Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHÚA LÀ MỤC TỬ TÔI, TÔI CHẲNG THIẾU THỐN GÌ.

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 7A 32)

Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 05.10.2011.

 

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,

Hướng về Chúa trong lời cầu nguyện hàm chứa động tác hoàn toàn tin cậy, trong xác tín mình trông cậy vào Thiên Chúa, Đấng tốt lành,

   - " Đấng nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu lòng nhân nghĩa và thành tín " ( Ex 34, 6-7; Ps 86, 15; Gl 2, 13; Gn 4, 2; Ps 103, 8; Ne 9, 17).

Bởi đó hôm nay tôi muốn được cùng Anh Chị Em suy niệm về một Thánh Vịnh đầy niềm tin cậy, trong đó tác giả Thánh Vịnh với lòng chắc chắn thanh thoảng của mình được dẫn dắt và bảo vệ , được bảo đảm khỏi mọi nguy hiểm, bởi vì Chúa là Vị Mục Tử của mình.

Thánh Vịnh đó là Thánh Vịnh 23 - theo truyền thống hy - lạp latinh là Thánh Vịnh 22 - một bản văn ai cũng biết và được mọi người đều qúy mến. 

   1 - " Chúa là mục tử của tôi, tôi không thiếu thốn gì ", lời cầu nguyện tươi đẹp  được khởi đầu như vậy, làm cho chúng ta liên tưởng đến bối cảnh cuộc sống du mục và kinh nghiệm nhận biết lẫn nhau giữa chủ chăn và các con chiên của đoàn chiên mình.

Hình ảnh vừa kể nói lên cho chúng ta bầu không khí tin cậy phó thác, thân tình, âu yếm yêu thương: người mục tử biết các con chiên của mình, từng con một, goi chúng bằng tên từng con và chúng đi theo anh,bởi vì chúng nhận biết anh và tin cậy vào anh:

   - " Người giữ cửa mở cửa cho anh vào, và chiên nghe tiếng của anh.Khi đã cho chiên ra hết, anh đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh" ( Jn 10, 3-4).

Người mục tử đặc tâm chăm sóc chiên, gìn giữ chúng như là của qúy giá, sẵn sàng bênh vực chúng, bảo đảm cho chúng mọi điều tốt đẹp, cho chúng được sống yên ổn.

Không có gì có thể thiếu thốn, nếu có người mục ử ở với chiên. Tác giả Thánh Vịnh gợi lại kinh nghiệm đó, bằng cách gọi Chúa là mục tử của mình và để cho mình được Người dẫn dắt đến đồng cỏ yên ổn:

   - " Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người " ( Ps 23, 2-3).  

Bối cảnh diễn ra trước nhãn quang chúng ta là những đồng cỏ xanh tươi và những dòng nước trong lành, những ốc đảo an lành mà hướng đến đó người mục tử đang dẫn dắt đoàn chiên của mình, biểu tượng những nơi chốn của đời sống mà Chúa đang dẫn dắt tác giả Thánh Vịnh, khiến cho anh cảm thấy mình như những con chiên đang nằm trên cỏ, bên cạnh dòng suối nước, trong trạng thái nghỉ ngơi, không có gì phải căng thẳng tâm tư hay sống trong tình trạng báo động. Trái lại, chiên đang sống trong tin cậy và yên ổn, bởi vì nơi chốn là chỗ chắc chắn, có nước mát và có người mục tử canh chừng trông coi.

Và chúng ta đừng quên rằng bối cảnh đang được tác giả Thánh Vịnh diễn tả ra được đặt trong miền đất phần lớn là sa mạc, với mặt trời nóng cháy, nơi mà người mục tử bán du mục trung đông sống với đoàn chiên của mình trên cảnh đồng khô cỏ cháy đang bao quanh các làng mạc.

Nhưng người mục tử biết ở đâu có thể tìm ra cỏ và nước mát, thiết yếu cho đời sống. Người mục tử biết dẫn chiên đến ốc đảo trên sa mạc, trong đó " linh hồn " được làm cho sảng khoái mát mẻ và nhờ đó có thể lấy lại được sức mạnh và nghị lực mới, để tiếp tục cuộc hành trình.

Như tác giả Thánh Vịnh diễn tả, Chúa dẫn dắt đến " đồng cỏ " và " mạch nước yên lành " , nơi mà tất cả đều đầy dẫy sung mãn, tất cả đều được ban cho no đầy thịnh soạn.  

