Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
PHÂN BÌ TRƯỚC LÒNG TỐT CỦA ÔNG CHỦ

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 48 ); ( 18.09.2005); ( Mt 20, 1-16)

CHÚA NHẬT XXV PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM A

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, cũng như của Chúa Nhật tuần qua, chỉ có Phúc Âm Thánh Matthêu thuật lại cho chúng ta và được chia làm hai phần:

   - việc ông chủ vườn nho đi thu mướn nhân công ( Mt 20, 1-7),

   - câu chuyện trả lương vào cuối ngày ( Mt 20, 8- 15) và lời bình luận cuối cùng của tác giả Phúc Âm ( Mt 20, 16a ).

Lời bình luận cuối cùng của Thánh Matthêu đối với ý nghĩa dụ ngôn ông chủ vườn nho và công nhân vừa được tường thuật, bằng cách đảo ngược thứ tự của câu văn:

   - “ Như vậy, những kẻ đứng chót được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống chót” ( Mt 20, 16a), để một lần nữa nhắc lại và nhấn mạnh cho chúng ta nhớ những gì Ngài đã viết như là lời nhắn nhủ ở phần kết của chương Phúc Âm trước đó:

- “ Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên đầu ” ( Mt 19, 30). 

1 - Phần đầu của đoạn Phúc Âm hôm nay thuật lại quang cảnh tự nhiên và xảy ra thường nhật, việc ông chủ vườn nho ra đi tìm người làm công, thoả thuận với họ về lương bổng và thu nhận họ.

Theo các nhà chú giải Thánh Kinh biết rõ mức sống lúc đó, đồng lương một quan tiền mỗi ngày là giá lương thấp kém, nhưng phải chăng:

  - “ Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi thoả thuận với họ một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc ” (Mt 20, 1-2). 

Nhưng điều làm người đọc ngạc nhiên ngay ở phần đầu của dụ ngôn là việc thu nhận nhân công vào buổi chiều và vào những giờ cuối ngày, người đọc được tiên báo cảm nhận một cái gì đó không tự nhiên qua tư cách thu nhận nhân công của ông chủ:

   - “ Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông cũng trở ra và cũng làm như vậy…Khoảng giờ muời một, ông trở ra và thấy có những người khác còn đứng ở đó, ông nói với họ…, Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho ” ( Mt 20, 6.7).

Điều làm cho bất cứ ai đọc đoạn Phúc Âm hôm nay cũng phải chú ý đó là những câu đối thoại giữa ông chủ và các công nhân, tạo cho chúng ta có cảm tưởng đứng trước một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, vườn nho đã chín tới dẫy đầy mà thiếu công nhân chẳng hạn hay nói như ngôn từ của Chúa Giêsu, nói với những ai  đang nghe Ngài lúc đó về hoàn cảnh cấp bách, phải hội nhập vào Nước Trời, không thể chần chờ ,

   - “ Còn nếu Ta dựa vào Thánh Thần của Thiên Chúa mà trừ qủy, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông ” ( Mt 12, 28). 

Triều đại của Thiên Chúa đã đến giữa, phải đón nhận và hội nhập, không được chần chờ, lỡ mất cơ hội.

Đó là những gì Thánh Matthêu muốn nói với những ai đọc Phúc Âm Ngài lúc đó cũng như với chúng ta hiện nay, được cắt nghĩa bằng cử chỉ của ông chủ thu nhận bất cứ ai ông gặp được:

   - “ Khoảng giờ thứ sáu, giờ thứ chín…, khoảng giờ mười một…cả các anh nữa, hãy vào vườn nho ”.

Lời mời gọi phải hội nhập vào làm việc trong vườn nho, hội nhập vào Nước Trời để hành động theo chương trình ơn cứu rổi và được cứu rổi, không còn được chần chờ, thờ ơ. 

Và nếu để ý, chúng ta thấy rằng càng về chiều, các thoả ước giữa ông chủ và nhân công càng mang tính cách tổng quát hơn.

Lúc sáng sớm ông thoả thuận một cách chính xác với họ, một quan tiền mỗi ngày:

   - “ Sau khi thoả thuận với thợ là một quan tiền mỗi ngày, ông sai họ vào vườn nho làm việc” (Mt 20, 2), 

Một ít lâu sau đó, ông trở ra và thoả thuận với họ:

   - “ Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: Các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng” ( Mt 20, 4). 

