Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NGƯỜI ĐÃ BAN CHO CHÚNG TA NGƯỜI CON DUY NHẤT CỦA NGƯỜI

  

 SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 34 ); ( 19.06.2011); ( Jn 3, 16-18)

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI. NĂM A

                                                                            

NGUYỄN HỌC TẬP 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay được trích ra từ đoạn nói về cuộc gặp gỡ ban đêm giữa Chúa Giêsu và ông Nicodemo, một nhân vật quan trọng của người Do Thái, có thiện cảm với Chúa Giêsu nhưng sợ tai mắt của người dân chúng chú ý:

   - "Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicodemo, một thủ lãnh của người Do Thái. Ông đến gặp chúa Giêsu ban đêm"( Jn 3, 1-2).

Và trong cuộc đàm thoại đó, Thánh Gioan ghi lại cho chúng ta hai câu nói rất quan trọng được Giáo Hội nhắc lại hôm nay để làm chủ đề mừng lễ Chúa Ba Ngôi: 

   - " Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian , nhờ Con của Người, mà được cứu độ  "( Jn 3, 16-17). 

Đây là đoạn văn quan trọng, trên đó Thánh Gioan đặt nền tảng cho nền thần học của Ngài, cho đức tin của Ngài vào Thiên Chúa. Bởi lẽ thần học, theologia ( trong ngôn ngữ Hy Lạp Teos: Thiên Chúa; logos: bàn về, nói về),  không chỉ là một khoa học nói về Thiên Chúa, cho bằng những phương thức tìm hiểu cho đức tin vào Thiên Chúa, nhất là vào Chúa Ki tô, Con của Ngài, là Ngôi Lời Nhập Thể, đến để cứu độ chúng ta và hiện diện ở giữa chúng ta: 

   - " Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế " ( Mt 28, 20). 

Chúng ta vừa nói đến hai câu Phúc Âm trên của Thánh Gioan quan trọng bởi vì chính  trong hai câu đó, chúng ta có thể biết được Thiên Chúa, " nói về Thiên Chúa " thần học  (theolgia) , vì  Thiên Chúa  mạc khải chính Ngài cho chúng ta.

Thiên Chúa là chủ thể, là Đấng đã đứng ra hành động để đến với chúng ta, trước khi chúng ta biết Ngài để đi đến Ngài:

   - " Thiên Chúa yêu thương thế gian

Ngài là chủ thể của mọi hành động để đến với chúng ta qua ba đông từ : yêu thương, ban Con Một và sai Con Một của Ngài.

Nói cách khác Thiên Chúa tự Ngài đứng ra chủ động trong mối tương quan tình yêu giữa Ngài với chúng ta. Tình yêu của Ngài đối với chúng ta là tình yêu bất vị lợi, nhưng không cho chúng ta.

Lòng rộng lượng hải hà và tình yêu bao la đó Ngài đã tỏ ra khi dựng nên chúng ta, không ai có thể bắt buộc Ngài phải tạo nên  chúng ta thế nầy hay thế khác:  

   - " Thiên Chúa phán: Ta hảy dựng con người giống hình ảnh Ta, giống như chúng Ta…" ( Gn 1, 26). 

Và sau khi suy nghĩ như trên, Thiên Chúa đã quyết định tạo dựng chúng ta với một địa vị cao cả hơn mọi tạo vật:

   - " Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,

   Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,

   Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ " ( Gn 1, 27). 

Địa vị cao  cả đó chúng ta không có công gì để đòi buộc, cũng như không có quyền gì để được kỳ vọng. Có chăng công trạng và quyền hạn chúng ta có nằm trong tình yêu bao la của Người đối với chúng ta. Người yêu thương chúng ta và chúng ta được yêu thương , chỉ có vậy !

Còn nữa, Thiên Chúa đã ban cho con người đặc ân mà không một tạo vật nào có được: 

   - " Chúa là Thiên Chúa lấy  bụi từ đất nặn ra con người, Ngài thổi sinh khí vào lỗ mũi con người và con người trở nên sinh vật sống động"( Gn 2, 7).  

Như vậy từ nguyên thủy Thiên Chúa

   - đã yêu thương chúng ta một cách nhưng không,

   - dành cho chúng ta những đặc ân trổi vượt hơn các tạo vật, " được dựng nên giống hình ảnh Ngài"

   - và được Ngài ban cho một sức sống đặc biệt, tương tợ, nếu không phải là chính sức sống của Người đang sống, " Người thổi sinh khí vào lỗ mũi con người ". 

