Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU HUẤN DỤ XÃ HÔI CỦA GIÁO HỘI ( 5 )

NGUYỄN HỌC TẬP 

Huấn Dụ trong thời gian ( 1958-1978). 

Năm 1958, khi Đức Thánh Cha Gioan XXIII kế vị Đức Pio XII, thì vấn đề xã hội lại thay đổi thêm một lần nữa. Có thể nói là thay đổi một cách sâu đậm.

Nếu trong thời kỳ đầu, vấn đề xã hội được hiểu là mối tương phản giữa giới vô sản và chủ nhân tư bản và rồi trong giai đoạn thứ hai, như chúng ta đã có dịp đề cập đến, vấn đề xã hội được biến thành cuộc đụng độ giữa các hệ thống kinh tế xã hội đối ngược nhau, ( giữa cộng sản và tư bản chủ nghĩa), thì trong giai đoạn thứ ba, tức là trong khoảng thời gian đang bàn ( 1958-1978), vấn đề xã hội lan rrộng  đến tầm mức cả thế giới.

Đó là vấn đề tranh cải có liên quan đến mức thăng bằng của chính nhân loại, giữa Bắc bán cầu giàu có và Nam bán cầu nghèo đói.

Vấn đề nhân khẩu ( demografico) đã làm thay đổi trục quân bình thế giới từ trung tâm điểm Âu Châu trong quá khứ thành trục đệ tam thế giới ( terzomondismo) cho tương lai.

Bao nhiêu Quốc Gia rộng lớn lạc hậu ( hay đang trên đà phát triển) ở Châu Mỹ La Tinh, Á Châu và Phi Châu đang kêu gào công bình và tiến bộ.

Như vậy, nếu muốn được sống hoà bình, hay đúng hơn muốn cho nhân loại được sống còn, cần phải có một định chế mới toàn cầu về kinh tế, chính trị và luật pháp. 

Tiến trình toàn cầu hoá vừa kể vừa là nguyên nhân và cũng là hậu quả cho cuộc khủng hoảng các ý thức hệ.

Các ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa và tân tự do chủ nghĩa đã dựng lên những bức tường ngăn cách giữa các dân tộc huynh đệ với nhau, tạo nên thù oán và chiến tranh tàn khóc, tạo ra không biết bao nhiêu máu và nước mắt trong thế kỷ 20 của chúng ta.

Giờ đây lịch sử đã tương đối hoá các ý thức hệ tự cho mình là tuyệt đối một cách vô nghĩa, khiến cho chúng ta thấy được một vài yếu tố đâu là sự thật. Và từ những yếu tố chân lý đó, con người có thể bắt đầu lại cuộc đối thoại, khởi đầu từ những gì có khả năng kết hợp con người với con người. 

Những thay đổi sâu đậm vừa đề cập không thể nào không kêu gọi đến Giáo Hội, là chủ thể đang cùng bước đi giữa trần thế với con người ( Gaudium et Spes, 1).

Đây là thời gian Công Đồng Vatican II đang nhóm họp. Giáo Hội lên tiếng can đảm trả lời, cập nhật hoá huấn dụ liên quan đến vấn đề xã hội của mình và cũng bắt đầu canh tân chính mình.  

Qua những gì vừa đề cập, chúng ta có thể thấy được giai đoạn thứ ba của Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội chịu ảnh hưởng của ba yếu tố khác nhau, nhưng có liên hệ với nhau. Đó là

   - cuộc khủng hoảng của các ý thức hệ ( cộng sản và tân tự do chủ nghĩa),

   - tiến trình toàn cầu hóa về các vấn đề kinh tế và xã hội

   - những hiểu biết và thu nhân mới về tín lý và mục vụ của Công Đồng Vatican II.

 

   1 - Cơn khủng hoảng của các ý thức hệ.

Lịch sử những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đã xác nhận không thể chối cải được các lời tiên đoán không tưởng các ý thức hệ diễn dịch về tương lai xã hội.

