Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
KHI CHÚA THIẾT LẬP LẠI SỐ PHẬN CỦA SION, TA TƯỞNG MÌNH NHƯ GIỮA GIẤC MƠ.

Bài giáo lý ngày thứ tư (7A 33)

Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 12.10.2011.

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,

trong các bài giáo lý trước, chúng ta đã suy niệm về một vài Thánh Vịnh nói lên lời than van và tin cậy.

Hôm nay tôi muốn cùng Anh Chị Em suy nghĩ đến một Thánh Vịnh đầy vui tươi lễ hội, một lời cầu nguyện trong niềm hân hoan, cất lên tiếng hát về những điều kỳ diệu của Chúa.

Đó là Thánh Vịnh 126 - theo cách xếp thứ tự hy lạp - la tinh là Thánh Vịnh 125 -, cất tiếng vang lên về những điều cao cả Thiên Chúa đã tác động cho dân Người và vẫn còn tiếp tục tác động cho mỗi tín hữu.

1 - Tác giả Thánh Vịnh , nhân danh  cả dân Israel khởi đầu lời cầu nguyện của mình, bằng cách nhắc nhớ lại kinh nghiệm cứu độ đầy phấn khởi:

   - " Khi Chúa thiết lập lại số phận của Sion, ta tưởng mình như giữa giấc mơ. Vang vang trên miệng câu cười nói, rộn rả trên môi khúc nhạc mừng " ( Ps 126, 1-2a).

Thánh Vịnh cho biết là động tác " thiết lập lại số phận ", nghĩa là thiết lập lại tình trạng nguyên thủy, trong tất cả những gì tích cực trước đó.

Như vậy, khởi đầu từ một tình trạng đau khổ và đầy nhu cầu cần thiết, Thiên Chúa đáp ứng lại bằng động tác cứu độ và đem người cầu nguyện trở về lại hoàn cảnh trước đó, nói đúng hơn được làm cho trở thanh sung mãn hơn và thay đổi thành tốt đẹp hơn.

Đó là những gì đã xảy ra cho ông Giob, khi Chúa cho ông lại tất cả những gì đã bị mất đi, tăng thêm lên gấp đôi cho ông và rộng tay ban cho ông lời chúc lành cao cả hơn nữa:

   - " Vậy Thiên Chúa đã khôi phục tài sản cho ông Giob, khi ông chuyển cầu cho các bạn của mình, Chúa đã tăng gấp đôi những gì ông Giob đã có trước kia. Tất cả anh em, chị em ông, tất cả bạn bè củ lại tìm đến ông; họ đã cùng ăn bánh trong nhà ông. Họ chia buồn và an ủi ông về tất cả tai hoạ, mà Chúa đã giáng xuống trên ông. Mỗi người tặng ông một đồng bạc và một chiéc nhẫn vàng. Thiên Chúa giáng phúc cho những năm cuối đời ông Giob nhiều hơn trước kia. Ông có mười bốn ngàn con chiên , sáu ngàn lạc đà, một ngàn đôi bò và một ngàn lừa cái. Ông sinh được bảy con trai và ba con gái " ( Gb 42, 10-13), và là những gì dân Israel đã có được kinh nghiệm trong khi trở về quê hương từ cuộc lưu đày ở Babylon.

Chính bằng liên tưởng đến giai đoạn kết thúc cuộc lưu đày trên đất ngoại quốc mà Thánh Vịnh nầy muốn nói lên để giải thích: từ ngữ diễn tả " thiết lập lại số phận của Sion " được truyền thống  đọc và hiểu như là " làm cho các tù nhân của Sion được trở về ".