Hiểu được quá khứ của chúng ta lúc được tạo dựng, biết được cách hành xử của Thiên Chúa đối với chúng ta từ lúc khởi thủy, chúng ta sẽ hiểu được tại sao Thiên Chúa là chủ thể tự đứng ra " yêu thương thế gian, ban Con Một và sai Con của Người " đến với chúng ta.

Qua ba động từ vừa kể, chúng ta hiểu được Thiên Chúa đối với chúng ta thế nào.

Và Thiên Chúa đối với chúng ta như vậy. Hay nói cách khác, Thiên Chúa đã mạc khải Người cho chúng ta như vừa kể, chúng ta không thể cảm thấy, suy nghĩ, nói về Người ( hay thần học , theologia) về Ngài một cách đúng đắn, nếu lối suy tư và phát biểu của chúng ta không theo chiều hướng Ki Tô học ( Christologia). Bởi lẽ Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa,

   - được Chúa Cha ban cho chúng ta vì Người yêu thương chúng ta,

   - được Chúa Cha sai đến để cứu thoát chúng ta,

   - để dạy cho chúng ta biết tình yêu của Chúa Cha dành cho chúng ta

   - và địa vị cao cả  của chúng ta qua sự mạc khải trong các lời giảng dạy của Chúa Giêsu, trong Phúc Âm,  trong Ki Tô giáo.

Nhưng Chúa Giêsu không phải chỉ là " một tôn sư " như ông Nicodemo đã thưa với Ngài:

   - " Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy: Thầy là một vị tôn sư được Chúa sai đến" ( Jn 3,2), mà là Con Một của Thiên Chúa, là Thiên Chúa, có cùng bản thể như Chúa Cha:

   - " Từ nguyên  thủy đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, Ngôi Lời là Thiên Chúa" ( Jn 1, 1). 

Trở lại ba động từ mà chính Thiên Chúa là chủ thể hành động để tỏ ra tình yêu của Ngài đối với chúng ta.

a )Trước hết " Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ( outos)…". Tĩnh  từ " outos" trong tiếng Hy Lạp được dùng để chỉ số lượng, được Thánh Gioan dùng  ở thể tuyệt đối ( tối đa )  và được các dịch giả Việt Ngữ dịch rất hay " yêu thương đến nỗi ", để nói lên rằng Thiên Chúa dầu là Đấng quyền năng vô hạn, cũng không có cách nào thương yêu chúng ta hơn cách mà Ngài yêu thương chúng ta được,  " yêu quá chừng, yêu không thể tưởng tượng được", nói như ngôn ngữ thông thường chúng ta thường nói.

Chỉ có trong Phúc Âm Thánh Gioan chúng ta mới gặp được hình thức diển tả tĩnh từ trên ở trạng thái tuyệt đối như vậy để diễn tả tình thương Thiên Chúa đối với chúng ta như vậy. 

b) Và vì  " yêu thương đến nỗi "  như vậy, Thiên Chúa đã không ngần ngại "  ban Con Một(agapetos) của Người cho chúng ta. Thiên Chúa đã yêu thương đến nỗi dù Ngài chỉ có người Con duy nhứt, Ngài cũng không từ chối ban cho chúng ta.

Thành ngữ " Con Một " hay " Con Duy Nhất ", chúng ta chỉ có thể tìm thấy trong Phúc Âm Thánh Gioan.

Ở các tác giả Phúc Âm khác, chúng ta chỉ gặp được thành ngữ " Con yêu dấu của Ta":

   - " Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người " ( Mt 3, 17).

   - " Đây  là Con  yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hảy lắng nghe lời Người"  (Mt 17,5).

   - " Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con" ( Mc 1, 11). 

c ) Kế đến động từ " ban cho "  trong Phúc Âm Thánh Gioan là động từ thường được dùng để chỉ mối liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con. Nhưng trong đoạn Phúc Âm hôm nay, mối liên hệ tình thương ban cho thế gian đó phát xuất từ Chúa Cha, qua trung gian Con Một của Người và tuôn tràn đến thế gian, đến chúng ta.

Nói cách khác, Chúa Cha thông ban bản tính thần linh của Ngài cho Chúa Con và tuôn tràn bản tính thần linh đó đến cả thế gian, đến cho cả chúng ta, do" tình yêu đến nỗi " của Ngài đối với chúng ta. Đó là điều mà Thánh Phêrô đã phấn khởi tuyên báo cho chúng ta: 

   - " Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy ( của Chúa Giêsu), Thiên Chúa ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Ngưòi đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa…" ( II Pet 1, 4). 

