Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI: ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN ...

NGUYỄN HỌC TẬP 

(Viết theo Huấn Từ của ĐTC, nhân buổi yết kiến dành cho Đại Hội Thánh Bộ Giáo Dân, 21.05.2010). 

Sau khi nói lên lời chào mừng các thành phần tham dự Đại Hội, Đức Thánh Cha cho biết:

- " Chính thành phần của Thánh Bộ Anh Chị Em, ngoài ra các Vị Chủ Chăn, phần lớn là gồm các tín hữu giào dân đến từ khắp mọi phương trời và từ nhiều kinh nghiệm khác nhau, cho thấy hình ảnh một Cộng Đồng được cấu trúc liên hệ nhau như một cơ thể, đó là Giáo Hội, trong đó phận vụ tư tế chung mà các tín hữu đã nhận được Phép Rửa và phận vụ tư tế được truyền chức đâm gốc rễ của mình vào phận vụ tư tế duy nhứt của Chúa Ki Tô ". 

Dĩ nhiên với nhiều phương thức căn bản  khác nhau, nhưng được cấu trúc sắp xếp giới nầy nhằm lợi ích cho giới kia.

Những gì ĐTC đang nói là nói vào lúc Năm Dành Cho Linh Mục sắp được kết thúc, bởi đó ngài nhân danh tất cả Giáo Hội biết ơn tất cả những chứng nhân thật ngạc nhiên và quảng đại của bao nhiêu vị " được Chúa Ki Tô chinh phục " và được Người " đồng dạng hoá với Người " trong chức vụ Linh Mục được truyền chức.

Ngày qua ngày, các vị đã hướng dẫn và đồng hành với người tín hữu giáo dân, bằng cách

   - loan báo Lời Chúa,

   - thông ban sự tha thứ hoà giải lại với Người,

   - nhắc nhở họ cầu nguyện

   - và ban cho họ thức ăn Minh và Máu Chúa .

Và từ mầu nhiệm thông hiệp nầy, mà người tín hữu giáo dân có được năng lực sâu đậm để nhân chứng Chúa Ki Tô cho thế gian một cách hiện thực và chiều dày của đời sống mình, trong mọi động tác và mọi môi trường, mà mình có liên hệ.  

Trong Huấn Tư ĐTC cũng đề cập đến chủ đề của Đâi Hội:

    " Chứng nhân Chúa Ki Tô trong cộng đồng chính trị ".

Đây là chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt.

Dĩ nhiên Giáo Hội không có sứ mạng đào tạo chuyên môn các chính trị gia. Bởi vì đã và đang có cho mục đích đó các tổ chức khác nhau chuyên lo. Nhưng sứ mạng của Giáo Hội là 

   - " nói lên những phán đoán luân lý của mình cả về những vấn đề có liên quan đến lãnh vực chính trị,

   * khi điều đó do các quyền căn bản của con người đòi hỏi

   * và sự cứu độ của các linh hồn, bằng cách dùng tất cả và chỉ các phương tiện thích hợp với Phúc Âm và nhằm lợi ích cho tất cả, tùy theo thời gian và hoàn cảnh khác nhau " ( Gaudium et Spes, 76).  

Giáo Hội chú tâm đặc biệt vào việc huấn dạy các môn đệ Chúa Ki Tô, để họ luôn luôn là chứng nhân  sự Hiện Diên của Người, bất cứ ở đâu.

Người tín hữu giáo dân có bổn phận phải chứng tỏ hiện thực trong đời sống cá nhân và gia đình, trong đời sống xã hội, văn hoá và chính trị, rằng đức tin

   -  cho chúng ta nhận thấy được một cách mới mẻ và sâu đậm thực tại trần thế và hoán cải chúng;

   - cho thấy niềm hy vọng Ki Tô giáo mở rộng chân trời hạn hẹp của con người và chiếu sáng lên hướng về cao độ đích thực của bản thể con người. hướng về Thiên Chúa;

   - cho thấy bác ái trong chân lý là sức mạnh hữu hiệu nhứt có khả năng chuyển đổi thế giới;

   - cho thấy Phúc Âm bảo đảm cho tự do và sứ điệp giải thoát;

   - cho thấy các nguyên tắc căn bản Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội - như phẩm giá của con người, liên đới hỗ tương (solidarietà) và phụ túc bảo trợ (sussidiarietà) - là những gì rất có giá trị hiện đại và giá trị để thăng tiến các đường hướng phát triển mới nhằm phục vụ con người và tất cả mọi con người. 

Còn nữa, người tín hữu giáo dân phải tham gia tích cực vào đời sống chính trị, với phương thức luôn luôn phù hợp với các lời huấn dạy của Giáo Hội,

   - bằng cách đồng thuận ủng hộ những lý lẽ chính đáng và những lý tưởng cao cả trong tiến trình phát triển dân chủ

   - và trong việc tìm kiếm một sự đồng thuận rộng rãi của tất cả những ai có lòng bênh vực đời sống và tự do, bênh vực việc bảo toàn chân lý và lợi ích của gia đình, liên đới với những ai có nhu cầu và tìm kiếm, mưu cầu công ích. 

Người tín hữu giáo dân không tìm kiếm độc tài chính trị và văn hoá, nhưng bất cứ ở đâu họ dấn thân, họ đều xác tín rằng Chúa Ki Tô là viên đá góc tường của mọi đồ án xây dựng con người ( cfr. Nota dottrinale su alcune questioni relative all'impegno e al comportamento dei cattolici nella vita politica, 24.11.20029). 