Nhưng đối với các nhóm cuối  cùng của giờ thứ chín, giờ thứ mười một, ông không hề đề cập với họ số lương và họ cũng hoàn toàn tin tưởng vào lòng quảng đại của ông:

   - “ Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho ! ” ( Mt 20, 7). 

2 – Trong phần thứ hai, phần trả lương, số thứ tự được ngược đảo khiến cho những người “ trước nhứt ” thấy được những kẻ “ chót hết ” lãnh được bao nhiêu.

Thấy được phần lương của những kẻ “chót hết ” làm cho những người có công trạng lớn lao “ làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt ” đâm ra so sánh và hy vọng số phận của mình khả quan hơn.

Nhưng hy vọng của họ trở thành ảo vọng và do đó họ đâm ra “ thì thầm, cằn nhằn ”.

Thái độ phản đối, “ cằn nhằn ” được dùng trong Thánh Kinh để nói lên cử chỉ thiếu đức  tin trong mối tương quan của con người đối với Thiên Chúa.

Chính động từ “ cằn nhằn ” được dùng nhiều lần trong Cựu Ước để nói lên thái độ phản đối của dân DoThái, dân được Chúa chọn, phản đối lại Ngài, vì thiếu tin tưởng đối với Ngài:

   - “ Ở đó dân khát nước, nên đã cằn nhằn ông Moisen rằng: Ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai Cập để làm gì? Có phải để chúng tôi, con cái chúng tôi và súc vật của chúng tôi bị chết khát hay không?” ( Ex 17, 3).

   - “  Thế rồi dân bắt đầu kêu ca, thấu tai Thiên Chúa, vì những khó cực của họ và Thiên Chúa nghe được…” ( Nm 11, 1).

   - “ Chúa lại phán với ông Moisen: Cho đến bao giờ cái cộng đồng hư đốn nầy cứ tiếp tục lẩm bẩm kêu trách Ta ? ” ( Nm 14, 27).

   - “ Trong sa mạc nầy, thây các ngươi sẽ ngả gục: trong các ngươi, tất cả các ngươi đã được kiểm tra và ghi danh, từ hai mươi tuổi trở lên, mà đã cằn nhằn chống Ta ” ( Mn 14, 29).

 

Lời tuyên án đó củaYHWH ( Yahwé) cũng được ông chủ vườn lập lại với một ý nghĩa tương tợ, đối với những nhân công cằn nhằn ông:

- “ Nầy bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? ” ( Mt 20,13). 

Danh từ “ bạn ” ( Hy Lạp, etaire) được dùng để xưng hô, cho thấy viễn ảnh của câu chuyện sắp được tiếp diển không có gì tốt đẹp.

Danh từ vừa  kể, “  bạn ”, chúng ta chỉ gặp được trong Phúc Âm Thánh Matthêu và cũng được dùng ở những trường hợp khác để nói lên viễn ảnh không tốt đẹp của câu chuyện:

   - Chúa Giêsu dùng để nói với Giuda, đến để phản bội Ngài: “ Chúa Giêsu bảo hắn: Nầy bạn, bạn đến đây làm gì, thì cứ làm đi ” ( Mt 26, 50).

   - được dùng trong câu chuyện người đến dự tiệc cưới không mặc y phục xứng đáng để dự tiệc: “ Nầy bạn, sao vào đây mà không có y phục lễ cưới ” ( Mt 22, 12).

Như vậy dùng danh từ “ bạn”, để xưng hô vừa kể, nói lên quan niệm khác biệt  giữa ông chủ vườn và những người công nhân “ trước hết ”. 

Đọc các lời “ cằn nhằn ” của nhóm công nhân  “ trước hết ”, theo cái nhìn công bình của con người, chúng ta có thể cảm thông với họ là những lời “ cằn nhằn ” hữu lý và chính đáng.

Có lẽ nếu chúng ta ở trong trường hợp của họ, chúng ta cũng không có thái độ khác hơn:

   - “ Khi đến lượt những người vào làm trước nhứt, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, nhưng họ chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh, vừa cằn nhằn chủ nhân: Mấy người sau chót nầy chỉ làm có một giờ, vậy mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi, là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt ” (Mt 20, 10-12). 