Nhìn dưới  một khía cạnh khác, chúng ta sẽ thấy rằng tình yêu của Thiên Chúa bao la khôn lường, bởi lẽ Người yêu thương chúng ta đến nỗi Người sẵn sàng ban cho chúng ta người Con Một, người Con Duy Nhứt mà Người có, cho dầu phải hy sinh mạng sống người Con Một đó.

Sự hy sinh đó, chính Chúa Giêsu đã tiên báo trong câu chuyện giữa Ngài với ông Nicodemo mấy dòng trước đó:

   - " N ông Moisen đã giương con rắn lên trên sa mạc, Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy, đê ai tin vào Người thì sẽ được sống muôn đời " ( Jn 3, 114-15) .

Chúa Giêsu tiên báo Ngài sẽ bị đóng đinh và chết trên  thập giá. 

Trong câu tiên báo trên về cuộc tử nạn của Người, Người cũng liên tưởng đến việc Abraham tế lễ con một của ông  là Isaac:

   - " Người phán: hảy đem con của ngươi, đứa con yêu dấu của ngươi là Isaac. Hảy đến xứ Morigia mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy. Trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho " ( Gn 22,2).  

Và chính Thánh Phaolồ cũng nói lên tình yêu hải hà của Thiên Chúa đối với chúng ta:

   - " Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta " ( Rm 8, 32). 

c) Động từ cuối cùng diễn tả hành động của Thiên Chúa để thể hiện tình yêu " đến nỗi " của Ngài đối với chúng ta, đó là động từ " sai " ( sai Con của Người đến thế gian).

Như ở bài một bài Suy Niệm Phúc Âm trước, chúng ta đã đề cập đến hai từ ngữ Hy Lạp được Thánh Gioan dùng để diễn tả sứ mệnh của Chúa Giêsu đến với chúng ta. Đó là từ ngữ " pempo kai apostello" ( sai đi và ủy thác) , được Thánh Gioan dùng lần đầu tiên ở đây. Câu Phúc Âm ( Jn 3,17) :

   - " Thiên Chúa sai Con  của Người đến thế gian ,  không phải lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người , mà được cứu độ"

Động từ " pempo"( sai đi) nói lên nguồn gốc  sứ mạng của Chúa Giêsu đến trần gian là nguồn gốc  sứ mạng từ Thiên Chúa , " Cha Ta là Đấng đã sai Ta".  

Động từ " apostello" ( ủy thác) nhấn mạnh đến nội dung của sứ mạng được ủy thác. Nội dung của sứ mạng đó là giảng dạy cho chúng ta biết tình " yêu đến nỗi" của Chúa Cha đối với chúng ta, địa vị cao cả của con người chúng ta, như trong bài Suy Niệm Phúc Âm  chúng ta có dịp đề cập.

Và Chúa Giêsu " được sai đi và ủy thác " đem sứ mạng đó đến cho chúng ta là để cứu độ chúng ta , chớ không phải để lên án và tuyên phạt cực hình.

Đọc lại câu Phúc Âm ( Jn 3, 17) chúng ta sẽ thấy rằng mục đích của Chúa Cha " ban Con Một của Người" và " sai và ủy thác Con của Người " cho chúng ta là để cứu độ chúng ta.

Đó là mục đích chính yếu của sứ mạng ( opus proprium) . 

Nếu Thiên Chúa có  phải lên án chúng ta, Ngài phải làm một cách " bất đắc dĩ " ( opus alienum): "…không phải lên án thế gian, nhưng là để thế gian , nhờ Con của người, mà được cứu độ":

   - " Vì quả thật Chúa chẳng bỏ rơi mãi mãi: có làm khổ, Ngài cũng xót thương, vì Người vốn từ bi cao cả; có hạ nhục và làm khổ người ta, Người cũng chẳng vui vẻ gì" ( Lam 3,33). 

Trước tâm tình như vậy của Thiên Chúa, Đấng

   - đã tạo dựng chúng ta ở một địa vị cao cả,

   - đã cho chúng ta trở thành con cái Ngài ( Mt 6,9)

   - và cho chúng ta có quyền tham dự vào bản tính thần linh của Ngài hay chính vào đời sống mà Ngài đang sống( II Pet 1,4),

thì việc chúng ta có bị lên án, tuyên phạt là một chuyện " bất đắc dĩ " và do chính chúng ta lựa chọn lấy chớ không phải do Ngài:

   - " Người đã làm ngần ấy dấu la trước mặt họ, thế mà họ vẫn không tin" ( Jn 12, 37).

