Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
AI HÀNH TRÌNH HƯỚNG VỀ CHÚA, KHÔNG THỂ KHÔNG CHIẾU TOẢ RA HOÀ BÌNH; AI KIẾN TẠO HOÀ BÌNH, KHÔNG THỂ KHÔNG ĐẾN GẦN CHÚA.

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 7A 35)

 

Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 26.10.2011.

 

( Chuẩn bị chuyến công du hành hương ở Assisi)

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

 

Anh Chị Em thân mến,

 

hôm  nay cuộc Yết Kiến quen thuộc mang một đặc tính cá biệt, bởi vì chúng ta đang ở vào ngày áp của Ngày suy nghĩ, đối thoại và cầu nguyện cho hoà bình và công lý trên thế giới, được cử hành ngày mai ở Assisi , năm thứ hai mươi lăm sau cuộc gặp gỡ lịch sử đầu tiên được Đức Chân Phước Gioan Phaolồ II triệu tập.

 

Tôi muốn được gọi ngày hôm đó dưới danh nghĩa là " Ngày của những người hành hương chân lý, hành hương hoà bình ", để nói lên ý nghĩa mà chúng ta trọng thể muốn tái diễn lại, cùng với các thành phần của các tôn giáo khác nhau, và cả với những người không có tín ngưỡng, nhưng thành thật đang đi tìm chân lý, trong việc phát huy những gì tốt đẹp cho nhân loại và kiến tạo hoà bình.

 

Như tôi đã có dịp đề cập đến,

 

   - " Ai hành trình hướng về Chúa, không thể không chiếu toả ra hoà bình; ai kiến tạo hoà bình, không thể không đến gần Chúa ".

 

   1 - Như người tín hữu Chúa Ki Tô, chúng ta xác tín rằng cộng tác cao qúy nhứt là chúng ta có thể góp phần cho việc kiến tạo hoà bình là lời cầu nguyện.

 

Đó là lý do tại sao hôm nay chúng ta gặp nhau lại với tư cách là Giáo Hội ở Roma, cùng với các người hành hương hiện diện tại Roma, để nghe Lời Chúa, để cầu xin Chúa với đức tin xin Chúa ban cho ơn hoà bình. Xin Chúa  soi sáng trí khôn và tâm hồn chúng ta, hướng dẫn chúng ta thành những người xây dựng công lý và hoà giải trong các thực trạng hằng ngày của chúng ta và trong thế giới.

 

Trong đoạn sách ngôn sứ Zaccaria mà chúng ta vừa nghe, lập lại hoàn hảo niềm hy vọng và ánh sáng:

 

   - " Người sẽ quét sạch chiến xa khỏi Ephraim và chiến mã khỏi Giêrusalem; cung nỏ chiến tranh sẽ bị Người bẻ gãy, và Người sẽ công bố hoà bình cho muôn dân. Người thống trị từ biển nầy qua biển nọ, từ sông Cả đến tận cùng cõi đất " ( Zc 9, 10).

 

Thiên Chúa tuyên hứa sự cứu độ, mời gọi " vui mừng hoan hỷ ", bởi vì sự cứu độ đó đang được thể hiện. Thiên Chúa là Đấng Chính Trưc và Toàn Thắng ( Zc 9, 9).

 

Nhưng Đấng được ngôn sứ công bố không phải là một vì vua, được thể hiện ra với quyền lực con người, với sức mạnh của vũ khí, không phải là vì vua thống trị bằng quyền lực chính trị và quân sự, mà là một vì vua cai trị bằng đức khiêm nhường và hiền lành trước mặt Chúa và trước mặt mọi người, là một vì vua khác hẵn đối với các đại đế thế gian:

   - " Và kìa Đức Vua của ngươi  đang đến với ngươi, Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ " ( Zc, id.).

 

Người hiện diện trước dân trên lưng thú vật thông thường của dân chúng, của dân nghèo, trái với chiến xa quân đội của các đại đế quyền năng thế giới. Người là đức vua làm tan biến đi các chiến xa bẻ gãy các cung nỏ chiến đấu, sẽ công bố hoà bình cho các dân tộc ( Zc 9,10). 

 

Nhưng vị vua đó là ai, mà Zaccaria đề cập đến?