Nếu Chúa là mục tử, ngay cả trong sa mạc, nơi thiếu thốn hết mọi điều và nơi của sự chết, chiên không gì phải nghi ngờ rằng chắc chắn ở đó có đời sống hiện diện, khiến cho mình có thể nói " tôi không thiếu thốn gì ".

Thật vậy, người mục tử luôn luôn mang trong tâm hồn mình điều tốt lành cho đoàn chiên, thích ứng nhịp sống của mình và các nhu cầu của mình thế nào cho phù hợp với các nhu cầu của các con chiên mình; đi đứng và sống với chúng, dẫn dắt chúng đi trên các nẻo đường " chính đáng "; có nghĩa là sống làm sao cho thích hợp với chúng, lưu tâm đến các đòi hỏi của chúng chớ không phải của mình.

Cuộc sống an lành của đoàn chiên là điều ưu tiên đối với người mục tử và vì đó đoàn chiên vâng theo sự dẫn dắt của anh.  

 Anh Chị Em thân mến, chúng ta cũng vậy, như tác giả Thánh Vịnh, nếu chúng ta đi theo sau " Vị Mục Tử Tốt Lành ", dầu cho các cuộc hành trình của đời sống chúng ta có khó khăn, khúc mắc hay dai dẵng bao nhiêu, thường khi ngay cả trong những vùng sa mạc thiêng liêng, không có nước và với một mặt trời có nóng cháy về mặt lý trí, dưới sự dẫn dắt của Vị Mục Tử Nhân Lành, Chúa Ki Tô, chúng ta cũng chắc chắn là mình đang đi trên những con đường " ngay chính " và chắc chắn rằng Chúa đang hướng dẫn chúng ta và luôn luôn ở bên cạnh chúng ta, không để cho chúng ta thiếu thốn gì.

Bởi đó tác giả Thánh Vịnh có thể xác nhận một tình trạng yên ổn và an ninh, không cò gì phải nghi ngờ và lo sợ:

   - " Lạy Chúa, dù qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Còn cây gậy Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm " ( Ps 23, 4).

Ai đi theo Chúa, dù cho trong các thung lũng tối tăm của đau khổ, của nghi ngờ và của tất cả các vấn đề của con người, vẫn có thể cảm thấy mình vững bụng.

Chúa ở với con, đó là điều chúng ta chắc chắn, điều nâng đỡ chúng ta. Sự tối tăm của đêm tối làm cho ai nấy cũng phải rung sợ; với những bóng tối luôn luôn biến dạng của nó, làm cho con người khó mà phân biệt được những gì hiểm nguy; sự thinh lặng của nó chứa đầy những tiếng động khó lòng mà giải mật được.

Nếu đoàn chiên bước đi sau mặt trời lặn, khi khả năng trông thấy được không còn chắc chắn, đoàn chiên trở thành bối rối, bất ổn là điều dĩ nhiên. Bởi lẽ có cái nguy là có thể bị vấp ngã hay đi ra xa và bị thất lạc. Ngoài ra còn có mối lo âu là có thể bị những kẻ tấn công ẩn nấp trong bóng tối. 

Để nói về " thung lũng tối tăm ", tác giả Thánh Vịnh dùng cách diễn tả gợi ý nói lên bóng tối của sự chết, bởi đó thung lũng phải đi qua là nơi chốn đầy âu lo, doạ nạt đáng sợ, đầy nguy hiểm của cài chết.

Tuy vậy, người cầu nguyện vẫn an lòng vững bước tiến qua, không sợ sệt, bởi vì anh biết có Chúa ở với mình. Câu nói " vì có Chúa ở cùng " là một lời  tuyên xưng lòng tin cậy bất lay chuyển, và tổng hợp  đức tin quyết liệt. Có Chúa ở gần bên làm biến đổi thực tại, thung lũng tối tăm mất hết mọi hiểm nguy, trút bỏ hết mọi hăm doạ.

Giờ đây đoàn chiên có thể bước đi yên lành, với tiếng động quen thuộc của cây gậy đánh động chống lên đất báo hiệu cho sự hiện diện đầy bảo đảm của người mục tử.  

   2 - Hình ảnh đầy bảo đảm nâng đỡ nầy kết thúc phần đầu của Thánh Vịnh và nhưòng chỗ lại cho một bối cảnh khác.

