Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Tân chủ thuyết Ki Tô giáo về xã hội của ĐTC Pio XII. 

Thái độ cứng rắn của Đức Thánh Cha Pio XI đối với

   - ý thức  hệ cộng sản sai lạc và băng hoại con người,

   - cũng như đối với tân chủ nghĩa tự do, tạo nên phe nhóm thu tóm quyền lực và của cải, đối xử vô nhân đạo với người yếu thế, chúng ta đã có dịp đề cập đến trong bài viết vừa qua.

Đức Thánh Cha Pio XII có một cái nhìn khoáng đạt hơn, tuy vậy  nhãn quang của ngài vẫn còn quá hạn hẹp, còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của thời Trung Cổ.

ĐTC Pio XII vẫn còn khởi đầu về quan niệm xã hội bằng nhãn quang tiêu cực về các thực tại trần thế, măc cho những biến chuyển canh tân thế giới lúc đó:

   - " Những hạn hẹp hiện đại là một loại biện giáo ( apologia) cho Ki Tô giáo không còn có thể làm cho ai tha thiết gì... thật vậy, thời thế hiện đại, còn có những sai lạc mới cộng chung với những lạc lối tín lý trong quá khứ, làm cho con người bị xua đẩy đến cùng mức, mà không thể nào có thể bước đi thêm nữa, nếu không muốn rơi vào đổ nát đại họa " 

Nguyên nhân của những tai hoạ nầy, đó là sự tách rời, mà thế giới tân tiến lúc đó đang tạo nên, giữa Âu Châu và giáo lý của Chúa Ki Tô và của Giáo Hội, mà

   - " trong quá khứ giáo lý đó đã làm cho Âu Châu hiệp nhứt trong đức tin, được giáo dục, trở nên cao qúy và thanh lịch nhờ Thánh Giá, đã làm cho Âu Châu đạt đến văn minh tiến bộ dân sự, trở thành khuôn mẫu huấn dạy cho các dân tộc khác và các lục địa khác " ( ĐTC Pio XII, Summi Pontificatus ( 20.10.1939), nn. 11-13 ( IG). 

Như vậy, trước hiện trạng đã thay đổi lúc đó, không thể nào tái lập lại khuôn mẫu theo kinh nghiệm của thời Trung Cổ.

Con đường duy nhứt để thoát khỏi tình trạng hư đốn đương thời, đó là thiết lập lại trật tự xã hội Ki Tô giáo, tức là thiết lập nên một " ý thức hệ Ki Tô giáo mới ", được đặt trên nền tảng luật thiên nhiên và mac khải của Chúa, như những gì Giáo Hội dạy chúng ta.

Bởi đó các tín hữu giáo dân phải dấn thân vào lãnh vực xã hội và chính trị, để " Ki Tô giáo hoá lại " cơ cấu và định chế xã hội, làm cho công việc của Giáo Hội được dễ dàng hơn, đó là đem lại sự cứu rổi vĩnh cửu cho con người. 

Như vậy thì đây có phải là đông tác trở lại thời Trung Cổ chăng?

   - " Không ai nghĩ đến điều đó - ĐTC Pio XII xác nhận - Đúng hơn là trở lại việc tổng hợp giữa tôn giáo và đời sống. Đây hoàn hoàn không có gì là độc quyền của thời Trung Cổ: hoàn toàn vượt lên trên  mọi yếu tố nhất thời của hoàn cảnh, đây là công việc luôn luôn có giá trị hiện đại, bởi vì là chìa khoá chuyển đổi của mọi nền văn minh, linh hồn của mọi nền văn hoá phải sống theo" ( ĐTC Pio XII , Dicorso ai pellegrini elvetici ( 16.03. 1947), in Dicorsi e Radiomessaggi si SS Pio XII , IX: Nuovo anno di pontificato ( 2 marzo 1947), 1° marzo 1948, Tipografia Poliglotta Vaticana, Roma 1948, 78). 

Cách diễn tả mà ĐTC Pio XII vừa phát hoạ trên của một cuộc tổng hợp mới giữa tôn giáo và đời sống xã hội, không có gì khác hơn là nhắc lại khuôn mẫu cỗ về quan niệm cuộc sống xã hội của Ki Tô giáo, nhưng được thích ứng hoá vào tình thế biến chuyển của một xã hội không còn có văn hoá thuần nhất nữa.

Ngoài ra ĐTC Pio XII còn xác nhận là trước tình thế của một xã hội biến chuyển như vừa kể, xác nhận lại tư tưởng trừu tượng của Ki Tô giáo thôi, chưa đủ nhưng còn cần phải có

   - " những thực hiện thiết thực tư tưởng đó; tức là những tư tưởng, giá trị đó phải được thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cơ chế được đặt nền tảng và được phát huy bởi những con người chuyên cần dấn thân cho Giáo Hội và tác động dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội, hay ít nhứt dưới những tư tưởng hướng dẫn của Giáo Hội. Đó cũng là những gì có giá trị cả trong xã hội đa dạng ngày nay. Người tín hữu Chúa Ki Tô không thể chỉ hài lòng cộng tác trên phương diện " nhân loại " thôi, mà lại bỏ qua đi căn tính của chính mình " ( ĐTC Pio XII, Radiomessaggio natalizio ( 22.12.1957), Tipografia Poliglotta Vaticana, Città del Vaticano 1958, 680-681).

 

Những đóng góp công sức của Jacques Maritain.

Chúng ta  vừa nói đến tư tưởng của ĐTC Pio XII về một chủ thuyết xã hội Ki Tô giáo mới.

Nhưng lý thuyết gia đích thực cho tân chủ thuyết xã hội mới của Ki Tô giáo chính là Jacques Maritain, mà chính ĐTC Pio XII cũng muốn noi theo tư tưởng của ngài.

