Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TƯỞNG NHỚ ĐẾN TẤT CẢ CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI

BÀI GIAO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 7A 36)

Thính phòng Phaolồ VI, buỗi yết kiến ngày thứ tư, 02.11.2011.

 

TƯỞNG NHỚ ĐẾN TẤT CẢ CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI.

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,

sau khi đã cử hành trọng thể Lễ CácThánh Nam Nữ, hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta tưởng nhớ đến tất cả các tín hữu đã qua đời, hãy hướng tầm nhìn của chúng ta đến bao nhiêu khuôn mặt đã đi trước chúng ta và đã kết thúc cuộc hành trình trần thế của mình.

Như vậy trong Buổi Yết Kiến hôm nay, tôi muốn được đề nghị với Anh Chị Em một vài tư tưởn đơn sơ về thực thể của sự chết, mà chúng ta được soi sáng bằng Phục Sinh của Chúa Ki Tô, và để canh tân lại đức tin của chúng ta vào đời sống bất diệt.

 

   1 - Như tôi đã để cập đến lúc đọc kinh Nhật Một ( Angelus) ngày hôm qua, rằng trong những ngày nầy chúng ta đi vào đất thánh để cầu nguyện cho những người thân yêu đã lìa bỏ chúng ta, như là một buổi đi viếng thăm để nói lên.một lần nữa, với những người thân yêu đó tình thương yêu của chúng ta, để cảm nhận được các người thân đó còn ở gần bên chúng ta, cả bằng cách nhớ lại theo thể thức đó, một điều khoản của Kinh Tin Kính: đó là trong mối thông hiệp các thánh thông công, có một mối tương quan chặt chẽ giữa chúng ta là những người đang lữ hành dưới trần thế nầy và bao nhiêu anh chị em đã đạt đến cõi đời đời.

Từ muôn thuở, con người vẫn lo lắng cho những người chết của mình và đã tìm cách làm cho họ có được một loại đời sống thứ hai qua động tác chú tâm, chăm lo và thương yêu.

Bằng một cách nào đó, chúng ta muốn giữ lại kinh nghiệm sống của họ; và một cách nghịch thường, chúng ta muốn nhắc nhớ lại những người thân yêu đó đã sống như thế nào, họ đã yêu thích những gì, đã sợ hải lo lắng điều gì, đã hy vọng gì và chối bỏ chán ghét những gì. Chúng ta khám phá ra trước bao nhiêu ngôi mộ, đầy dẫy những kỷ niệm.

Các ngôi mộ dường như trở thành một tấm gương phản chiếu thế giới của những người thân đó. 

Tại sao như vậy ? Bởi vì, mặc dầu chết là một đề tài gần như bị cấm đoán trong xã hội chúng ta và luôn luôn chúng ta tìm cách dẹp bỏ tư tưởng về sự chết ra khỏi tâm thức chúng ta, mặc dầu sự chết có liên hệ đến mỗi người chúng ta, đến con người trong mỗi thời gian và không gian.

Trước mầu nhiệm huyền bí đó, tất cả mọi người, cả bằng cách một đôi khi vô ý thức, chúng ta tìm kiếm một cái gì đó khiến chúng ta có thể hy vọng, một dấu hiệu làm cho chúng ta được an ủi, mở rộng ra một vài chân trời nào đó, có khả năng biến tặng cho chúng ta có được một tương lai.

Thật ra, trên thực tế con đường của sự chết là một con đường hy vọng. Và đi vào các khu vực đất thánh của chúng ta, cũng như đọc những lời được viết trên các ngôi mộ, là thực hiện một cuộc hành trình được đánh dấu bằng hy vọng sự sống đời đời.   

Nhưng chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta cảm thấy sợ hãi trước sự chết?

Tại sao phần lớn nhân loại không bao giờ chịu đầu hàng khước từ tin rằng bên kia sự chết không có gì hơn là vô không?

Tôi nghĩ rằng các câu trả lời thật đơn sơ: chúng ta sợ hãi trước sự chết bởi vì chúng ta sợ hãi trước vô không, từ đó khởi đầu cho một cuộc phiêu lưu mà hướng về đâu chúng ta không biết được. Bởi đó trong con người chúng ta có khuynh hướng khước từ , bởi vì chúng ta không thể chấp nhận đuợc những gì cao đẹp đã được thực hiện trong cả cuộc sống bất thình lình bị xoá bỏ đi, rơi vào vực thẩm của hư vô. Nhứt là chúng ta cảm thấy rằng tình yêu mời gọi và đòi hỏi vĩnh cửu; chúng ta không thể chấp nhận những điều đó bị sự chết tiêu diệt trong khoảng khắc.

 

 Bởi đó chúng ta cảm thấy run sợ trước sự chết, bởi vì khi chúng ta rơi vào trạng thái cuốicùng của cuộc sống, chúng ta nhận thức rằng sẽ có một cuộc xét xử, phán xét về các hành động, về cách chúng ta đã sống cuộc đời mình như thế nào, nhứt là đối với những điểm không được trong sáng, mà một cách khéo léo khôn ngoan, chúng ta xóa bỏ đi hay tìm cách xóa bỏ đi khỏi lương tâm mình.

Tôi nghĩ rằng vấn đề của cuộc phán xét thường được con người lo lắng ở mỗi thời đại cho các thân nhân quá cố của mình, chăm lo cho những người quan trọng đối với mình, nhưng hiện nay không còn nữa trên bước đường cuộc sống trần thế.