Thật vậy, cuộc hồi hương từ nơi lưu đày là một phương thức diễn tả mỗi động tác can thiệp cứu độ của Chúa , bởi lẽ biến sụp đổ của Giêrusalem và cuộc đày ải ở Babylon là những kinh nghiệm khủng khiếp, tàn phá đối với dân được tuyển chọn, không những về phương diện chính trị và xã hội, mà còn liên quan đến cả lãnh vực tôn giáo và thiêng liêng. Biến cố mất đi đất đai, biến cố tàn lụn nền quân chủ vua David và việc Đền Thở bị hủy hoại có thể được coi như là những gì chối bỏ đi các lời hứa của Chúa. Dân chúng của Giao Ước, bị phân tán thất lạc đi giữa các dân ngoại, đau đớn tự hỏi mình về một một Thiên Chúa dường như đã bỏ rơi họ.

Bởi đó, biến cố kết thúc thời gian lưu đày và cuộc hồi hương được dân chúng kinh nghiệm như là một cuộc ngoạn mục trở về lại với đức tin, với lòng tin cậy. thông hiệp lại với Chúa.

Đó là một cuộc " thiết lập lại số phận ", mặc nhiên hàm chứa thái độ hoán cải tâm hồn, tha thứ, tìm lại được tình thân hữu với Chúa, nhận thức ra lòng nhân từ của Người và từ đây có thể ngợi khen Người trở lại ( cfr. Ger 29, 12-14; 30, 18-20; 33, 6-11; Ez39, 25-29).

Đây thật là một kinh nghiệm tràn đầy hân hoan, nụ cười và tiếng kêu khải hoàn, quá đẹp đến nỗi làm cho người cầu nguyện tưởng mình đang " giữa giác mơ ".

Các động tác can thiệp của Chúa thường khi được thể hiện dưới những hình thức bất ngờ, vượt lên phía bên kia những gì con người có thể tưởng tượng được. Đó là lý do tại sao tác giả Thánh Vịnh thốt lên trạng thái tuyệt vời và vui tươi trong lời ca ngợi khen: " Chúa đã làm những điều vĩ đại ". Đó là những gì các dân nước thốt lên và dân Israel tuyên xưng:

   _ " Bấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán : " Việc Chúa làm cho họ vĩ đại thay ! " Việc Chúa làm cho ta ôi vĩ đại ! Ta thấy mình chan chứa một niềm vui " ( Ps 126, 2b-3).

Thiên Chúa làm những điều tuyệt diệu trong lịch sử con người.

Bằng động tác cứu độ, Người  mạc khải Người cho tất cả như là Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu, là nơi ẩn náo cho người bị đàn áp, là Đấng không quên tiếng kêu than của người nghèo khổ ( Ps 9, 10.13), là Đấng yêu chuộng sự công chính và lề luật, mà tình yêu của lề luật đó đang đầy tràn khắp mặt đất:

   - " Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương Chúa chan hoà mặt đất " ( Ps 33, 5).

Bởi đó trước sự kiện giải phóng dân Israel, mọi dân nước đều nhận ra những điều vĩ đại và tuyệt vời mà Thiên Chúa đã thực hiện cho dân Người và chúc tụng Thiên Chúa trong thực thể của Đấng Cứu Độ. Và Israel làm tiếng dội của những gì các dân nước tung hô, lấy lại bằng cách lập lại những lời tung hô đó, nhưng là lấy lại với tư cách là nhân vật chính, như là chủ thể trực tiếp của động tác Thiên Chúa:

   - " Chúa đã làm cho chúng ta những điều cao cả "

" Cho  chúng ta " hay còn chính xác hơn " với chúng ta ", immanu^ trong Do Thái ngữ, và như vậy bằng cách xác nhận mối liên hệ đặc sủng mà Chúa giao hảo với dân chúng được chọn của Ngưòi và mối liên hệ đặc sủng đó chúng ta có thể gặp được trong danh xưng Emmanuel:

   - " ...người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta " ( Mt 1,23).

" Thiên Chúa ở cùng chúng ta ", đó là tên mà Chúa Giêsu được gọi, nói lên tuyệt đỉnh và trọn hảo sự kiện Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người.

 Anh Chị Em thân mến, trong lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta nên thường xuyên lưu ý, trong các biến cố cuộc sống chúng ta, Thiên Chúa đã bảo vệ, hướng dẫn, trợ giúp chúng ta như thế nào và ngợi khen Người về tất cả những gì Người đã và đang làm cho chúng ta.

