Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
ANH EM HÃY NHẬN LẤY CHÚA THÁNH THẦN. ANH EM THA TỘI CHO AI, THÌ NGƯỜI ẤY ĐƯỢC THA...

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 33 ); ( 12.06.2011); ( Jn 20, 19-23)

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, NĂM A. 

NGUYỄN HỌC TẬP 

Trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay, phụng vụ giới thiệu cho chúng ta đoạn Phúc Âm Thánh Gioan, tường thuật lại biến cố Chúa Phục Sinh đổ tràn đầy Chúa Thánh Thần trên cộng đồng các môn đệ ( Jn 20, 19-23).

Đoạn Phúc Âm Thánh Gioan tường thuật lại biến cố Chúa Phục Sinh hiện ra với các môn đệ, vào buổi chiều ngày Phục Sinh, muốn nói lên những gì sung mãn hơn chỉ là biến cố Chúa Giêsu tỏ mình ra.

Đoan Phúc Âm ghi lại dấu vết cuộc gặp gỡ với thực thể Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu và một vài yếu tố chính yếu kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần. Đó là quà tặng Phục Sinh rất qúy báu mà Chúa Ki Tô ban tặng cho các môn đệ mình.

 

   1 - Vào buổi chiều ngày hôm đó.

   - " Vào buổi chiều ngày hôm đó, ngày thứ nhứt trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Chúa Giêsu đến, đứng giữa các ông và phán: " Bình an cho anh em ! " ( Jn 20, 19).

Chúng ta được biết nơi đó là ở Giêrusalem, như cả Phúc Âm Thánh Luca cũng đề cập đến, nhưng nơi chốn chính xác chúng ta không được xác nhận cho là ở đâu, mặc dầu truyền thống cho rằng đó là ở trong căn phòng của Buổi Tiệc Ly, một căn phòng ở " từng trên ", nơi các môn đệ họp nhau trước Lễ Hiện Xuống:

   - " Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ " ( Act 1, 13).

Thánh Gioan không đặc tâm lưu ý lắm đến địa danh, bởi vì ngài đặt nặng hơn giá trị biểu tượng của biến cố. bởi lẽ trong biến cố đó xảy ra một sự thay đổi sâu đậm, nhờ đó các môn đệ hội nhập đưọc vào đức tin phục sinh. 

Đó là buổi chiều ngày sabat. Trong ngày hôm đó đã xảy ra một biến cố quan trọng làm tan đi bóng tối của lòng nghi ngờ, cứng tin mà các môn đệ đang bị chìm ngấm vào lúc đó, sau những gì đã xảy ra cho Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn và tử nạn.

Ngày hôm đó, " người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến ", tức là Thánh Gioan, đã bắt đầu tin, sau khi đã chứng kiến được ngôi mộ trống. Cô Maria Magdala đã trở về báo cho các môn đệ là mình đã được thấy Chúa và báo cho các vị những lời dặn bảo của Người.

Dầu vậy, đối với các vị màn đen của đức tin vẫn còn bao phủ, và buổi chiều lại đến.

Nhưng ngày hôm đó là " ngày thứ nhứt trong tuần ", như là ngày khánh thành một thế giới mới đang bắt dầu ló dạng.  

Các môn đệ hợp nhau trong một nơi cửa đóng then gài, thái độ đó cho thấy các vị đang bị một nỗi sợ sệt bao vây, các vị dường như khoanh mình co quắp vào nỗi lo sợ của mình. Dường như các vị đã quên đi những lời khuyến khích liên tiếp trước đó của Vị Thầy của mình rằng đừng sợ, hãy lướt thắng  mọi khó khăn cản trở, hãy tin tưỏng vào những gì Người đã hứa cho.

Nổi lo âu, sợ hãi đó cho thấy trạng thái thiếu đức tin của các vị. Chính ngôi mộ trống càng làm tăng thêm tình trạng lo lắng của các vị, vì các đối phương có thể tố cáo các vị có hành vị bất chính nào đó chẳng hạn. 

Thật là một trạng thái lo âu và thiếu bình an, hoàn toàn ngược hẵn lại những gì sẽ xảy ra trong cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh, được thể hiện ra bằng trạng thái bình an và vui mừng.