Cảm nhận và quan niệm nhân loại của chúng ta không phải là nhãn quang và chương trình Nước Trời của Thiên Chúa, được mạc khải nơi Chúa Giêsu.

Đàng khác thái độ “ cằn nhằn ” của con người cho thấy chúng ta, cũng như dân Do Thái lúc đó, thiếu niềm tin nơi Thiên Chúa. Con người chúng ta không có hay chưa có khả năng chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa và tin rằng con đường của Ngài là con đường dẫn con người đến mục đích tốt lành.

Đọc kỷ lại những câu nói của ông chủ vườn, chúng ta thấy các tư tưởng của ông được xếp đặt theo một lối kiến trúc đồng nhứt: a) khởi sự bằng một câu xác nhận, b) kế đến là đặt câu hỏi, c) và sau cùng là một mệnh lệnh:

a) Ông chủ khởi đầu bằng một câu xác nhận: “ Nầy bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn ”.

b) kế đến ông đặt câu hỏi: “ Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao?”

c) và sau cùng là một mệnh lệnh : «  Cầm lấy phần của bạn mà đi đi ” ( Mt 20, 13-14a). 

Kế đến lối kiến trúc bắt đầu lập lại:

a) “ Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót nầy, cũng được bằng bạn”.

b) “ Chẳng lẽ tôi không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao?” ( Mt20, 14b-15).

c) Câu trả lời không được nêu ra, nhưng chắc chắn với lối lý luận hợp lý của ông vừa kể, người đối thoại phải trả lời “đúng vậy!”. Và đó là mệnh lệnh. 

Và sau cùng để kết thúc, lối kiến trúc trên được lập lại một lần nữa:

a) “ Hay vì thấy tôi tốt bụng”,

b) “ mà bạn đâm ra ghen tức?” ( Mt 20, 15b).

c) và câu trả lời được dành cho người đối thoại tự xét mình, để quyết định cách nào phải hành động, theo con đường hữu lý hay vô lý. Và như vậy, chính câu trả lời theo lẽ phải của người đối thoại trở thành mệnh lệnh.  

Theo dỏi cấu trúc và ý nghĩa tư tưởng của ông chủ vườn, nhứt là các mệnh lệnh của ông, chúng ta thấy ý nghĩa then chốt của dụ ngôn không nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa chủ nhân và công nhân cho bằng tâm tình của các công nhân đồng bạn đối với nhau.

Thật vậy câu nói cuối cùng của của chủ vườn đã lột trần mặt nạ cho chúng ta thấy những gì nhóm thợ “ trước hết ” “ cằn nhằn ” đối với cách hành xử của ông chủ, không có gì khác hơn là lòng ganh tỵ của họ đối với nhóm công nhân “ sau hết ”, được ông chủ coi bằng họ.

Và thái độ đó làm cho họ chống lại ông chủ, quáng mắt không nhận ra lòng tốt lành của người chủ đại lượng.

3 - Nếu chúng ta chuyển ý nghĩa của dụ ngôn từ cuộc sống đồng áng giữa chủ nhân và công nhân lúc đó lên bình diện mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người chúng ta, thái độ “ cằn nhằn ” phân bì đối với anh em là thái độ vô tình chúng ta không chấp nhận cách hành xử của Thiên Chúa, tự cao tự đại cho rằng Chúa không nhìn thấy các cố gắng, hy sinh của chúng ta và đối xử bất công đối với chúng ta, nhứt là qua những gì có thể đã xãy ra trong cuộc sống của mỗi người:

   - “ …vậy mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi, là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt ” ( Mt 20, 12). 

Thái độ của chúng ta vừa kể, không khác gì thái độ của nhóm công nhân “ trước hết ” trong dụ ngôn, nói lên một thực trạng là chúng ta không có khả năng nhận thấy được lòng rộng lượng, thương xót và tình thương của Thiên Chúa đổ tràn đầy xuống cho mọi người, cho anh em cũng như cho chúng ta.