Chúng ta vẫn còn đang ở trong sa mạc, nơi người mục tử đang cùng sống với đoàn chiên của mình, nhưng giờ đây chúng ta được dẫn vào dưới chiếc lều của anh, được mở ra để tiếp đón khách: 

   - " Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu đầy tràn chan chứa " ( Ps 23, 5). 

Bây giờ thi Thiên Chúa được diễn tả như là Đấng đón nhận người cầu nguyện, với những dấu chứng tiếp đón quảng đại và đầy đặc tâm lưu ý. Chúa dọn cho " bửa ăn " như là một bửa tiệc, từ ngữ trong Do Thái ngữ, theo ý nghĩa nguyên thủy, cho biết đó là da súc vật được trải xuống đất và trên đó được đặt lên các thức ăn cho bửa ăn thông thường.

Cử chỉ đó nói lên không những là động tác chia xẻ cho thức ăn, mà chia xẻ cho cả đời sống. Một động tác hiến tặng cho sự thông hiệp và tình thân hữu, nói lên các mối liên hệ và bày to tình liên đới.

Kế đến là cử chỉ tặng dầu thơm xức lên đầu cho người khách, giúp cho người khách đỡ mỏi mệt bởi cơn nắng bỏng trên sa mạc. làm cho da thịt tươi mát lại và  êm dịu lại, khiến cho tinh thần được vui tươi hơn bằng mùi thơm của dầu.

Sau cùng là chén rượu đầy ấp càng làm cho buổi tiếp đón có tính cách là một buổi lễ ăn mừng, với rượu ngon là dấu chỉ chia xẻ cho lòng rộng lượng dồi dào của gia chủ.

Thức ăn, dầu thơm, rượu là những món quà làm cho sống và vui tươi, bởi vì những món quà đó vượt qua bên kia lằn mức những gì thiết yếu cần thiết và diễn tả ra đặc tính sung mãn của tình yêu thương.

Thánh Vịnh 104, trong khi nói lên lòng tốt lành quan phòng của Chúa, đã thốt lên:

   - " Chúa khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đoàn gia súc, làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng. Từ ruộng đất họ kiếm ra cơm bánh, chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người, xức dầu thơm cho gương mặt sáng tươi, nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ " ( Ps 104, 14-15).

Tác giả Thánh Vịnh trở thành đối tượng được bao nhiêu người chú ý, bởi đó ông được coi như người khách lữ hành tìm được nơi trú ngụ trong một ngôi lều hiếu khách, trong khi đó thì các thù địch của ông phải dừng lại mà ngó thôi, không thể can thiệp, bởi vì người mà họ coi là con mồi của mình, đã được đặt vào nơi an lành chắc chắn, đã trở thành người khách đáng kính, bất khả xâm phạm .

Và tác giả Thánh Vịnh là chúng ta, nếu chúng ta thực sự tin vào sự hiệp thông với Chúa Ki Tô.

Khi Thiên Chúa mở cửa lều của Người để đón nhận chúng ta, không gì có thể làm hại chúng ta được. 

   3 - Kế đến, khi ngươi khách lữ hành ra đi lại, sự bảo vệ của Chúa tiếp nối dài thêm và đi theo anh trong cuộc hành trình:  

   - " Lòng nhân hậu và lòng trung thành của Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi sẽ còn được ở với Người những ngày tháng, những năm dài triền miên " ( Ps 23, 6).

Lòng nhân hậu và lòng trung thành của Chúa là đoàn hộ vệ cùng đi theo tác giả Thánh Vịnh đang đi ra khỏi lều và khởi đầu cuộc hành trình. Nhưng là cuộc hành trình có một ý nghĩa mới, và trở thành là cuộc hành hương hướng về Đền Thánh Chúa, nơi thánh mà người cầu nguyện muốn " cư ngụ " mãi mãi và cũng là nơi mà anh muốn " quay trở về ". Động từ do thái ngữ được dùng ở đây có nghĩa là     " quay trở lại ", nhưng chỉ cần sửa đổi một chút xíu, động từ có thể trở thành " cư ngụ ". Và đó là nhưng gì các bản dịch cỗ và phần lớn các bản dịch hiện đại đã làm. Nhưng cả hai ý nghĩa đều có thể tồn giữ được, quay trở về Đền Thánh Chúa và cư ngụ lại ở đó, đó là điều mà mọi người Do Thái đều ao ước. Ở gần Thiên Chúa, bên cạnh lòng tốt lành của Người đó là lòng ao ước và nỗi nhớ nhung của mọi tín hữu: được thực sự ở gần nơi có Chúa, bên cạnh Người.