Nhắc lại tư tưởng của các Vị Tiền Nhiệm mình, ĐTC Benedictus XVI cũng xác nhận rằng chính trị là một lãnh vực rất quan trọng để thực hiện đức bác ái.

Chính trị đòi buộc người tín hữu Chúa Ki Tô phải có một đời sống chuyên cần dấn thân mạnh mẽ đầy nghị lực cho đồng bào mình,

   - để thiết lập nên một cuộc sống tốt lành trong quốc gia và trong các quốc gia,

   - cũng như người tín hữu giáo dân cần phải hiện diện thiết thực ở những nơi quyết định luật pháp và trong các chương trình của công đồng quốc tế.

Cần phải có

   - những chính trị gia Ki Tô giáo đích thực,

   - nhưng còn cần hơn nữa phải có những người tín hữu giáo dân là nhân chứng của Chúa Ki Tô và của Phúc Âm trong cộng đồng dân sự và chính trị.

Nhu cầu đó cần phải nhận thức được một cách rõ ràng trong các phương hướng giáo dục của các Cộng Đồng Giáo Hội và đòi buộc phải có những phương thức đồng hành mới và sự nâng đỡ của các Vị Chủ Chăn.

Người tín hữu giáo dân gia nhập vào các hiệp hội Ki Tô hữu, các phong trào trong Giáo Hội và các cộng đồng mới, có thể là học đường tốt cho họ, các môn đệ và nhân chứng, được nâng đỡ bởi ân sủng sung mãn, cộng đồng, giáo dục và truyền giáo của các thực thể đó.  

Nhìn vào thế giới hiện tại, ĐTC Benedictus XVI cho biết chúng ta đang sống trong một cơn thử thách đòi buộc cấp thiết.

Thời điểm mà chúng ta đang sống đang có trước mắt những vấn đề hệ trọng và phức tạp. Và vấn đề xã hội đang trở thành vấn đề nhân loại luận ( antropologica).

    - Các ý thực hiện thực dụng trong quá khứ, ỷ lại tự rằng mình có khả năng  giải đáp " khoa học " cho vấn đề con người, đã bị đổ nát. Bién cố bức tường Bá Linh sụp đổ kéo theo những gì phải có cho ý thức hệ phi nhân, ai trong chúng ta cũng biết, không cần phải lập lại.

   - Việc lan rộng văn hoá tương đối chủ nghĩa ( relativismo) và cá nhân chủ nghĩa ( individualismo) đặt trên lợi nhuận và thần tượng hoá của cải, quyền lực làm cho suy yếu ý thức hệ  dân chủ và tạo thuận lợi cho chế độ quyền thống trị của những kẻ mạnh ( " La Fontaine: " Les raisons des plus forts sont toujours les meilleures " ) .  

Do đó cần phải khôi phục  lại và tăng cường thêm đức khôn ngoan chính trị chính đáng.

Cần đòi buộc phải có ( esigente) đối với những gì có liên hệ đến thẩm quyền;

   - dùng những khám phá khoa học về con người với chuẩn định phán đoán;

   - chạm trán với thực tế trong tất cả mọi khía cạnh của nó, vượt qua cả bên trên mọi giảm thiểu ý thức hệ hay các viện cớ không tưởng;

   - tỏ ra mình mở rộng với mọi cuộc đối thoại và cộng tác, bằng cách nhận thức rằng chính trị là một nghệ thuật phức tạp cân bằng giữa các lý tưởng và lợi thú,

   - nhưng không bao giờ được quên rằng việc cộng tác hợp lực của người Ki Tô hữu là điều quyết định chỉ khi nào

    * " trí khôn ngoan đức tin trở thành trí khôn ngoan đối với thực tại mà mình đang gặp trước mặt, trở thành chía khoá để chuẩn định phán quyết và hoán chuyển " ( ĐTC Benedictus XVI, id.).  

Trước khi kết thúc Huấn Từ cho Đại Hội Thánh Bộ Giáo Dân, Đức Thánh Cha cám ơn một cách đặc biệt công việc hệ trọng, mà Thánh Bộ vẫn tiếp tục chuyên cần từ 25 năm nay. Đó là tổ chức các cuộc gặp gỡ ngày Hội Ngộ Giới Trẻ Thế Giới ( Giornata Mondiale della Gioventù ).

Động tác chuyên cần dấn thân đó của Thánh Bộ đã đem lại nhiều thành quả tông đồ trong giới trẻ, mà nhứt là những thành quả làm cho người trẻ lớn lên dấn thân đảm nhận trong lãnh vực xã hội và chính trị.

Đó không phải là những cuộc dấn thân đặt trên ý thức hệ và lợi thú cá nhân, đảng phái hay phe nhóm, mà là việc  

   - " chọn lựa phục vụ con người và công ích, dưới ánh sáng Phúc Âm" ( id.). 

Sau cùng Đức Thánh Cha cầu chúc cho Đại Hội thành công tốt đẹp và ủy thác Đại Hội cho lời cầu bàu của Đức Trinh Nữ Maria, Vì Sao Bắc Đẩu( Maria, Maris Stella ) hướng dẫn tất cả chúng ta trên cuộc hành trình mới rao giảng Phúc Âm.    

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!