Các ý thức hệ ( cộng sản cũng như tân tự do chủ nghĩa), qua tiến trình  thực tế của lịch sử đã đi vào khủng hoảng, khiến cho ngày nay khắp nơi đều bị đào thải ( chỉ trừ một vài thành phần cố chấp bám víu vì lợi thú, phe đảng). 

Ý thức hệ trước tiên bị đào thải đó là tự do và tân tự do chủ nghĩa ( liberalismo e neoliberalismo), được nẩy sinh ra với biến cố cách mạng kỷ nghệ. Ý thức hệ đó được phát triển một cách phi thường trong thế kỷ 19.

Tự do chủ nghĩa là ý thức hệ đầu tiên bị sụp đổ với cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán Wall Street 1929: Wall Street được dịch theo nguyên ngữ là " Con Đường Bức Tường ".

Dầu vậy, tự do chủ nghĩa của Manchester tỏ ra có khả năng sữa đổi chiều hướng để đưa đến tân tự do chủ nghĩa về sau. 

Kế đến là lịch sử của Phát Xít chủ nghĩa ( Fascismo ) và Đức Quốc Xã chủ nghĩa ( Nazismo).

Hai ý thức hệ toàn trị nầy ( totalitarismo) là những ý thức hệ sinh sau đẻ muộn và cũng chết yểu không lâu sau đó, bị thế chiến thứ hai quét sạch, không có đủ thời gian để đâm sâu gốc rễ và đâm chồi nẩy mộng. 

Chủ thuyết sau cùng, dai dẵng khó chết , đó là chủ thuyết mát xít. Vật thể thấy được đó là sự sụp đổ của bức tường Bá Linh năm 1989, nhưng cơn hấp hối văn hoá và chính trị của cộng sản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa thực tế ( socialismo reale) đã đi trước và chuẩn bị gần như 30 năm trước.

Trong những năm đó, Giáo Hội cũng không ngừng đưa ra những lời huấn dạy của mình về phương thức phải có để tổ chức một xã hội xứng đáng với phẩm giá con người.

 

2 - Giáo Hội Công Giáo và Cộng Sản: phân biệt giữa chủ thể và chủ đề.

Thập niên 1960-1970 là thời gian với nhiều biến chuyển thay đổi. Những chủ trương vô nghĩa của ý thức hệ cộng sản mát xít và Công Đồng Vatican II bắt đầu khơi động một tiến trình biến chuyển mới đối với thái độ bức tường ngăn cách chống đối không thể vượt qua, mà chúng ta đã đề cập đến trước đây.

Trước tiên là những chủ thuyết không tưởng của ý thức hệ cộng sản đã bắt đầu gây rạn nứt chống đối ngay trong nội bộ cộng sản.

Khởi đầu từ Kruscev, năm 1956, với việc " truất phế Stalin ", được Đại Hội XX Đảng Cộng Sản ra lệnh.

Năm kế tiếp, năm 1957, mối bất hoà giữa Nga Sô và Tàu Cộng bùng nổ lần đầu tiên, Mao Trạch Đông tố cáo Nga là " bọn xét lại ".

Phiên xét xử Siniavski ( 1966) tạo nên " phong trào ly khai " ở Nga Sô, tiếp theo là truờng hợp của Solzenicyn và tiếp theo đó là Sacharow.

Mặc dầu tất cả những phong trào đó đều bị thất bại, nhưng các phong trào tìm cách thực hiện " cộng sản thực hữu " ( comunismo reale) đó dẫn theo nhiều hình thức áp dụng cộng sản chủ nghĩa khác nhau:

   - cộng sản tự quản trị của Nam Tư ,

   - mùa xuân ở Praga ( 1968),

   - " chủ nghĩa xã hội nhân bản " của Cuba,

   - mát xít chủ nghĩa đại nghị chế của Allende ở Cile,

   - các phong trào xã hội chủ nghĩa âu châu lựa chọn theo phương thức dân chủ tây phương và tự coi mình tách rời khỏi chủ thuyết mát xít:

    * phong trào ly khai đầu tiên đó là đảng Dân Chủ Xã Hội Đức ở Bad Godesberg ( 1959),

    * và kế đến là các phong trào " cộng sản âu châu " khác nhau. 

