Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NGƯỜI THIẾU PHỤ CANAAN

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 42 ); ( 14.08.2011 ) ; ( Mt 15, 21-28)

CHÚA NHẬT XX PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM A. 

NGUYỄN HỌC TẬP 

So với Phúc Âm Thánh Marco, bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay ( Mt 15, 21-28) Thánh Matthêu đã sữa đổi lại đôi chút với mục đích trình bày cho chúng ta như là một bài học giáo lý về đức tin.

Trong khi Thánh Marco thuật lại cho chúng ta câu chuyện gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Canaan trong một ngôi nhà ở miền Tiro:

   - " Đức Giêsu đứng dậy, rời nơi đó, đến địa hạt Tiro. Người vào một nhà nọ mà không muốn cho ai biết, nhưng không thể giấu được. Thật vậy một phụ nữ có đứa con gái bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Người, liền vào sắp mình dưới chân Người..." ( Mc 7, 24),

thì Thánh Matthêu  diễn tả lại cuộc gặp gở được diễn ra ở ngoài đường, để nói lên tính cách long trọng địa vị  của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế mà mọi người hằng mong đợi:

   - " Ra khỏi nơi đó, Đức Giêsu lui về miền Tiro và Sidone, thì này có một người phụ nữ Canaan, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng: Lạy Ngài là con vua David xin dủ lòng thương con! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm" ( Mt 15, 21-22).

Tính cách long trọng của cuộc gặp gỡ ở ngoài đường và chắc chắn trước sự hiện của số đông đoàn lũ dân chúng đi theo, được mọi người chứng kiến hơn nữa khi thiếu phụ Canaan  qùy lạy Đức Giêsu, tuyên xưng một cách công khai Ngài là dòng dõi vua David, xác nhận các điều đã tuyên bố về Ngài là Đấng Cứu Thế được các tiên tri tiên báo trong Cựu Ước:

   - " Lạy Ngài là con vua David, xin dủ lòng thương con " ( Mt 15, 21).

Tước hiệu " Con vua David ", dòng dõi  qúy tộc của dân Do Thái và là dòng dõi phát sinh ra Đấng Cứu Thế được Thánh Matthêu đặc biệt chú ý để nói lên rằng Chúa Giêsu  chính là Đấng Cứu Thế  của dân tộc Israel mà mọi ngưòi đang mong đợi.

Nếu đếm tước hiệu " Con vua David " trong Phúc Âm Thánh Matthêu, chúng ta thấy Thánh Matthêu lập đi lập lại đến 9 lần, rải rác trong suốt cuộc đời Chúa Giêsu, từ lúc sinh ra, lúc rao giảng Phúc Âm và làm phép lạ được dân chúng thán phục vạn tuế, cũng như lúc Ngài chịu khỗ nạn. 

Điều đó Thánh Mathêu có ý nói lên cho chúng ta rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, ở bất cứ hoàn cảnh nào Ngài cũng là Đấng Cứu Thế, thuộc dòng qúy tộc của vua David và là Con Thiên Chúa Nhập Thể để cứu chúng ta như đã tiên báo từ những dòng đầu của Phúc Âm:

   - " Đây là gia phả Chúa Ki Tô, con cháu vua David, con cháu tổ phụ Abraham" ( Mt 1,1,).

   - "...vì người con bà cưu mang là do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh một con trai  và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu , vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ" ( Mt 1,21). 

Và cũng chính  Chúa Ki Tô đó sống lại toàn thắng sự chết với tất cả uy quyền:

   - " Thầy đã được trao toàn quyền trên trời, dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thấy đã truyền cho anh em" ( Mt 28, 16-20).  

Nói cách khác, Chúa Giêsu là một vua uy quyền, là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa.

Điều đó cắt nghĩa được tại sao Thánh Matthêu diễn tả thái độ trưởng thượng của Người trước lời nài xin của người phụ nữ Canaan : Chúa Giêsu thinh lặng, có nghĩa là không chấp nhận lời van xin của bà:

   - "  Nhưng Người không đáp lại một lời nào" ( Mt 15, 23). 

Cũng vậy trong khi Thánh Marco kể cho chúng ta là Chúa Giêsu đang ở trong một ngôi nhà thì người phụ nữ Canaan biết được, đến qùy dưới chân Người để van xin:

   - " ...Người vào một nhà nọ mà không muốn cho ai biết, nhưng không thể giấu được. Thất vậy, một người phụ nữ có đứa con gái nhõ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Người,liền vào sắp mình dưới chân Người..." ( Mc 7,24).

Trái lại trong Phúc Âm Thánh Matthêu, muốn được đến gần để van xin và đối thoại với Đức Giêsu, người thiếu phụ Canaan đã phải lớn tiếng kêu  từ đàng xa, bởi lẽ Người là  "Con Vua David " qúy tộc, là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa uy quyền và toàn năng. Hàng thứ dân và nhứt là người ngoại đạo ( đối với dân Do Thái) như nàng không thể đường đột đến gần:

   - " ...thì có một thiếu phụ Canaan, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng: Lạy Ngài là con vua David, xin dủ lòng thương con" ( Mt 15, 21).