Jacques Maritain là một đại triết gia công giáo làm nổi bậc giá trị cho dự án xã hội của một " Ki Tô giáo mới ".

Dựa trên phương thức phân tích các đẳng cấp và tầm mức khác nhau, chủ thuyết xã hội của một " Ki Tô giáo mới " khác với những gì đã được nghĩ đến trong thời Trung Cổ, nhứt là đối với nhãn quang về các sự việc trần thế.

Trong khi khuôn mẫu của thời Trung Cổ đặt nặng trên đặc tính " thiên thánh ", thì khuôn mẫu của J. Maritain nhấn mạnh đến đặc tính " trần thế ".

Trong khi quan niệm Ki Tô giáo của thời Trung Cổ cho rằng thực tại trần thế chỉ có giá trị như là phuơng thức, dụng cụ đối với các thực tại thiêng liêng, thì đối với J. Maritain các thực tại trần thế có giá trị tự lập của mình, cần phải lưu ý và bảo vệ. Tuy nhiên không ai có thể chối cải được vị trí thượng đẳng của các thực tại thiêng liêng.

Bởi đó, quan niệm Ki Tô giáo mới về xã hội không có nghĩa là thiết lập một " Quốc Gia Ki Tô giáo " , nhưng là một " Quốc Gia trần thế được kiến trúc một cách Ki Tô giáo ", trong khi vẫn tôn trọng tính cách đa nguyên ( J. Maritain, Umanesimo integrale, Borla, Torino 1962 ).

Tư tưởng của J. Maritain cũng ảnh hưởng sâu đậm đến Công Đồng Vatican II. 

Như vậy, đức tin

   - định hướng và hướng dẫn văn hoá,

   - gây cảm hứng ( ispirare) cho văn hoá,

   - nhưng không đồng nhất với văn hoá.

Và J. Maritain giải thích: đức tin thuộc về lãnh vực thiêng liêng và văn hoá thuộc lãnh vựcc trần thế: hai lãnh vực chắc chắn khác biệt nhau. Tuy nhiên là hai lãnh vực không thể tách rời nhau, mà gặp gỡ và đươn kết nhau trong con người.

Bởi đó cần phải vượt lên trên cách tổng hợp cổ của thời Trung Cổ giữa đức tin và văn hoá tây phương, mà do đó khiến cho nhiều người tin rằng

   - " Đức tin là Âu Châu  mở rộng Nước Chúa nơi các dân tộc là đem đến cho các dân tộc đó nền văn hoá tây phương " ( J. Maritain, La Chiesa cattolica e le civiltà, in ID., Questione di coscienza, Vita e Pensiero, Milano 1980, 49). 

Trái lại Ki Tô giáo phát huy tất cả các giá trị chính đáng của con người, bất cứ ở đâu, làm tăng trưởng các giá trị đó trong lòng các nền văn hoá khác nhau,

   - " không tiêu hủy tinh thần của các nền văn hoá khác nhau và cũng không đứng dững dưng tách biệt khỏi. Nhưng vì đặc tính siêu nhiên từ Thiên Chúa của chính mình, Ki Tô giáo thâm thấu vào và biến dạng, nhưng không tiêu hủy các nền văn hoá đó " ( J. Maritain, id., 52). 

Dầu vậy, mặc cho tầm quan trọng của các trực giác vừa kể, J. Maritain vẫn chưa thoát ra khỏi được nhãn quang cổ điển của " chế độ Ki Tô giáo ".

Như vậy với đồ án mới của mình, một đàng J. Maritain đã bước đi một bước tiến mới,

   - vượt thắng được quan niệm đồng nhất hoá lãnh vực đức tin với lãnh vực xã hội,

   - nhưng đàng khác ( vẫn còn theo tư tưởng của ĐTC Pio XI và của thời tiền Công Đồng Vatican II ) vẫn cho rằng Giáo Hội có nhiệm vụ hướng dẫn việc kiến tạo xã hội con người. qua " lãnh vực trung gian ", nơi đâu đức tin và văn hoá gặp gỡ đươn kết nhau.

Thật vậy, đối với J. Maritain, " lãnh vực trung gian " vừa kể là lãnh vực luân lý - thiêng liêng ( etico-spirituale) , thuộc thẩm quyền của Hàng Giáo Phẩm. 

Từ đó đưa đến hậu quả là,

   - nếu một đàng J. Maritain  nhận biết lãnh vực trần thế có địa vị tự lập của mình và từ đó mở rộng cửa ra cho các tín hữu giáo dân những viễn ảnh mới về trách nhiệm trong việc chuyên cần, dấn thân xã hội và chính trị,

   - nhưng đàng khác  Maritain vẫn không thay đổi nhãn quang cỗ truyền, theo đó thì chỉ có Ki Tô giáo mới có thể phát hoạ ra khuôn mẫu một nền văn minh nhân loại đích thực, mà việc kiến tạo thực hiện phải được Hàng Giáo Phẩm hướng dẫn.

Các biến chuyển nhanh chóng và sâu đậm xã hội-văn hoá của những thập niên gần đây và nền giáo hội học Công Đồng Vatican II đã vượt qua bên kia những suy tư của J. Maritain, khiến cho chủ thyết của J. Maritain về " một chủ thuyết xã hội mới Ki Tô giáo " không còn có thể áp dụng được.

Rất tiếc cho J. Maritain và cũng như cho bao nhiêu người khác của thời tiền Công Đồng ! 

( Tài liệu học hỏi thêm về ĐTC Pio XII đối với " một nền văn minh mới Ki tô giáo, cfr. n. 93 Tổng Lưọc Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ).   

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!