 

Chúng ta đi đến Bethlem một chút và nghe lại nhũng gì thiên sứ nói với các mục đồng đang thức đêm để canh giữ đoàn chiên của họ. Thiên sứ loan báo một niềm vui mừng, hân hoan cho cả dân tộc qua dấu chỉ khó nghèo, đó là một hài nhi được quấn trong một tấm khăn, được đặt nằm trong máng cỏ ( Lc 2, 8-12).

 

Và đông đảo các thiên sứ trên trời cất tiếng hát lên:

 

   - " Vinh danh Thiên Chúa trên  trời cao và bình an dưới thế cho người Chúa thương " ( Lc 2, 14), cho những người thiện tâm.

 

Biến cố sinh ra của đứa trẻ đó, là Chúa Giêsu, đem đến lời loan báo hoà bình cho thế giới.

 

Nhưng chúng ta cũng đi đến những giai đoạn cuối cùng cuộc đời Chúa Ki Tô, khi Người vào thành Giêrusalem, được đoàn lủ dân chúng mừng rỡ đón rước như ngày lễ hội. Lời loan báo của tiên tri Zaccaria về biến cố một vì vua khiêm nhường và hiền lành đại lượng được gợi nhớ lại trong tâm tư các môn đệ Chúa Giêsu, một cách đặc biệt sau các biến cố khổ nạn, tử nạn và phục sinh, tức là Mầu Nhiệm Phục Sinh, khi các vị nhìn lại bằng cặp mắt đức tin thời điểm đầy hân hoan, lúc Thầy đi vào Thị Xã Thánh. Ngài cởi trên lưng một con lừa mẹ, mượn được của ai đó ( Mt 21, 2-7), chớ không phải trên một chiếc xe nguy nga, cũng không cởi ngựa như những nhân vật quan trọng. Người không vào Giêrusalem, được đoàn quân hùng mạnh hộ tống với xe cộ và kỵ mã. Người là một vị vua  khó nghèo, là vị vua của những người khó nghèo của Thiên Chúa. Trong bản văn hy lạp, chúng ta có từ ngữ praesis, có nghĩa là hiền lương, tốt lành; Chúa Giêsu là vua của những anawim, của những người có tâm hồn tự do khỏi lòng ham hố quyền lực và giàu có vật chất, khỏi ý chí và lòng ham muốn thống trị trên người khác.

 

Chúa Giêsu là vua của bao nhiêu người có tự do nội tâm, làm cho họ có khả năng vượt thắng được tính tham lam, ích kỷ chủ nghĩa của thế gian, vì họ biết rằng chỉ có Chúa là gia sản giàu có của mình.

 

Chúa Giêsu là vị vua khó nghèo giữa những người khó nghèo, hiền hậu tốt lành giữa những người muốn được hiền hậu tốt lành.

 

 

Với phương thức đó, Người là vua của hoà bình, nhờ quyền lực của Thiên Chúa, là quyền lực của những gì tốt lành, là quyền lực của tình yêu thương.

 

 

Người là vị vua làm biến đi các chiến xa và ngựa để đấu trận, là Đấng bẻ gãy cung nỏ của giặc giã, là vị vua thực hiện hoà bình trên Thánh Giá. nối kết đất với trời và bắt một nhịp cầu huynh đệ giữa tất cả mọi người.

 

Thánh Giá là cung nỏ mới của hoà bình, dấu chứng của hòa giải, của tha thứ và hiểu biết, là dấu chứng nói lên tình yêu thương mạnh hơn mọi vũ lực  và mọi đàn áp, mạnh hơn sự chết: sự dữ bị đánh bại bằng điều thiện, bằng tình thương yêu.

 

   2 - Đó là vương quốc mới của hoà bình, trong đó Chúa Ki Tô là vua, là vương quốc được trải rộng ra khắp mặt đất.

 

Tiên tri Zaccaria loan báo rằng vị vua hiền hậu tốt lành, hoà bình đó sẽ thống trị

  

 - " từ biển nầyqua biển nọ, từ sông Cả đến tận cùng cõi đất " ( Zc 9, 10), 

 

vương quốc mà Chúa Ki Tô khánh thành có tầm vóc bao quát đến tất cả mọi người. Chân trời của vị vua khó nghèo, hiền hậu nhân từ nầy không phải thuộc lằn mức đất đai, ranh giới Quốc Gia, mà là lằn mức thế giới. vượt qua bên kia mọi lằn ranh chủng tộc, ngôn ngữ, văn hoá. Người tạo nên hiệp thông, đoàn kết.

 

Chúng ta thấy được thực hiện ở đâu lời loan báo đó?  