Đó là trạng thái của các môn đệ, khi Chúa Phục Sinh " đến " với các vị.

Thánh Gioan không dùng động từ " hiện ra ", mà là " đến ":

   - " Chúa Giêsu đến, đứng giữa các ông và phán ".   

Bởi lẽ dùng động từ " hiện ra " có thể đó là cách diễn tả thần tượng hoá biến cố mầu nhiệm phục sinh.

Cử chỉ Chúa Phục Sinh " đến " giữa các môn đệ cho thấy đó là điều đáp ứng lời Chúa Giêsu hứa với các môn đệ rằng Người sẽ trở lại với các vị, sau khi đã đi về với Chúa Cha:

   - " Thầy sẽ không để anh em mô côi, Thầy đến cùng anh em " ( Jn 14, 18).

Trạng thái mồ côi của các vị sắp được kết thúc, cảnh cô đơn, đơn độc sắp phải bị tan biến đi.

Nhưng Chúa Giêsu không chỉ giới hạn " đến " với các môn đệ. Động từ kế đến cho thấy cử chỉ " đứng thẳng người":

   - " ...đến, đứng giữa các ông và nói ",

như đế nói lên ý nghĩa Người là kẻ đã chiến thắng sự chết. Người " đứng thẳng  người ", vững chắc như cây cột nền tảng, trên đó cộng đồng các môn đệ được xây dựng.

Đến với các môn đệ, Chúa Phục Sinh đã mở tung ra các cửa đang đóng kín và làm cho sự thông hiệp với Người được trở nên vững mạnh lại, sau khi dường như đã bị đổ nát trong thời gian khổ nạn vừa kể.

Trạng thái đổ nát đó giải thích cho chúng ta tại sao buổi sáng hôm đó, Maria Magdala chỉ chạy về báo cho hai môn đệ, ông Simon và người môn đệ Chúa Giêsu thương mến, chớ không báo cho cả cộng đồng các môn đệ, chính vì cộng đồng đó không còn nữa.

 

   2 - Bình an cho anh em.

Các lời chúc mừng của Chúa Phục Sinh cho các môn đệ, " bình an cho anh em ", thoạt tiên có vẻ như là những lời chào hỏi thường nhật theo truyền thống Do Thái. Nhưng thật ra không phải chỉ như vậy, bởi vì Chúa Phục Sinh không phải chỉ giới hạn chúc mừng và  chào chào hỏi, mà là thông ban cho các vị ơn bình an thực sự.

Trong Phúc Âm Thánh Gioan chủ đề " bình an " có một tầm vóc phi thường và, như trong các lời từ biệt, bình an còn có nghĩa là Chúa Giêsu ra đi và động tác gởi Chúa Thánh Thần đến cho các vị.

Cũng vậy trong biến cố đang bàn, lời chúc mừng đó có liên quan đến ba phương diện: sự bình an, cuộc tử nạn và biến cố phục sinh của Chúa Giêsu ( trong cử chỉ đưa ra tay và cạnh sườn cho các tị thấy), và ơn ban Chúa Thánh Thần.

Bình an, trong ý nghĩa nguyên thủy, có nghĩa là không có sự đối nghịch và bạo động. Trái lại là sự hiện diện của một trạng thái yên lành rộng lớn bên ngoài và yên tỉnh sâu đậm trong nội tâm.

Cả cuộc đời Chúa Giêsu, trong Phúc Âm Thánh Gioan, được khai triển như là một cuộc chống đối kinh khủng với các nhà lãnh đạo dân chúng, được kết thúc bằng cuộc tử nạn của Người trên thập giá.

Cũng là điều nghịch thường đó là bản án tử hình đối với Chúa Giêsu dựa trên tình trạng vô tội của Người lại được Pilato, là người đại diện cho quyền lực đế quốc Roma tuyến án, trong khi đó chủ trương của đế quốc là " Pax Romana ", bình an của Roma cho mọi người trong toàn đế quốc. 