Lời kêu cứu của nàng dĩ nhiên là không được cứu xét:

   - " Nhưng Người không đáp lại một lời" ( Mt 15, 22). 

Và dĩ nhiên như bất cứ một nhân vật quan trọng nào cũng có những người thân cận vây quanh. Lời kêu cứu nằng nặc của nàng làm cho các người thân cận, các môn đệ khó chịu:

   - " Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sao chúng ta mà kêu mãi" ( Mt 15, 23b).

Và có lẽ sau khi chen lấn,  tìm  hết mọi cách, nàng lọt vào được bên trong vòng vây, đến được trước mặt vị hoàng tử " Con Vua David ", Đấng Cứu Thế và Con Thiên Chúa, nàng mới có dịp bày tỏ:

   - " Bà ấy đến bái lạy và thưa Ngài rằng: Lạy Ngài xin cứu giúp con ".( Mt 15, 25b). 

Sau bao nhiêu công sức và cố gắng bỏ ra như vậy, nàng nhận được một câu trả lời bất ngờ, dường như khinh rẻ vì nàng là người Canaan, dân ngoại đạo:

   - " Người đáp: " Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con" ( Mt 15, 26).

Câu trả lời trên, nói một cách thẳng thừng, không sợ đụng chạm, không sợ mất lòng, là câu nói của một vị vua uy quyền đối với bầy tôi.

Cũng cùng một ý nghĩa tương tợ, nhưng Thánh Marco đã thay đổi kiểu nói để làm nhẹ bớt sự gay gắt:

   - " Phải để cho con cái ăn no trước đã, vi không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con" ( Mc 7, 27).

Con cái ở đây là con cái của nhà Israel.

Tinh thần dành cho con cái đó, Chúa  Giêsu, " Con Vua David " đã có lần khuyên nhủ các môn đệ, là lo rao giảng Nước Trời cho con cái nhà Israel:

   - " Thầy chỉ được sai đến cho những con chiên lạc nhà Israel mà thôi " ( Mt 15, 24)

   - " Anh em đừng đi về phía các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Samaria" ( Mt 10, 5). 

Dĩ nhiên là chúng ta đang đọc những đoạn Phúc Âm đề cập đến việc Chúa Giêsu  dành ưu tiên  việc rao giảng ơn Cứu Rổi cho dân tộc được Ngài chọn làm dân riêng, dân tộc trong đó chúa Giêsu được sinh ra làm người như chúng ta, nên được Thiên Chúa dành cho nhiều đặc ân.

Nhưng sau thời gian rao giảng Nước Trời dành riêng cho dân tộc được lựa chọn đó, các môn đệ được Đức Giêsu giao cho sứ mạng ra giảng Nước Trời cho muôn dân:

    - " Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thànhh môn đệ Thầy..." ( Mt 28, 16).   

Trở lại vấn đề Thánh Matthêu thuật lại những lời cứng rắn của Chúa Giêsu trong dịp đối thoại với người phụ nữ Canaan là để đề cao địa vị qúy tộc " Con Vua David ", địa vị cao cả của Đấng Cứu Thế mà cả nhân loại đang mong đợi, địa vị siêu phàm của Con Thiên Chúa, như suốt Phúc Âm Ngài luôn luôn đề cập.

Nhưng có lẽ thuật lại việc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người thiếu phụ Canaan theo chiều hướng vừa kể, trình bày địa vị cao cả của Chúa Giêsu trước người thiếu phụ ngoại đạo, khốn cùng và khiêm nhường xứ Canaan, Thánh Matthêu muốn chuẩn bị các yếu tố tương phản để đi đến một kết luận làm bài học giáo lý cho chúng ta.

Đó là câu trả lời đầy tin tưởng và khiêm nhường của người thiếu phụ:

   - " Thưa Ngài đúng vậy, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn rơi xuống" ( Mt 15, 27).

Câu trả lời của người thiếu phụ đã đánh thẳng vào trọng điểm mà Đức Giêsu hằng ao ước các môn đệ Ngài phải có: tin tưởng và phó thác nơi Thiên Chúa:

   - " Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn mai đã quăng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thí huống hồ là anh em, hỡi những kẻ kém tin" ( Mt 6,30).

   - " Chúa Giêsu nói: Sao nhát như vậy, hởi những kẻ kém lòng tin! " ( Mt 8, 26).

   - " Chúa Giêsu liền nắm lấy tay ông mà nói: " Người đâu mà kén tin vậy! Sao hoài nghi?" ( Mt 14.31).

   - " Nhưng biết thế, Chúa Giêsu nói: " Sao anh em lại nghĩ đến chuyện không bánh, người đâu mà kém tin vậy?" ( Mt 16,8).