 

Trong mạng lưới to tác của các cộng đồng Thánh Thể, trải rộng ra khắp mặt đất bừng sáng ngời lời tiên báo của tiên tri Zaccaria. Đó là một tấm khảm to lớn các cộng đồng, trong đó sự hy sinh yêu thương của vị vua nhân từ hiền hậu và hoà bình nầy được làm cho thể hiện lên. Đó là tấm khảm diễn tả          " Vương Quốc Hoà Bình " của Chúa Giêsu, từ biển đến biển, cho đến tận cùng trái đất. Đó là vô số các " hải đảo hoà bình " đang chiếu toả hoà bình. Trên thực tế, khắp nơi, trong mọi nền văn hoá, từ những đô thị lớn với các dinh thự cao ốc của chúng, cho đến những làng mạc bé nhỏ với nhũng căn nhà khiêm tốn của mình, từ những thánh đường chính toà to lớn đến những nhà nguyện nhỏ bé, Người đến, làm cho mình hiện diện, và trong việc thông hiệp với Người, cả những con người cũng hiệp nhứt với nhau thành một thân thể duy nhứt, vượt thắng mọi phân chia, ganh đua, hận thù.

 

Chúa đến trong Thánh Thể để cất đi chúng ta ra khỏi cá nhân chủ nghĩa, khỏi những cá biệt của chúng ta làm cho chúng ta loại trừ người khác, để làm cho chúng ta trở thành một thân thể duy nhứt, một vương quốc hoà bình duy nhứt trong thế giới phân chia.

 

Nhưng làm sao chúng ta có thể xây dựng được vương quốc hoà bình nầy, mà Chúa Ki Tô là vua?

 

Giới răn mà Người để lại cho các Tông Đồ của Người và, qua các vị, cho tất cả chúng ta là:

 

   - " Anh em hãy đi khắp nơi và làm cho tất cả trở thành môn đệ...Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế " ( Mt 28, 19).

 

Như Chúa Giêsu, các sứ giả hoà bình của vương quốc Người phải khởi hành thượng lộ, phải đáp ứng lại lời mời gọi của Người. Họ phải ra đi, nhưng không phải với quyền lực của chiến tranh hay với mãnh lực của quyền bính. Trong đoạn Phúc Âm mà chúng ta đã nghe, Chúa Giêsu phái bảy mươi hai môn đệ đi vào cánh đồng gặt rộng lớn là thế giới, kêu gọi các vị hãy nguyện xin Chúa của mùa gặt để không bao giờ thiếu thợ gặt trong cánh đồng của Người ( Lc 10, 1-3), nhưng Ngưòi không sai các vị đi với các phương tiên của quyền lực, mà " như các con chiên giữa bầy sói " ( Lc 10, 3), không bị gậy, giày dép ( Lc 10, 4).

 

Thánh Gioan Kim Khẩu ( Gioanni Crisostomo), qua một trong những Bài Giảng của ngài, đã giải thích:

 

   - " Khi nào chúng ta còn là những con chiên, chúng ta sẽ thắng, ngay cả khi chúng ta bị nhiều sói dữ  bao vây, chúng ta sẽ vượt thắng chúng. Nhưng nếu chúng ta trở thành sói, chúng ta sẽ bị thất bại, bởi vì chúng ta thiếu đi sự trợ lực của mục tử " ( Omelia 33, 1 PG 57, 389).

 

Ngưòi tín hữu Chúa Ki Tô không được để lòng mình sa ngã theo cơn cám dỗ trở thành chó sói giữa các chó sói, không phải bằng quyền lực, bằng sức mạnh, bằng bạo lực mà vương quốc hoà bình của Chúa Ki Tô được trải rộng ra, mà bằng việc hy sinh chính mình, bằng tình yêu thương đến độ cuối cùng, ngay cả đối với kẻ thù địch.

 

Chúa Ki Tô không chiến thắng thế gian bằng sức mạnh của vũ khí, mà bằng mãnh lực của Thánh Giá, là đảm bảo đích thực cho sự toàn thắng.

 

 

Đó như là kết quả cho những ai muốn trở thành môn đệ Chúa, người được Chúa sai đi, sẵn sàng ngay cả cho khổ nạn và tử đạo, mất mạng sống của chính mình vì Người, để cho sự thiện, tình yêu thương, hoà bình chiến thắng trong thế gian.

 

Chúng ta có thể nói đó là điều kiện, khi đi vào mọi hoàn cảnh thực tế:

   - " Bình an cho nhà nầy " ( Lc 10, 5). 