Cũng trong thời gian nầy, Giáo Hội Công Giáo thay đổi thái độ, từ thẳng thừng quyết liệt chạm trán với cộng sản, Giáo Hội tỏ ra có thái độ đối thoại ôn hoà, nhờ những tiến bộ mà Công Đồng Vatican II đạt được.

Đặc biệt là thái độ xác định theo chiều hướng vừa kể của Đức Thánh Cha Gioan XXIII với Thông Điệp Pacem in Terris ( 1963): đó là phương cách phân biệt của ngài giữa ý thức hệ ( chủ đề ) và các phong trào lịch sử ( chủ thể ):

   - " Không thể sáp nhập đồng nhất hoá các ý thức hệ triết lý ( chủ đề ) sai lạc vể bản tính, nguyên cội và cùng đích của vủ trụ và con người, cùng với các phong trào lịch sử ( chủ thể )  có mục đích kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị, mặc dầu các phong trào vừa kể phát xuất từ các ý thức hệ đó và từ các ý thức hệ đó các phong trào vẫn còn tiếp nhận được cảm hứng. Bởi vì các ý thức hệ một khi được triển khai và xác định, vẫn luôn luôn là như vậy. Trong khi đó thì những phong trào vừa kể, tác động liên quan đến những hoàn cảnh lịch sử không ngừng biến chuyển, không thể không bị ảnh hưởng và như vậy không thể không trở thành những chủ thể bị ảnh hưởng, cả bị ảnh hưởng sâu đậm. 

Đàng khác ai có thể chối cải được các phong trào vừa kể, trong lúc hành động trung thực với tiếng nói ngay chính của lương tâm và nói lên ước vọng chính đáng của con người, lại không có những yếu tố tích cực và đáng được tán thưỏng? Bởi đó thái độ tiến lại gần và gặp gỡ trên các lãnh vực thực tế, trong quá khứ được coi là không nên làm, ngày nay hay trong tương lai lại không thể là việc không đáng được kích thích " ( ĐTC Gioan XXIII, Pacem in terris ( 11.04.1963), n. 159, in CERAS 327s). 

Việc phân tích vừa kể khiến cho người công giáo vượt lên trên được nhãn quang hoàn toàn tiêu cực và lên án đối với việc áp dụng vào lịch sử nhiều tư tưởng xã hội chủ nghĩa khác nhau và cũng khiến cho Giáo Hội tự hỏi mình, trong nhiều phong trào thoát thai từ cộng sản chủ nghĩa, có những yếu tố tích cực đáp ứng lại các ước vọng của con người hay không.

Một thái độ hiểu biết như vậy, trước kia là điều không ai có thể tưởng tượng được, do thái độ thẳng thừng chạm trán, đối đầu giữa Giáo Hội và cộng sản chủ nghĩa, nhứt là đối với những chủ đề có liên quan đến bản tính và tự do tuyên xưng và truyền bá tôn giáo.

Theo tư tưởng với thái độ hiểu biết vừa kể, Công Đồng Vatican II cũng cùng bước đi với Hiến Chế Gaudium et Spes , mặc dầu giới hạn không nêu đích danh mát xít chủ nghĩa, Công Đồng vẫn thẳng thừng lên án hệ phái vô thần chủ nghĩa, không có gì úp mở:

   - " Giữa những hình thức vô thần chủ nghĩa hiện đại, chúng ta đừng bỏ qua chủ nghĩa nhằm giải thoát con người, nhứt là được tự do kinh tế và xã hội. Chủ thuyết đó cho rằng tôn giáo là chướng ngại vật, tự bản thể của mình, chống lại sự giải thoát đó, bởi vì tôn giáo nhằm nâng cao hy vọng con người về một đời sống tương lai, là thái đô gian xảo, làm cho con người xao lãng đi việc phải xây dựng thị xã trần thế. Bởi đó những kẻ chủ trương chủ thuyết vừa kể, một khi họ đạt được chính quyền, đàn áp tôn giáo bằng vũ lực và loan truyền vô thần chủ nghĩa ngay cả bằng việc dùng đến những dụng cụ gây áp lực, mà quyền lực công quyền có đưọc, nhứt là trong lãnh vực giáo dục thanh thiếu niên " ( Gaudium et spes, n. 20, in EV 1/1327).  