Trong cuộc chống đối vừa kể, giữa Chúa Giêsu và các nhà lãnh đạo dân chúng Do Thái lúc đó, cả các môn đệ của Người cũng bị liên hệ, khiến cho các vị phải âu lo, xôn xao và nản chi, ngã lòng.  Trạng thái đó, các vị vẫn còn mang nặng trong tâm tư, pha lẫn với sợ hãi, khiến các vị phải tựu họp nhau một nơi với " các cửa đều đóng kín ". 

Bình an mà Chúa Phục Sinh đem đến cho các môn đệ không phải là " pax romana ", có nghĩa là không còn chống đối, thù hận, đạt được do việc triệt tiêu được kẻ nghịch.

Bình an mà Chúa Phục Sinh đem đến cho các vị là ơn huệ được ban cho của thời cánh chung, hạnh phúc được hưởng trước của thế giới mới mà Chúa Phục Sinh đã hội nhập vào, khi Người sống lại và về cùng Chúa Cha.

Đó là ý nghĩa những gì Chúa Giêsu phán cho các môn đệ, khi Người hứa ban cho các vị Chúa Thánh Thần, có liên hệ với bình an:

   - " Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban bình an cho anh em, không như bình an của thế gian. Anh em đừng xao xuyến, đừng sợ hãi " ( Jn 14, 27).

Và trong phần cuối của các lời giả biệt, Chúa Giêsu còn lập lại nói về bình an:

   - " Thầy đã nói với anh em điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian " ( Jn 16, 33).

Không phải là một ơn ban phù thủy, làm cho các môn đệ sống lơ lửng ngoài thế gian. Bởi vậy bình an Chúa Giêsu ban cho và các môn đệ sống trong Người không xoá bỏ đi các điều khó khăn khỏi các vị trong cuộc sống giữa thế gian, nhưng cho phép các vị có thể đối đầu lại các chướng ngại vật và các mối hận thù của kẻ nghịch mà không phải thất bại, ngã qụy.

Hiểu một cách nào đó, các môn đệ Chúa Giêsu cũng phải dự phần vào cuộc khổ nạn của Người để đạt đến kinh nghiệm chiến thắng thế gian. 

Lời mời gọi can đảm trước những trở ngại,

   - không phải là điều có ý nghĩa hãy tự tín vào ý chí sắt đá, cố gắng của mình,

   - cho bằng có ý nói lên nền tảng được đặt trong sự chiến thắng của Chúa Phục Sinh đã chiến thắng thế gian.

Như vậy, Chúa Phục sinh đến với các môn đệ là để làm cho các vị tham dự vào sự chiến thắng nầy, mà Người đã đạt được qua con đường thập giá.

Hiểu trong ý nghĩa đó, chúng ta hiểu được ý nghĩa cùng chung với lời thông ban bình an cho, còn có cử chỉ biểu tưởng cuộc thành công trọng đại đó, Người cho các môn đệ xem tay và cạnh sườn Người với các vết thương khổ nạn còn ấn dấu.

Đôi tay của Chúa Phục Snh  làm cho ai thấy cũng phải nghĩ đến hai thực thể, đó là đôi bàn tay bị thương tích và chết đi. Nhưng đồng thời cũng nói lên uy quyền mà Chúa Cha đã ban cho Chúa Con, để cho tất cả những ai được giao cho trong đôi tay Người, không một ai bị hư mất.

Cạnh sườn làm cho chúng ta nhớ lại cảnh tượng cuối cùng của cuộc tử nạn, với việc bị lưỡi đòng đâm thâu, máu và nước tuôn ra.

Máu từ cạnh sườn bị đâm thâu tuôn ra là

   - dấu chứng tình yêu thương, cho đến giọt máu cuối cùng, cho đến chết

   - và nước tuôn ra cho thấy từ đây nhân loại có được đời sống bất tận được Chúa Phục Sinh ban cho.

Các vết thương là dấu chứng chiến thắng hùng hồn, bởi vì sự sống đã chiến thắng cái chết, như những gì tiên tri Isaia đã tiên báo về Người Đầy Tớ Chúa:

   - " Chính người đã bị đâm, vì chúng ta phạm tội; bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta đưọc bình an, đã phải mang những thương tích cho chúng ta được chữa lành "( Is 53, 5 ).  