Một cách nào đó, ý nghĩa của những cử chỉ âu yếm, yêu thương đối với người quá cố là những gì để bảo vệ người quá cố thân yêu, với xác tín rằng những cử chỉ đó sẽ không thể không đem lại một kết quả nào trong việc phán xét.

Điều vừa kể chúng ta có thể thấy được trong phần lớn các nền văn hoá của con người.

 

Ngày nay thế giới đã trở nên, ít nhứt là bề ngoài, có suy luận đắn đo hợp ý, hay đúng hơn có khuynh hướng phổ biến cho rằng mọi thực thể đều phải được duyệt xét chuẩn định bằng các tiêu chuẩn khoa học thực nghiệm, và từ đó cả vấn đề hệ trọng đối với sự chết cũng phải đáp ứng lại được không những đối với đức tin , mà cần phải khởi đầu từ những hiểu biết thực nghhiệm có kiểm chứng được.

Nhưng hành xử như vậy, chúng ta không ý thức được đầy đủ rằng với cách hành xử đó, sau cùng chúng ta lại rơi vào các hình thức thông linh học ( spiritismo); trong khi tìm phương cách để một cách nào đó có thể tiếp xúc được với thế giới bên kia sự chết, bằng cách tưởng tượng rằng sau cùng rồi cũng có thể có một thực thể nào đó, hao hao giống như cuộc sống hiện tại.

 

   2 - Các bạn thân mến, Lễ Trọng Thể Kính Các Thánh Dịp Tưởng Nhớ Đến Tất Cả Các Tín Hữu Qua Đời cho chúng ta biết chỉ có những ai biết rằng có một niềm hy vọng cao cả trong sự chết, có thể ngay cả sống một đời sống trong hy vọng.

Nếu chúng ta giảm thiểu con người chỉ còn bằng đời sống hàng ngang của anh ta, và đó là điều mà kinh nghiệm chúng ta thường nhận thấy, thì chính đời sống mất đi ý nghĩa sâu đậm của nó.

Con người cần có đời sông vĩnh viễn và mọi hy vọng khác đều quá ngắn ngủi đối với anh ta, quá giới hạn. Con người chỉ có thể giải thích được, nếu có một Tình Yêu Thương vượt lên trên mọi tách rời lẻ loi, lên trên ngay cả cái chết, trong tổng thể vượt lên trên cả không gian và thời gian.

Con người có thể giải thích được là con người có ý nghĩa sâu đậm của mình, nếu có Thiên Chúa.

Và chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã ra khỏi trạng thái xa xuôi của Người và đã làm cho Người đến gần chúng ta, đã đi vào đời sống chúng ta và nói cho chúng ta:

 

   - "Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin vào ta, dầu đã chết cũng được sống, ai sống mà tin vào ta mãi mãi không bao giờ phải chết " ( Jn 11, 25-26).

 

Chúng ta hãy suy nghĩ một chút về bối cảnh trên núi Calvario và lắng nghe các lời Chúa Giêsu, từ trên Thánh Giá, nói với người trộm lành đang bị đóng đinh bên hữu Người: 

   - " Ta nói thật với con, hôm nay con sẽ được ở với Ta trên thiên đàng " ( Lc 23, 43). 

Chúng ta hãy nghĩ đến hai môn đệ trên đường Emmaus, sau khi đã cùng đi với Chúa Phục Sinh một đoạn đường, hai ông nhận ra Nguời và lập tức quay trở lại, không chần chờ, trở về Giêrusalem, để loan báo Chúa Phục Sinh ( Lc 24, 13-35). Các ông phấn khởi nhớ lại một cách rõ ràng lời của Vị Thầy: 

   - " Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy, Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không thì Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em " ( Jn 14, 1-2).

 

Thiên Chúa thực sự đã tỏ mình ra, đã trở nên cho ai cũng đến với Người được,  

   - "   ...đã yêu thương thế gian " đến nỗi đã ban tặng Con Một của Người, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời " ( Jn 3, 16).

 

Và trong động tác thương yêu tối thượng trên Thánh Giá, Người đã trầm mình xuống vực thẩm của sự chết, đã chiến thắng sự chết, đã phục sinh và đã mở ra cho chúng ta các cánh cửa đời sống vô tận.

Chúa Ki Tô nâng đỡ chúng ta trong đêm của sự chết, mà chính Người đã trải qua. Người là Vị Mục Tử Nhân Lành, mà dưới sự hướng dẫn của Người, chúng ta có thể tin cậy, không có gì phải sợ sệt, bởi vì Người biết rõ con đường, ngay cả lúc ngang qua đêm tối. 

Mỗi ngày Chúa Nhật, trong khi đọc kinh Tin Kính, chúng ta xác nhận lại chân lý nầy. Và trong khi đi viếng đất thánh, cầu nguyên với lòng âu yếm và thương yêu đối với các người quá cố của chúng ta, chúng ta được mời gọi, ngay cả một lần thôi, can đảm và mạnh mẻ canh tân lại đức tin của chúng ta vào đời sống đời đời.

Chính đức tin vào đời sống bất diệt ban cho người tín hữu Chúa Ki Tô long can đảm để yêu thương nồng nhiệt hơn nữa đời sống dưới đất nầy và tác động để xây dựng đời sống đó thành một kết quả, để làm cho đời sống trần thế trỏ thành niềm hy vọng đích thực và vững chắc.

Cám ơn Anh Chị Em.

 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va, 02.11.2011).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!