Như vậy Giáo Hội xác nhận rằng nếu một ý thức hệ ( chủ đề )  sai lạc, ý thức hệ đó vẫn luôn luôn sai lạc và không thể chấp nhận được trên phương diện nguyên tắc.

Dầu vậy, Công Đồng Vatican II còn thêm, về phương diện lịch sử đối thoại là điều có thể hiểu được và cần thiết nên làm. Thật vậy

   - " Giáo Hội, mặc dầu tuyết đối chống lại chủ thuyết vô thần, vẫn thành thật nhìn nhận rằng mọi người, tín hữu cũng như không tín hữu, đều phải cộng tác để xây dựng một cách chính đáng thế giới nầy, trong đó con người cùng  sống chung nhau: điều đó chắc chắn không thể nào xảy ra được, nếu không có sự thành thật và khôn ngoan đối thoại với nhau " ( Gaudium et spes, n. 21, in EV 1/1383).  

Một vài năm sau, sự phân biệt đó, phân biệt giữa ý thức hệ và các phong trào hành động theo gợi ý của ý thức hệ, được ĐTC Phaolồ VI lấy lại trong Thông Điệp Octogesima adveniens ( 1971), bằng cách vượt lên trên quan niệm tổng quát, để áp dụng thẳng vào thái độ của người tín hữu Chúa Ki Tô đối với những ai theo chủ thuyết mác xít.

Trước tiên, ĐTC Phaolồ VI xác nhận người tín hữu Chúa Ki Tô không thể nào chấp nhận ý thức hệ cộng sản:

   - " Người tín hữu Chúa Ki Tô muốn sống đức tin của mình trong động tác chính trị, được hiểu là tác động để phục vụ, không thể nào gia nhập vào những hệ thống ý thức hệ thẳng thừng chống đối những điểm căn bản, chống đối lại đức tin của mình và về quan niệm con người của mình, mà không phản biện lại chính mình.Điều đó có nghĩa là không thể chấp nhận ý thức hệ mác xít, vật chất chủ nghĩa vô thần của nó, tiến trình bạo lực của chủ nghĩa đó và phương thức của nó trong đó chủ nghĩa đó hấp thụ  tự do cá nhân vào tập thể cộng đồng, đồng thời chối bỏ mọi đặc tính linh thiêng tối thượng của con người và lịch sử, cá nhân cũng như tập thể..." ( ĐTC Phaolồ VI, Octogesima adveniens ( 14.05.1971),n. 26, in EV IV/749). 

Kế đến ĐTC còn tiếp, là trước những biến chuyển của nhiều phong trào lịch sử, được nảy sinh hay được gợi ý bởi ý thức hệ mác xít,

   - " cần phải có một sự phán đoán cẩn thận " ( id., n. 31, in EV IV/731).

để xem một tổ chức lịch sử xã hội chủ nghĩa đã biến thiên đến mức nào đối với ý thức hệ khởi thủy ( mặc dầu ý thức hệ đó vẫn còn là gia sản mớm ý cho tổ chức ) và với mức độ nào một phong trào trong lịch sử chấp nhận và bảo đảm các giá trị căn bản của con người

   - " nhứt là đối với quyền tự do, trách nhiệm và quyền được mở rộng mình ra đối với lãnh vực thiêng liêng, là những gì bảo đảm cho con người có được một sự triển nở toàn vẹn chính mình " ( id.).   

