trưởng thành, để hiểu biết được mầu nhiệm Thiên Chúa và Chúa Ki Tô.

Bởi đó chúng ta cảm nhận được trong câu trả lời của Chúa Giêsu có một ý nghĩa trách móc, một cách sửa chữa thân tình, nhưng cảnh tỉnh mạnh mẻ. Bởi lẽ mặc dầu thời gian khá lâu sống với Chúa Giêsu, Philippe chưa ý thức  được Người là con đường duy nhứt để đến được Chúa Cha:

   - " Thầy ở với anh em bấy lâu, vậy mà anh Philippe, anh chưa biết Thầy sao? Ai thấy Thầy là thấy Cha. Sao anh lại nói xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha. Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong thầy sao ? " ( Jn 14, 9-10).

Như vậy, cũng như đối với Tôma, câu nói của Chúa Giêsu cho thấy con đường của người môn đệ là con đường khám phá ra mầu nhiệm Thiên Chúa ở nơi Người, mầu nhiệm Chúa Cha.

Ngoài ra trong câu trả lời, Chúa Giêsu còn cho biết lòng ao ước của Philippe thấy được Chúa Cha là thấy với cặp mắt xác thịt, bởi vì Philippe không ý thức rằng Chúa Cha đang ở trong Philippe và các môn đệ, có mối hiệp thông thân tình, bởi đó không thể nào với khả năng con người có thể khám phá ra được, mà phải được trợ lực bằng đức tin.  

Trong viễn ảnh đó, chúng ta hiểu được lời hứa cao cả đối với những ai tin vào mối thông hiệp bất khả phân giữa Chúa Cha và Chúa Giêsu, từ đó có thể thực hiện được những công trình to lớn, có thể lớn hơn cả những gì Chúa Giêsu đã thực hiện.

   - " Thật vậy, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó sẽ còn làm những việc cao lớn hơn nữa " ( Jn 14, 12).

Câu nói vừa kể của Chúa Giêsu, đọc thoáng qua xem có vẻ nghịch thường, bởi lẽ ai có thể làm lớn hơn  đươc những việc mà Chúa Giêsu đã làm.

Nhưng chúng ta có thể hiểu được, qua câu nói đó với các môn đệ, các việc Chúa Giêsu đã làm mà các vị chứng kiến, đó là các phép lạ, thì người tin vào Chúa Giêsu có thể làm được những việc lớn hơn nữa, đó là động tác đích thực và duy nhứt của Thiên Chúa, động tác đức tin:

   - " Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm là tin vào Đấng Người đã sai đến " ( Jn 6, 29).

Chính đức tin làm cho con người khám phá ra Chúa Giêsu là " đàng, là sự thật và là sự sống ", làm cho con người biết được và đến được với Chúa Cha, sống thân tình và bất tận với Thiên Chúa.

Đối với con người, không có công trình nào lớn hơn nữa, đức tin làm cho con người biết được, gặp được và sống hạnh phúc bất tận với Thiên Chúa:

   - " Ai tin vào Thầy, người đó sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc cao lớn hơn nữa ".

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!