Cách suy nghĩ của chúng ta khác với tâm tình của Thiên Chúa như vừa kể, được tiên tri Isaia xác nhận, lưu ý chúng ta trong bài đọc thứ nhứt:

   - “ Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi, không phải là đường lối của Ta, sấm ngôn của Thiên Chúa ” ( Is 55, 8 ). 

4- Câu Phúc Âm kết thúc,

   - “ Như vậy,  những kẻ đứng chót, được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu, sẽ phải xuống hạng chót ” ( Mt 20, 16), không phải là câu Phúc Âm dễ chú giải, theo tư tưởng của Thánh Matthêu, nếu chúng ta không đặt Phúc Âm liên hệ với Cựu Ước.

Trong Cựu Ước vườn nho là hình ảnh Israel, dân được Chúa chọn.

Hiểu như vậy, chúng ta có thể hiểu Thánh Matthêu có ý ám chỉ đến hoàn cảnh của các cộng đồng Ki Tô hữu đầu tiên lúc đó, trong số có những cộng đồng được thành tựu bởi những Ki Tô hữu mới được hội nhập, từ các dân ngoại hội nhập vào Ki Tô giáo, những kẻ “ chót hết”, so với những tín hữu “ trước hết ” là những tín hữu Do Thái, đã tin vào Chúa từ thời ông cha họ. 

Nhưng không ai có thể vì “ trước hết ” hay “ chót hết ” mà có thể tự mãn và kỳ vọng cho mình có nhiều ưu tiên.

Vượt ra ngoài bối cảnh Tân Ước và Cựu Ước như vừa kể, chúng ta cũng có thể hiểu được trong Cộng Đồng Giáo Hội, người “ trước hết ” hay kẻ “ chót hết ” cũng không hệ trọng ở chỗ năng chức mà mỗi người chúng ta được giao phó để phục vụ cộng đồng dân Chúa. 

Điều quan trọng là chúng ta nhận thức được lòng lòng rộng lượng, thương xót và tình yêu của Chúa, có khả năng đón nhận và tưởng thưởng cho tất cả, tiếp nhận tất cả chúng ta vào Nước Thiên Chúa của Ngài.

Đó cũng là tình cảm và phương thức hành xử đối đải anh em của người Ki Tô hữu. 

Suy niệm đến đây, người viết nhớ lại một buổi học thật thích thú với nhà  thần học người Đức, giáo sư Karl Rahner, nhân dịp giáo sư giải thích một câu văn của Thư II Thánh Phêrô:

- “ Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy ( của Chúa Giêsu), Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa…” ( 2 Pt 1, 4). 

Mục đích của mỗi người chúng ta là có được Thiên Chúa, liên hợp với Thiên Chúa, “ chiếm hữu được Thiên Chúa làm của riêng, nói như Thánh Augustino ”, “…được thông phần bản tính Thiên Chúa”, lời của giáo sư Karl Rahner.

Thiên Chúa vô tận như biển cả minh mông và chúng ta như những cái ly, cái tách, cái lon, cái thùng…Mỗi người chúng ta đều được Chúa cho thông phần vào bản tính của Ngài, được Ngài đổ bản tính của Ngài vào đầy ấp, dư thừa cho chúng ta.

Bởi đó, nếu Thánh Phêrô là vị đại thánh, có dung tích để chứa Chúa như một cái hồ, Thiên Chúa đổ “ bản tính Thiên Chúa ” của Ngài cho Phêrô đầy  ấp.

Tôi chỉ là một cái ly nhỏ bé, nhưng tôi cũng nhận được Chúa ban cho  “ bản tínhThiên Chúa ” đầy ấp đến miệng ly, không còn ước mong gì hơn nữa để thoả mãn khát vọng của tôi.

Không có lý do gì tôi phải ganh tỵ Phêrô nhận được nhiều hơn tôi hay người khác chỉ có dung tích bằng một cái muỗn, nhận được ít hơn tôi. 

Trong Nước Thiên Chúa, không có sự khác biệt giữa ai nhận được nhiều hay ít, không có “kẻ sớm nhứt ” và “ kẻ chót hết ”. 

Mỗi người chúng ta là con Thiên Chúa, được thông phần “đầy ấp ” “ bản tính Thiên Chúa”, ngưồn hạnh phúc viên mãn và bất diệt.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!