Nhận thức đó - Thông Điệp Octogesima adveniens kết luận -

   - " cho phép người tín hưu Chúa Ki Tô đến mức nào có thể lựa chọn một cách thiết thực " cần thiết phải có để cùng chung với những người khác kiến tạo một thế giới công chính hơn ( id.). 

Tiếp theo sau thái độ thay đổi đó, một chuổi các cuộc thí nghiệm được thực hiện, dĩ nhiên không phải tất cả đều thực hiện một cách chính đáng và có thể chấp nhận được, như trường hợp " phong trào Ki Tô hữu thiên xã hội chủ nghĩa " , từ Châu Mỹ La Tinh được phổ biến sang Âu Châu ( B. Sorge, Le scelte e le tesi dei " Cristiani per il socialismo " alla luce dell'insegnamento della Chiesa, Elle Di Ci, Leumann 1974). 

Dù sao đi nữa, những kinh nghiệm như kinh nghiệm vừa đề cập và những kinh nghiệm khác nữa đã cộng tác khá nhiều cho thấy ý thức hệ cộng sản là ý thức hệ lỗi thời, đối với những ai có chút ít trí óc để suy tư, bởi lẽ là ý thức hệ chủ trương đưa ra những đường lối không tưởng ( utopia, hy lạp = u: không; topos: nơi chốn = đó là ý thực hệ không có thể thực hiện được ở bất cứ nơi nào trên thế giới nầy ).

 

   3 - Tiến trình toàn cầu hoá.

Lý do thứ hai khiến cho Giáo Hội có thái độ hoà hoản hơn đối với các phong trào chịu ảnh hưởng các ý thức hệ bị kết án trong quá khứ, đây là thời điểm thứ ba Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, đó là việc đặc tâm lưu ý đến tiến trình toàn cầu hóa, mở rộng ra trước thế giới và Giáo Hội

   - " viễn ảnh liên hệ toàn cầu với nhau " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Sollecitudo rei socialis ( 30.12.1987), n. 9, in EV X/ 2524). 

Viễn ảnh " vấn đề xã hội " toàn cầu vừa kể trước tiên là do sự tiến bộ kỷ thuât, hệ thống tự động, điện toán, robots, những hiểu biết nhân tạo và cả viễn ảnh liên hành tinh, phát triển phương tiện truyền thông..

Các tiến bộ trên làm tự nhiên là phát sinh ra câu hỏi: " ai có thể kiểm soát được những người kiểm soát và có các phuơng thế đó trong tay? ".

Đức Thánh Cha Phaolồ VI cảnh giác:

   - " Kỷ thuật của ngày mai có thể là nguồn mạch cho các sự dữ không có gì ít đáng sợ hơn tự do chủ nghĩa trong quá khứ " ( ĐTC Phaolồ VI Populorum progressio ( 26.03.1967),n. 34, in EV II/ 1079).

Để tránh cho con người khỏi phải rơi vào cảnh nô bộc một lần nữa, nô lệ của xã hội chủ nghĩa ( đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý tha hồ thao túng bốc lột), cũng như nô lệ của tự do chủ nghĩa ( công nhân bị chủ nhân tư bản trả luơng như bố thí cho kẻ ăn mày), cần phải có một trật tự thế giới mới. 

Thật vậy, hậu quả cách mạng và khó kiểm soát được không phải do việc xử dụng, trong mọi lãnh vực, kỷ thuật và dụng cụ càng lúc càng tinh vi hơn, có khả năng thay thế việc làm bằng tay chân của cả những nhân công, chuyên viên có phẩm chất và đưa con người đến cùng đích, mà trong quá khứ không thể đạt đến được.

Đúng hơn là viẹc phát triển kỷ thuật đưa đến một loại văn hoá mới, một quan niệm mới về các mối liên hệ xã hội, một quan niệm mới đối với vật chất và đời sống tương quan.