Chúng ta cần đặc tâm lưu ý hơn nữa về những gì tốt đẹp mà Chúa ban cho. Chúng ta luôn luôn chú tâm đến những vấn đề, những khó khăn và dường như chúng ta không muốn nhận ra những điều tốt đẹp từ Thiên Chúa đến.

Sự lưu tâm đó trở thành lòng biết ơn, đó là điều rất quan trọng đối với chúng ta và tạo ra cho chúng ta được ký ức về điều tốt đẹp, trợ lực cho chúng ta trong những cơn u tối.

Thiên Chúa thực hiện những điều vĩ đại, và ai có kinh nghiệm - đặc tâm hiểu biết đối với lòng tốt lành của Chúa - sẽ là người tràn đầy niềm vui.

Trên âm điệu vui mừng lễ lạc đó, tác giả kết thúc phần đầu của Thánh Vịnh. Được cứu thoát và trở về quê hương từ chốn lưu đày là một biến cố như sống trở lại: cuộc giải thoát làm cho nụ cười được mở ra, nhưng đồng thời cũng còn đang trong thái độ mong chờ thực hiện được những gì mình mong ước và mình đang cầu khẩn.

Đây là phần thứ hai của Thánh Vịnh chúng ta.

   2 - " Lạy Chúa, xin thiết lập lại số phận của chúng con, như các suối của miền Negreb. Ai gieo trong nước mắt, sẽ gặt trong vui mừng. Ra đi trong nấc nỡ, mang theo hạt giống để rãi gieo, sẽ trở về đầy vui sướng, mang theo gánh lúa vàng " ( Ps 126, 4-6).

Nếu trong lúc khởi đầu lời cầu nguyện của mình, tác giả Thánh Vịnh hân hoan nói lên niềm vui của số phận đã được Chúa thiết lập lại, giờ đây anh còn xin một điều gì đó, cần còn phải được thực hiện.

Nếu chúng ta áp dụng Thánh Vịnh nầy vào biến cố từ chốn lưu đày trở về quê hương, điều trái nghịch phiến diện vừa kể có thể giải thích được bằng kinh nghiệm lịch sử, xảy ra cho Israel, trở về trong quốc gia đang gặp khó khăn, mặc dầu một phần nào đó thôi, khiến cho người cầu nguyện khẩn nài thêm nữa, xin Chúa can thiệp để tái lập lại hoàn hảo tình trạng ước muốn cho dân chúng.

Nhưng Thánh Vịnh còn đi xa hơn nữa những gì chỉ liên quan đến lịch sử, để mở rộng ra những chiều kích rộng lớn hơn, chiều kích thần học.

Kinh nghiệm đầy hy vọng của cuộc giải thoát khỏi Babylon đang còn phải được hoàn tất, " đã " được thực hiện, nhưng " còn phải " được đánh dấu bằng tính chất hoàn hảo quyết định.

Như vậy, trong khi vui mừng cử hành mừng cuộc giải phóng đã nhận được, lời cầu nguyện mở ra trước mắt miền đất khô cằn và cho thấy việc thực hiện hoàn hảo đang còn mong đợi. Bởi đó tác giả Thánh Vịnh dùng những hình ảnh cá biệt, với tính cách phức tạp của chúng, hướng dẫn tâm hồn người đọc đến thực trạng bí nhiệm của ơn cứu rổi, trong đó đang đươn kết ơn đã nhận được và ơn còn đang mong đợi, đời sống và sự chết, niềm vui mơ ước và nước mắt khổ hạnh.

   a ) Hình ảnh đầu tiên nói đến các suối khô cạn trong sa mạc Negreb, mà với các cơn mưa sẽ được đầy tràn nước tuông trào, đem lại đời sống cho miền đất khô cằn và làm cho đâm hoa kết quả. Như vậy lời cầu xin của tác giả Thánh Vịnh là thiết lập lại số phận của dân chúng và cuộc trở về quê hương từ cuộc lưu đày hãy là như nguồn nước, đảo lộn và không ai có thể ngăn cản được, có khả năng biến đổi sa mạc thành một miền đồng bằng mênh mông đầy cỏ xanh và bông hoa.

   b) Hình ảnh thứ hai được di chuyển từ các vùng đồi núi và đá sỏi của miền Negreb, đến các cánh đồng nơi dân quê trồng trọt để tìm được thức ăn.