 

   3 - Trước Đền Thờ Thánh Phêrô, có hai tượng lớn Thánh Phêrô và Phaolồ, được nhận ra một cách dễ dàng:

 

   - Thánh Phêrô cầm chìa khóa trong tay,

 

   - trong khi đó thì Thánh Phaolồ cầm trong tay một thanh gươm.

 

Đối với những ai không biết lịch sử của vị sau cùng nầy, họ có thể nghĩ rằng ngài là một nhà lãnh đạo to tác, đã hướng dẫn những đạo quân hùng mạnh, đã chinh phục các dân tộc và quốc gia bằng thanh gươm, làm cho mình trở nên thời danh và giàu có bằng máu của người khác.Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược: thanh gươm mà ngài cầm trong tay là dụng cụ mà Thánh Phaolồ bị xử tử, mà ngài chịu tử đạo và đổ máu của chính mình ra.

 

Trận chiến không phải là chiến trận của vũ lực, của chiến tranh, mà là trận chiến tử đạo vì Chúa Ki Tô. Vũ khí độc nhứt của ngài đó chính là lời loan báo:

 

   - " Chúa Giêsu Ki Tô và Ki Tô chịu đóng đinh " ( 1 Cor 2, 2).

 

Lời giảng dạy của ngài không dựa trên

 

   - " những bài thuyết giảng có tính cách thuyết phục của trí khôn ngoan, mà dựa trên sự mạc khải của Chúa Thánh Thần và quyền năng của Người " ( 1 Cor 2,4).

 

Thánh Phaolồ đã hy sinh cuộc sống mình để đem đến sứ điệp hoà giải và và hoà bình của Phúc Âm, tiêu hao mọi nghị lực của ngài để làm cho sứ điệp đó vang lên đến tận cùng trái đất.

 

Và đó chính là sức mạnh của ngài; ngài không tìm kiếm một đời sống yên ổn, tiện nghi, tránh xa khỏi các điều khó khăn, những điều đối nghịch, nhưng là tiêu hao chính mình vì Phúc Âm; ngài đã hy sinh tất cả chính mình không dành dụm một điều gì và như vậy ngài trở thành sứ giả hoà bình và hoà giải của Chúa Ki Tô.

 

Thanh gươm mà Thánh Phaolồ cầm lấy trong tay cũng gợi lại sức mạnh của chân lý, thường khi là sức mạnh có thể làm tổn thương, có thể gây đau đớn.

 

Vị Thánh Tông Đồ vẫn trung thành với chân lý đến tận cùng, ngài đã phục vụ chân lý, đã phải đau khổ vì chân lý, đã trao mạng sống mình vì chân lý.

 

Điều hợp lý đó cũng có giá trị đối với chúng ta, nếu chúng ta muốn là những sứ giả đem vương quốc hoà bình đến, vương quốc mà tiên tri Zaccaria đã loan báo và được Chúa Ki Tô thực hiện: chúng ta phải sẵn sàng trả giá bằng chính con người của mình, sẵn sàng chính mình chịu đau khổ đối với thái độ không hiểu biết, khước từ, bách hại.

 

Không phải thanh gươm của người xâm chiếm, chiếm lấy được hoà bình, mà là thanh gươm của con người đau khổ , của những ai biết hy sinh mạng sống mình.

 

Anh Chị Em thân mến, như người tín hữu Chúa Ki Tô,chúng ta muốn xin Chúa ban cho ơn hoà bình, chúng ta muốn xin Người làm cho chúng ta trở thành dụng cụ hoà bình của Người trong một thế giới đang còn rách nát vì ghen ghét, chia rẻ, ích kỷ, chiến tranh.

 

Chúng ta muốn van xin Người cho buổi gặp gỡ ngày mai ở Assisi ( miền Trung Ý Quốc, quê hương của Thánh Phanxicô) tạo được điều kiện thuận tiện để đối thoại giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau và đem lại một tia sáng chiếu soi tâm trí của tất cả mọi người, để cho

 

   - oán thù nhường bước cho lòng tha thứ,

 

   - chia tách nhường bước cho hoà giải,

 

   - ghen ghét nhường bước cho tình yêu,

 

   - bạo lực nhường bước cho lòng hiền hậu, tốt lành

 

   - và trên thế giới có được hoà bình ngự trị.

Amen.

 

 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va, 26.10.2011). 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!