Kỷ thuật, nói một cách ngắn gọn, không phải chỉ là một phương thức mới để tổ chức làm việc, đúng hơn là một loại văn hoá mới. Nền văn hoá mới đó

   - không những chứa đựng nơi mình một cách suy nghĩ khác về tiến trình sản xuất và các hệ thống liên hệ,

   - mà còn cách suy tư khác về thế giới và con người làm việc trong đó. 

Bởi đó bên cạnh một trật tự mới về kinh tế, cần phải có một định chế mới về luật pháp.

Lương tâm và nhận biết đối với các quyền căn bản của con người, cá nhân, đoàn thể hay trong các mối tương quan quốc tế giữa các dân tộc, đưa đến xác tính cần phải có các quyền đó và những mối tương quan vừa kể cần phải được bảo đảm bởi một tổ chức quyền lực vượt lên trên tầm mức Quốc Gia, thực hữu chớ không phải chỉ trên lý thuyết. Như vậy mới có thể tránh được những hình thức thực dân, đô hộ mới và làm đảo lộn trật tự sống của con người.

Muốn thực hiện được điều vùa kể, cần phải có đối thoại để có thể quy hướng đồng quy các ước vọng chính đáng vào mục đích, không những ở tầm mức liên hệ của các quốc gia riêng rẻ, mà còn cả giữa các cơ chế có tầm vóc toàn cầu. 

Cũng trong khoảng thời gian chúng ta đang bàn, từ thời đại nguyên tử của kinh nghiệm thảm đạm Hiroshima đến biến cố Chernobyl

   - không những khiến cho các chiến lược quốc phòng đều trở thành vô dụng,

   - mà cả các khối quân sự đối đầu cũng trở thành vô nghĩa.

Nền hoà bình và thái độ hiểu biết đồng thuận chính trị giữa các dân tộc không thể còn được đặt nền tảng căn cứ vào lượng số tương đương cân bằng của vũ khí, hoả tiển, khí giới nguyên tử hay mối lo sợ của phía bên kia.

Nhân loại cần có một nền văn hoá mới, mặc dầu khó thực hiện, nhưng là điều cần thiết phải đạt cho được bằng mọi giá, đó là một nền văn hoá hoà bình ( sau khi các ý thức hệ sai lạc đã tàn lụi ), để từ đó có thể triển nở ra một :

   - " Phát triển là danh xưng mới của hoà bình " ( ĐTC Phaolồ VI, Populoru, progressio, n. 76, in EV II/1121).  

Sau cùng một tiến trình toàn cầu hoá khác cần phải được thiết định hoá một trật tự thế giới thích hợp để đáp ứng, đó là hiện trạng thông tin và truyền thông.

Cũng vậy, ở đây toàn cầu hoá không phải chỉ có nghĩa là áp dụng các kỷ thuật tân kỳ mà khoa học lãnh vực truyền thông đã đạt được.

Thực chất của vấn đề là việc phổ biến văn hoá, kiến thức và tin tức cho đại chúng trong thời gian rất mau chóng ( có thể được coi như đồng thời những gì đang xảy ra, cho khắp thế giới ).

Phương tiện truyền thông hiện đại,

   - nếu một đàng làm cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn, tiến lại gần nhau hơn chỉ cần một vài giây đồng hồ,

   - thì đàng khác phương tiện trên cũng có thể làm cho những ai có phương tiện trong tay, có thể " thuộc địa hoá " văn hoá và làm băng hoại luân lý không có gì khó khăn.  

Trước tầm mức toàn cầu hóa như vừa kể đối với " vấn đề xã hội ", Giáo Hội không thể không canh tân sâu đậm Huấn Dụ Xã Hội của mình. Và Giáo Hội đã can đảm duyệt xét, canh tân lại Huấn Dụ Xã Hội của mình, về nội dung cũng như phương thức để áp dụng, dưới ánh sáng những hiểu biết tín lý và mục vụ của Công Đồng Vatican II. 

( Nghiên cứu thêm tư tưởng về phát triển và hoà bình của ĐTC Gioan XXIII, cfr. Tổng lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, n. 94-95 )   

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!