Để nói về ơn cứu độ, ở đây tác giả Thánh Vịnh nhắc lại kinh nghiệm, mà mỗi năm đều được lập lại trong thế giới nông nghiệp: thời điểm khó khăn và mệt  nhọc lúc gieo giãi và kế đến là niềm vui nức lòng lúc mùa gặt.

Một cuộc gieo giãi kéo theo nước mắt, bởi vì liệng bỏ đi những gì còn có thể trở thành bánh, đặt mình trước một sự chờ đợi không có gì chắc chắn. Người dân quê làm việc, chuẩn bị đất đai, gieo rắc hạt giống, nhưng như dụ ngôn người gieo giống nói cho chúng ta biết, không biết hạt giống đó rơi vào đâu, có bị chim trời ăn mất không, có bị khô héo không, có mọc rễ đâm cây được không, có trở thành bông lúa không ( cfr. Mt 13, 3-9; Mc 4, 2-9; Lc 8, 4-8)..

Gieo giải hạt giống là một động tác tin tưởng và hy vọng, cần thiết cho việc làm của con người, nhưng rồi sau đó phải đi vào khoảng thòi gian chờ đợi bất lực, bởi vì người dân quê biết rằng có nhiều yếu tố quyết định liên quan đến công cuộc gặt hái tốt đẹp và mối nguy dẫn đến thất bại luôn luôn như hiện diện chờ chực ở ngưỡng cửa.

Dầu vậy, năm nầy qua năm khác, người dân quê vẫn lập lại động tác của mình và gieo hạt giống mình. Và khi hạt giống trở thành cây lúa, và cánh đồng chứa đầy thợ gặt, đây là lúc vui sướng của người đứng trước một phép lạ phi thường. Chúa Giêsu biết rõ kinh nghiệm đó và Người nói với các môn đệ mình:

   - " Nước Thiên Chúa giống như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có thức hay ngủ, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết " 8 Mc 4, 26-27).

Mầu nhiệm ẩn giấu của đời sống, là những " điều kỳ diệu vĩ đại " của ơn cứu độ mà Thiên Chúa tác động trong lịch sử con người và bí ẩn của  những điều đó, con người không biết được. Sự can thiệp của Thiên Chúa, khi nào được thể hiện hoàn hảo, cho thấy có một chiều kích mãnh liệt, như các ngọn suối Negreb và như các hạt giống trong cánh đồng, hạt giống cũng cho thấy chiều kích không theo thể thức tỷ lệ những việc Chúa làm: không có tầm mức tỷ lệ giữa sự mệt nhọc lúc gieo giống và niềm vui đại hải của mùa gặt, giữa mối âu lo chờ đợi nhãn quang đầy an ủi của các vựa lúa đầy ấp. , giữa các hat giống bé nhỏ liệng xuống đất và những đống lúa to lớn ánh vàng dưới mặt trời.

Đến mùa gặt, mọi chuyện đều thay đổi, tiếng than khóc đã chấm dứt, để lại chổ cho tiếng thét vang vui mừng phấn khởi.    

3 - Tác giả Thánh Vịnh có ý liên tưởng đến tất cả những gì vừa kể, để nói về ơn cứu độ, sự giải thoát, việc thiết lập lại số phận, biến cố trở về sau cuộc lưu đày.

Cuộc lưu đày ở Babylon, như mọi trạng thái đau khổ và khủng hoảng khác, với màn đêm tăm tối khổ đau do các mối ngờ vực và trạng thái bên ngoài xa rời Thiên Chúa gây nên, trên thực tế, Thánh Vịnh chúng ta nói lên như là một cuộc gieo giống.