Phản ứng của các môn đệ chứng tỏ cho thấy là ơn ban bình an đã đạt đến thâm sâu trong trái tim các vị và đang chuyển đdổi các vị.

Các vị không lưu tâm mấy đến lời Chúa Phục Sinh nói với, bởi lẽ các vị đang được hoàn toàn tràn ngập hân hoan, trước một lời hứa đã trở thành hiện thực trước mắt các vị:

   - " Anh em cũng vậy, anh em đang lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em không ai lấy mất được " ( Jn 16, 22).

Niềm vui sướng hân hoan mà các vị cảm nhận được đã trở thành là những gì của mình, ơn ban bình an khách thể mà Chúa Phục Sinh ban cho.

Điều có có nghĩa là từ nay trở đi, không ai có thể cướp mất đi được, bởi vì trong quà tặng bình an đó đã hiện diện ơn ban của thời cánh chung, cố định, được Đấng đã chiến thắng sự chết ban cho:

   - " Người lại nói: " Bình an cho anh em ! Như Ch đã sai thầy, thì thầy cũng sai anh em  (Jn 20, 21).

Sau khi đã ghi nhận niềm vui sướng hân hoan nơi các môn đệ, chúng ta cũng còn có lời của Chúa Phục Sinh liên quan đến ơn bình an được ban cho. Ơn bình an đó không phải là trạng thái làm cho các môn đệ không còn dính líu gì vơi các bổn phận của mình, nhưng là bình an sẽ cùng đi với các vị trong sứ mạng.

Câu Phúc Âm vừa trích dẫn nói lên nội dung của sứ mạng các vị được sai đi giữa thế gian. Như vậy, chúng ta có thể nói bình an cánh chung là thượng đỉnh của thời kỳ từ sau Phục Sinh trở đi, được thể hiện bằng ba dấu chứng:

   - sứ mạng được sai đi giữa thế gian,

   - ơn an Chúa Thánh Thần

   - và quyền năng và bỏn phận tha tội.

 

   3 - Người thổi hơi vào các vị.

Được sai đi vào giữa thế gian như Chúa Giêsu đã được Chúa Cha sai đến, các môn đệ phải có được khả năng vượt thắng được kinh nghiệm đau thương đã trải qua trước đó. Bởi đó các môn đệ cần nhận được Chúa Thánh Thần.

Vì đó Chúa Giêsu

   - không chỉ giới hạn giao sứ mạng của các môn đệ,

   - nhưng Người còn trang bị cho các vị sức mạnh làm cho các vị có khả năng thực hiện sứ mạng được giao phó. Như vậy, Chúa Giêsu thông ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ, bằng cách thổi hơi trên các vị, hay đúng hơn là thổi vào trong các vị.

Chúng ta có thể nói rằng trong động tác đó, Chúa Giêsu trở nên một với hơi thở của mình vào trong các môn đệ.

Ngoài ra động từ " thổi hơi vào " cũng nhắc lại cho chúng ta động tác của Thiên Chúa, khi Người dựng nên con người. Thiên Chúa " thổi hơi vào " lỗ mủi tạo vật mình và làm cho tạo vật đó trở nên sống động:

   - " Chúa là Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên sinh vạt sống động " ( Gen 2, 7).

Trong ý nghĩa câu nói  của tiên tri Isaia, động tác Chúa Giêsu thổi hơi vào các môn đệ là đông tác thổi hơi, ban tặng ChúaThánh Thần, như là một cơn gío thổi hơi của Thiên Chúa, là động tác sáng tạo mới, nhằm hoán cải tâm hồn.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng động tác thổi hơi của Chúa Giêsu vào các môn đệ là một động tác hoán cải, tác tạo, một cuộc tái tạo các môn đệ, từ là những con người tội lỗi, những con người sợ sệt nhút nhát, thành những con người, biết mình được tha thứ, can đảm nhận lấy trách vụ nhân chứng đức tin của mình, không còn sợ sệt.  