Đi theo Vị Mục Tử để được đưa về nhà, đó là cùng đích của mỗi cuộc hành trình, ốc đảo trên sa mạc, lều ẩn náo tránh khỏi kẻ thù địch, nơi an lành mình có thể có kinh nghiệm được lòng tốt lành và  tình yêu thương trung thành của Chúa, ngày qua ngày, trong niềm vui tươi quang đảng vĩnh viễn. 

Các hình ảnh của Thánh Vịnh nầy, cùng với sự sung mãn và sâu xa của các hình ảnh đó, đã cùng đồng hành suốt dòng lịch sử và kinh nghiệm tôn giáo của dân Do Thái và đang cùng đồng hành với các Ki Tô hữu.

Hình ảnh người mục tử, đặc biệt nhắc lại lúc khởi đầu của thời kỳ Xuất Hành, cuộc hành trình lâu dài trong sa mạc, như là một đoàn chiên dưới sự dẫn dắt của Vị Mục Tử Thiên Chúa ( cfr. Is 63, 11-14; Ps 77, 20-21; 78, 52-54).

Và trong Đất Hứa chính nhà vua là người có bổn phận phải chăn dắt đoàn chiêncủa Chúa, như vua David, mục tử được Chúa chọn và chân dung của Đấng Cứu Thế ( cfr. 2 Sam 5, 1-2; 7, 8; Ps 78 70-72).

Kế đến, sau thời kỳ lưu đày ở Babylonia, như là một cuộc Xuất Hành khác ( cfr. Is 40, 3-5.9-11; 43, 1-21),Israel được đem trở về quê hương như là con cừu bị thất lạc và tìm lại được, được Chúa đem trở về các đồng cỏ tốt tươi và nơi được nghỉ ngơi ( cfr. Ez 34, 11-16.23-31).

Nhưng nơi Chúa Giêsu mà tất cả sức mạnh của Thánh Vịnh gợi cho chúng ta tưởng nhớ đến một cách hoàn hảo, có được ý nghĩa đầy đủ của nó: Chúa Giêsu là

   - " Mục Tử Nhân Lành ",

   - Đấng đi tìm con chiên lạc,

   - Đấng biết rõ các con chiên của mình

   - và hiến mạng sống mình cho chúng ( cfr. Mt 18, 12-14, Lc 15, 4-7; Jn 10, 2-4.11-18).

   - Người là đường, con đường chính đáng đem chúng ta đến sự sống ( cfr. Jn 14,6).

   - Người là chủ nhân quảng đại đón nhận chúng ta và cứu chúng ta khỏi kẻ thù địch, bằng cách dọn bửa ăn cho chúng ta với mình và máu của Nguời ( cfr. Mt 26, 26-29; Mc 14, 22-25; Lc 22, 19-20)

   - và dọn cho chúng ta bửa ăn quyết định của bửa tiệc Đấng Cứu Thế trên Trời ( cfr. Lc 14, 15ss; Ap 3, 20; 19,9).

Người là Mục Tử Vương Giả, nhà vua hiền hậu và bao dung tha thứ, được đặt lên ngai trên gỗ vinh quang của thập giá ( cfr. Jn , 13-15; 12, 32; 17, 4-7). 

Anh Chị Em thân mến, Thánh Vịnh 23 mời gọi chúng ta canh tân lại lòng tin cậy của chúng ta vào Chúa, bằng cách hoàn toàn phó thác chúng ta vào tay Người.

Như vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta, cả trên những con đường khó khăn của thời đại chúng ta, được luôn luôn đi trên con đường của Người như đoàn chiên dễ dạy và biết vâng lời, xin Chúa đón nhận chúng ta vào nhà của Người, vào bàn tiệc Người, và dẫn dắt chúng ta đến " các nguồn nước yên lành ", để trong khi đón nhận ơn ChúaThánh Thần, chúng ta có thể uống được ở các nguồn mạch, suối nước hằng sống " vọt lên đem lại sự sống đời đời " ( Jn 4, 14, cfr. 7, 37-39). 

Cám ơn Anh Chị Em.  

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va , 05.10.2011).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!