Trong mầu nhiệm Chúa Ki Tô, dưới ánh sáng của Tân Ước, sứ điệp nói rõ ràng và minh nhiên hơn nữa: người tín hữu trải qua trạng thái tối tăm đó cũng giống như hạt lúa giống rơi xuống đất và chết đi, nhưng là chết đi để đem lại cho nhiều hoa quả ( cfr. Jn 12, 24).

Hoặc lấy lại một hình ảnh khác được Chúa Giêsu ưa thích, trạng thái đó của người tín hữu giống như người phụ nữ trong những cơn đau dạ của cuộc sinh đẻ, cần thiết để đạt đến được niềm vui đã đem ra ánh sáng một đời sống mới ( cfr. Jn 16, 21).

Anh Chị Em thân mến, Thánh Vịnh nầy dạy chúng ta rằng, trong lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta luôn luôn phải mở rộng tâm hồn ra cho niềm hy vọng và vững tin vào Chúa.

Lịch sử của chúng ta, mặc dầu thường khi được đánh dấu bằng đau khổ, không chắc chắn, những lúc bị khủng hoảng, vẫn là một lịch sử cứu độ và " thiết lập lại số phận ".

Nơi Chúa Giêsu, mọi cuộc lưu đày của chúng ta đều chấm dứt và mọi giọt nước mắt được lau khô; trong mầu nhiệm thập giá của Người, của sự chết được biến đổi thành đời sống, như hột lúa giống bị rách nát ra trong lòng đất và trở thành chùm lúa.

Đối với chúng ta cũng vậy, việc khám phá nầy đối với Chúa Giêsu là niềm vui to lớn của câu trả lời " đúng vậy " ( ưng thuận ) của Thiên Chúa, trong việc hoán cải lại số phận chúng ta.

Nhưng cũng như những người - từ Babylon trở về đầy hân hoan - đã phải gặp lại miền đất nghèo nàn, bị hủy hoại, cũng như khó khăn của người gieo giống, nên họ đau khổ khóc lên, bởi vì không biết đưọc rồi sau cùng sẽ có được mùa gặt hay không. Chúng ta cũng vậy, sau công cuộc khám phá trọng đại ra Chúa Giêsu Ki Tô - cuôc sống của chúng ta, chân lý, cuộc hành trình - bằng cách đi vào thửa ruộng của đức tin, trong " miền đất của đức tin ", chúng ta cũng thường gặp phải một cuộc sống đen tối, nặng nhọc, khó khăn, một mủa gieo giống đầy nước mắt, nhưng chúng ta chắc chắn ánh sáng của Chúa Ki Tô sau cùng, thực sự sẽ cho chúng ta mùa gặt trọng đại.

Chúng ta cũng  cần phải học biết điều đó cả trong những đêm tối tăm, đừng quên rằng có ánh sáng, rằng Chua đã ở giữa cuộc đời chúng ta và chúng ta có thể gieo giãi với lòng đầy tin tưởng rằng tiếng phán " đồng ý " của Chúa có mãnh lực hơn tất cả chúng ta.

Điều quan trọng là đừng quên ký ức nầy về sự hiện diện của Chúa trong đời sống chúng ta, đừng quên niềm vui sâu đậm nầy là Chúa đã đi vào đời sống chúng ta, bằng cách giải thoát chúng ta. Đó là lòng biết ơn về việc khám phá ra Chúa Giêsu Ki Tô, Đấng đã đến vì chúng ta.

Lòng biết ơn đó biến đổi thành hy vọng, đó là ngôi sao hy vọng ban cho chúng ta lòng tin cậy, đó là ánh sáng, bởi vì chính các đau khổ của lúc gieo giống là khởi điểm cho cuộc sống mới, cho niềm vui trọng đại và quyết định của Thiên Chúa.

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va, 12.10.2011). 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!