Cũng trong các lời từ biệt, Chúa Giêsu đã đề cập đến việc cần thiết phải gởi Chúa Thánh Thần đến, như là chứng nhân của Người, làm cho chính các môn đệ cũng có thể trở thành nhân chứng cho Người:

   - " Khi Đấng bảo Trợ đến, Dấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thánh thận sự thật, phát xuất từ Chúa Cha. Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu " ( Jn 15, 26-27).    

Như vậy, động tác thổi hơ của Chúa Giêsu vào các môn đệ sẽ được không hiểu ý nghĩa, nếu không có những lời nói tiếp theo làm sáng tỏ. Và chính những lời nói đó là lời phán ban cho Chúa Thánh Thần, mà các tông đồ phải doán nhận:

   - " Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần " ( Jn 20, 22b).

Ơn được ban cho dĩ nhiên hàm chứa tự do của người ban tặng cho. Cũng vậy, Chúa Thánh Thần không phải đến do cuộc chiếm hữu được của con người, không phải là kết quả của công đức luân lý hay tôn giáo mà có được, mà là do sáng kiến tự do của Thiên Chúa, như những gì ý nghĩa của động từ " nhận lấy " ( lambáno, Hy Lạp) muốn diễn tả.

Sự thông hiệp với Chúa Thánh Thần cần phải được hiểu liên hệ hợp nhứt với động tác sau cùng cuộc đòi Chúa Giêsu, bằng cách tặng hiến chính con người của mình, Chúa Giêsu thông ban cho chúng ta ChúaThánh Thần:

   - " Rồi Người gụt đầu xuống và trao Thần Khí " ( Jn 19, 30).  

Động tác sai đi thực hiện sứ mạng, cùng với quyền năng tha tội, được Chúa Giêsu công bố gắn liền với động tác ban Chúa Thánh Thần.

Khi Chúa Giêsu nói với các người Do Thái, Người tự xác nhận mình là

   - " Ta là người Chúa Cha đã thánh hiến và sai đến thế gian " ( Jn 10, 36).

Và trong lời cầu nguyện tư tế, Người đã xin Chúa Cha thánh hoá trong chân lý các môn đệ Người, bởi lẽ các vị là những người được sai đi vào giữa thế gian:

   - " Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ, Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian " ( Jn 17, 17-18).

Động tácc thánh hoá hay thánh hiến đó, giờ đây được thể hiện một cách thực tế bằng động tác ban Chúa Thánh thần cho và chính Chúa Thánh Thần sẽ làm cho có thể thực hiện được sứ mạng của các môn đệ giữa trần thế.

Chính Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hiến hay thánh hóa các vị, xác nhận cho các vị được Thiên Chúa tha thứ, vượt lên trên thái độ bỏ rơi vị Thầy của các vị trước đó và làm cho các vị trở thành người loan báo lòng tha thứ của Thiên Chúa.

Những gì vừa kể không phải chỉ là những lời mà các tông đồ phải loan báo cho mọi người, mà còn là sự thông hiệp với một thực tại mầu nhiệm đã được thực hiện. Bởi đó ai đón nhận lời của các vị, sẽ là người được mặc lấy lên mình sự thă thứ của Thiên Chúa, bởi vì lời của các vị sẽ trở thành lời của Thiên Chúa các vị: Thánh Thần và sự sống.

   - " Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì nguờ ấy được tha;  anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ " ( Jn 20, 23). 

Chúa Thánh Thần là nguyên lý của cuộc sáng tạo mới. Điều đó có nghĩa là nơi Người hàm chứa cả ơn được tha tội, như là những gì được phát hiện rõ rệt trong câu Phúc Âm vừa trích dẫn, " anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ".

Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhứt Phúc Âm Thánh Gioan nói về về ơn tha tội. Nhưng trong đó chúng ta nhận ra  được lời tiên tri của Thánh Gioan Tẩy Giả được thực hiện, khi Chúa Giêsu lần đầu tiên hội nhập vào cuộc sống công cộng và được Thành Gioan Tẩy Giả giới thiệu Người  với dân chúng như là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian:

   - " Hôm sau, ông Giaon thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình, liền nói: " Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian " (Jn 1, 29).

Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian, bằng cách dâng hiến chính mình cho đến chết và nhu vậy ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!