   - " Ngưòi nói với các ông: Tại anh em kém tin! Thầy bảo thật anh em; nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi nầy: rời khỏi nơi đây, qua bên kia! Nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được" ( Mt 17, 20).

Câu trả lời đánh thẳng vào trọng điểm của niềm tin vừa kể của ngưòi thiếu phụ làm cho Chúa Giêsu "thay đổi chương trình" :

   - " Nầy bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy". Từ giờ đó con gái bà được khỏi.( Mt 15, 28).

Đây không phải lần đầu tiên Chúa Giêsu " thay đổi chương trình", trước lòng tin của con người.

Thường khi mỗi lần sau một biến cố quan trọng, sau khi làm phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều, làm phép lạ chữa người tàn tật, hoặc khi được hung tín ông Gioan bị bắt, bị hành huyết, Đức Giêsu rút lui vào nơi ẩn dật để cầu nguyện cùng Cha Ngài và được an tỉnh. Nhưng mỗi lần thi hành ý định được phân nửa, là mỗi lần Ngài gặp đoàn lũ dân chúng kéo đến quanh Ngài, Ngài liền thương hại, lại ra mặt  để chữa trị và dạy dỗ họ: 

   - " Chúa Giêsu nghe ông Gioan bị nộp, người lánh qua miền Galilea. Rồi Người bỏ Nazareth, đến Capharnaum, một thành ven biển Galilea, thuộc địa hạt Zabulon và Neftali...Ở đó Đúc Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng : anh em hãy sám hối, vì Nước Trới đã đến gần" Mt 4, 12.17).

   - " Nghe tin vụ ấy ( vụ ông Gioan bị chém đầu), Đức Giêsu lánh ra khỏi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt" ( Mt 14, 13).

   - " ...nhóm Pharisêu bàn bạc để tìm cách giết Đức Giêsu. Biết vậy Đức Giêsu lánh ra khỏi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết" ( Mt 12, 14-15).

   - " Chúa Giêsu ra khỏi miền ấy, đến ven hồ Galilea. Người lên núi và ngồi ở đó. Có những đám người đông đảo kéo đến cùng người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành...Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Israel" ( Mt 15, 29-31). 

Như vậy, cứ mỗi lần Đức Giêsu thấy đoàn người đông đảo kéo đến với Người, thì chương trình " rút lui vào nơi hoang vắng đặc biệt " để an nghĩ và cầu nguyện cùng Chúa Cha bất thành. Người đã phải " thay đổi chương trình" vì lòng tin của họ khiến " họ kéo đến cùng Người ...Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người ..." và Người

   - " ...thấy đám đông thì chạnh lòng thương...vì họ lầm thang vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt " ( Mt 9, 36).

Thu lượm những yếu tố chủ động để làm cho Đức Giêsu phải  chạnh lòng thương, thay đổi chương trình ẩn dật của Ngài để can thiệp, trong những  đoạn Phúc Âm vừa kể, chúng ta thấy có hai chủ thể chính đó là Chúa Giêsu và đoàn người đông đảo tin tưởng nơi Ngài. Chính đoàn người đông đảo " lầm thang vất vưởng " làm cho Chúa Giêsu không cầm lòng được, Ngài phải can thiệp.

Nhưng chưa có lần nào Thánh Matthêu mạnh dạng kể cho chúng ta những yếu tố chủ quyết định làm cho chúng ta cảm động như đoạn Phúc Âm hôm nay: người chủ gia đình hay vị qúy tộc " Con Vua David", Đấng Cứu Thế mà mọi người mong đợi, Đức Giêsu Con Thiên Chúa và lòng tin tưởng  của những con chó nhỏ trong câu trả lời của người thiếu phụ Canaan:

   - " Thưa Ngài đúng vậy, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống" ( Mt 15, 27). 

Nếu " lũ chó nhỏ cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn rơi xuống", cũng có chổ đứng trong trái tim của người chủ gia đình,  vị qúy tộc " Con Vua David ", của Đấng Cứu Thế, của Chúa Giêsu Con Thiên Chúa,  thì huống gì chúng ta là con Thiên Chúa. Chúng ta còn nghi ngờ gì về lòng tin của chúng ta đối với tình thương không bờ bến củaThiên Chúa là Cha chúng ta.

Câu trả lời của Chúa Giêsu cho thiếu phụ Canaan nói lên sự bảo đảm cho niềm tin đó:

   - " Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy". Từ giờ đó con gái bà được khỏi.( Mt 15, 28). 

Câu trả lời của người thiếu phụ Canaan:

   - "...nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống" ( Mt 15, 27),

cũng không khác gì câu nói do chính Chúa Giêsu thốt ra để nâng đở niềm tin chúng ta vào Thiên Chúa:

   - " Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em." ( Mt 10, 29).

Chó con và chim sẻ còn có chổ đứng  trong trái tim của Thiên Chúa, huống lựa là chúng ta, con cái của Ngài.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!