   - " Thật thế, họ đã chọn vinh quang của người phàm hơn là chọn vinh quang của Thiên Chúa"(Jn 12,42).

   - " Ai chối Ta và không nhận lời Ta, thì có quan tòa xét xử người ấy: chính là lời Ta đã nói xét xử người ấy trong ngày sau hết" ( Jn 12,48).   

Qua những đoạn trích dẩn vừa kể, chúng ta thấy rằng vì " yêu thương chúng ta đến nỗi", Thiên Chúa đã làm hết cách,

   - giảng dạy bằng lời nói, " chính lời Ta đã nói",

   - thuyết phục bằng cả các  phép lạ," Người đã làm ngần ấy dấu lạ trườc mặt họ",

   - nếu chúng tạ bị hư mất, chỉ vì chúng ta " chọn vinh quang của người phàm hơn là chọn vinh quang của Thiên Chúa" thôi.

Hay nói như những lời mở đầu của Phúc Âm Thánh Gioan:

   - " Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi cho mọi người.

   Người ở giữa thế gian , và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng thế gian lại  không nhận biết Người.

Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chu đón nhận" ( Jn 1, 9-11). 

Chúng ta hư mất là tại chúng ta chọn lựa.

Người tín hữu Chúa Ki Tô không phải là người chơi bài cào , xổ số,  hay " xổ số kiến thiết quốc gia ", không biết cuối cùng rồi thua hay thắng.

Thua hay thắng, chúng ta cầm vận mệnh chúng ta trong tay. Chúng ta có quyền định đoạt.

Thiên Chúa là Cha,

   - " đã yêu chúng ta đến nỗi", 

   - đã làm hết cách," đã ban Con Một" , " đã ủy thác và sai Con của Người đến " với chúng ta " để nhờ Người mà chúng ta được cứu độ "

   - và Ngài không có hứng khởi gì, nếu chúng ta bị hư mất " có làm khổ, Ngài cũng thương xót, vì Ngài vốn từ bi cao cả; có hạ nhục, Ngưòi cũng chẳng vui vẻ gì " ( Lam 3, 33).  

Và Người biết chúng ta yếu hèn, chúng ta dễ sa ngã, bởi vì chúng ta được dựng nên từ bụi đất:

    - " Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi con người, và con người trở nên sinh vật sống động" ( Gn 2, 7) ,

nên chỉ cần một cử chỉ  dầu nhỏ nhặt là Ngài đã nới rộng vòng tay ôm chúng ta vào lòng, như  người cha trong câu chuyện đứa con  hoang đàng , vừa thấy từ xa bóng dáng con trở về liền chạy ra ôm con và tha thứ:

   - " Anh ta còn đang ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh và hôn lấy hôn để " ( Lc 15, 20). 

Thiên Chúa, Cha của chúng ta là vậy!

Một tư tưởng sau cùng chúng ta cần suy niệm hàm chứa trong câu

   - " Thiên Chúa  yêu thương thế gian đến nỗi…" ( Jn 3, 16).

Phúc Âm Thánh Gioan không ghi lại cho chúng ta " Thiên Chúa yêu thương những người đạo đức, những người hoàn hảo, những đấng bậc cao trọng, những người tài trí lỗi lạc…", mà " yêu thương thế gian…".

Trong thế gian mà Thiên Chúa yêu thương đến nỗi đó, có những người đạo đức, thánh thiện, hoàn hảo, cao trọng, tài trí lỗi lạc…, nhưng cũng có những con người tội lỗi , yếu hèn, dễ sa ngã, công dân hạng hai, thất học, nghèo kém, khiếm khuyết, trong đó có cả chúng ta. Chúng ta tất cả là con cái Ngài.

   - Chúa cũng dựng nên chúng ta giống hình ảnh Ngài ( Gn 1, 27) như những người khác.

   - Chúa yêu thương chúng ta đồng đều như những người khác.

   - Chúng ta có quyền  gọi Ngài bằng Cha ( Mt 6,9)

   - và có quyền tham dự vào đời sống thần linh của Ngài đang sống ( II Pet 1,4) như bất cứ ai khác.

Trong Nước Trời, tất cả chúng ta là con cái Thiên Chúa. Tất cả chúng ta là anh em với nhau.

Thiên Chúa  của Ki Tô Giáo là vậy ! 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!