Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
VẬY ANH EM HÃY CANH THỨC, VÌ ANH EM KHÔNG BIẾT NGÀY NÀO, GIỜ NÀO

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 56); ( Mt 25, 1-13);(06.11.2011)

CHÚA NHẬT XXXII  PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM A

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

Trong chủ đề năm bài giảng của ngày cánh chung, Chúa Giêsu dùng đến ba dụ ngôn để nói với chúng ta:

   - dụ ngôn hai người đầy tớ (Mt 24, 25-51)

   - dụ ngôn các thiếu nữ dự tiệc cưới (Mt 25, 1-13),

   - dụ ngôn các nén bạc (Mt 25, 14-30).

Và như vừa thấy bài dụ ngôn ngày Chúa Nhật hôm nay( Mt 25, 1-13), dụ ngôn Các Thiếu Nữ Dự Tiệc Cưới là dụ ngôn chính yếu, được đặt ở vị trí trung tâm điểm.

Ba dụ ngôn được trình bày thành một chuổi liên tục về một chủ đề với chủ đích nhấn mạnh với chủ ý thuyết  phục người nghe: 

   - " Vậy anh em hãy canh thức, vì không biết ngày nào Chúa của anh em đến…Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẳn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến" ( Mt 24,42.44),

   - "...vậy ai là người đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà ông chủ đặt lên coi sóc gia nhân, để cấp phát lương thực cho đúng giờ đúng lúc…Nhưng nếu tên đầy tớ xấu ấy nghĩ bụng: còn lâu ông chủ mới về, hắn bắt đầu đánh dập các đồng bạn, và chè chén với những bọn say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt chung số phận với những tên giả hình: ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng" ( Mt 24, 45-51). 

Tính cách thuyết phục của dụ ngôn Các Thiếu Nữ Dự Tiệc Cưới càng hữu hiệu hơn nữa, nếu chúng ta để ý đến yếu tố cơ hội lễ lộc của dụ ngôn đang bàn so với yếu tố chuyên cần làm việc thường nhật của dụ ngôn hai người đầy tớ. Vì là cơ hội lễ lộc chúng ta thường ít chú ý canh phòng hơn.

Chúa Giêsu dùng thành ngữ quen thuộc " Nước Trời giống như…" ở dụ ngôn chúng ta đang suy niệm cũng như ở các dụ ngôn khác để nói lên tính cách cánh chung ( escatologique) của những dụ ngôn Ngài đang dạy và thôi thúc chúng ta phải nghe theo, phải có thái độ quyết định, vì đây là cơ hội có một không hai. Mất đi rồi, chúng ta không còn cách nào tìm lại được, tương tợ như những lúc Ngài thôi thúc những ai đến nghe, hãy tuân nghe Ngài, hãy nhập cuộc vào Nước Trời, vì chính sự hiện diện của Ngài ở giữa họ lúc đó là sự hiện diện của Nước Trời, cần phải quyết định nhập cuộc, không chần chờ:

 

   - "...vì Nước Trời đang ở giữa các ngươi"( Mt 12,28). 

Đoạn Phúc Âm hôm nay nói lên cho chúng ta một sự kiện thực tế: yếu tố bất ngờ có thể  xãy ra cho hết mọi người, cho những ai chuyên cần cẩn trọng cũng như cho những ai bất cẩn, chểnh mảng: 

   - " Nước Trời giống như chuyện mười người trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong mười cô đó, có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan" ( Mt 25, 1).

   - " Nhưng vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi rồi ngủ cả"( Mt 25, 5).

 

Các cô khôn ngoan cũng như các cô khờ dại, tất cả đều mang trên người những giới hạn, những lằn mức, những bất toàn của bản tính con người," các cô thiếp đi rồi cả".

Như vậy, sự sáng suốt của các cô khôn ngoan không hệ tại ở chổ các cô có sức chịu đựng sắt đá, có những đặc tính phi thường, mà là biết toan lo dự phòng, biết chuẩn bị cho mình luôn sẳn sàng để đối phó với các bất trắc xảy ra.

Nói cách khác, theo ý nghĩa của huấn dụ của Chúa Giêsu, các cô biết sống đời Ki Tô hữu trọn hảo với đầy đủ ý nghĩa trách nhiệm của giới răn kính mến Thiên Chúa và yêu thương anh em.

Trong dụ ngôn, các cô chờ chàng rể đến để vào dự tiệc cưới. Hình ảnh chàng rể được Chúa Giêsu dùng để ám chỉ chính Ngài là Đấng Cứu Thế mà mọi người mong ước. Sự hiện diện của Ngài  nói lên Nước Trời, thời gian cứu độ đã đến để mọi người được vui mừng hội nhập vào tiệc cưới của Nước Thiên Chúa: 

   - "Bây giờ các môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi Đức Giêsu rằng: Tại sao chúng tôi và các người Pharisêu ăn chay, mà các môn đệ ông lại không ăn chay? Chúa Giêsu trả lời: Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bây giờ họ mới ăn chay"( Mt 9, 14-16). 

Cuộc sống của mỗi người chúng ta là những chuổi ngày dài chờ đợi và chúng ta phải dự phòng, chuẩn bị sẳn sàng để tránh khỏi cảnh các thiếu nữ bất cẩn bị bắt chợt, khi giây  phút cánh chung  quyết định xảy ra:

 

   - " Nửa đêm có tiếng la lên: Chú rể kia rồi, ra đón đi " ( Mt 25,6). 

Đọc doạn Phúc Âm, chúng ta có cảm tưởng rằng các thiếu nữ khôn ngoan thiếu lòng rộng rãi đối với các cô đồng bạn bất cẩn, không chia dầu cho họ:

 

   - " sợ không đủ cho chúng em và các chị đâu, các chị hãy ra hàng mua lấy thì hơn" ( Mt 25, 9).

 

Nhưng ý nghĩa của câu nói  đúng hơn được Chúa Giêsu dùng để nói lên tầm quan trọng củathời điểm cánh chung, trong đó mỗi người chúng ta được trị giá tuỳ theo của cải tư riêng trong Nước Trời mà chúng ta có được.

Đó là ý nghĩa mà Thánh Phaolồ lưu ý các tín hữu ở Corinto: 

   - " Thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những ngưòi có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc hãy làm như không khóc; kẻ hưởng dùng của đời nầy, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian nầy đang biến đi " ( I Cor 7, 29-31). 

Quên đem dầu theo để phòng hờ, một vài thiếu sót trong cuộc sống thoạt đầu xem ra là một thái độ hời hợt không quan trọng, nhưng đến thời điểm cánh chung  là những  thiếu sót có thể làm cho chúng ta không thể hội nhập vào Nước Trời.

Việc các thiếu nữ được mời dự tiệc cưới chứng tỏ rằng các cô là những người quen biết với với đàng trai hoặc đàng gái, hoặc cả hai. Nhưng sự quen biết vừa kể không cho phép các cô bất cẩn, không biết dự  phòng, thiếu trách nhiệm phải có của người được mời. Chàng rể không ngần ngại trả lời gắt gỏng cho thái độ thiếu tiên liệu đó, mặc cho các cô là những người thân tín:

 

   - " Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai" ( Mt 25, 12).  

Nói như vậy không có nghĩa  Thiên Chúa Giáo là một tôn giáo chuyên dạy chúng ta về việc tính sổ cuối năm.

Thiên Chúa của Thiên Chúa Giáo không phải là nhân viên kế toán chuyên tính sổ xem vào giờ phút cuối cùng ai thiếu nợ , thiếu đủ bao nhiêu hay ai dư dả đối với văn phòng thuế vụ.

Mỗi người chúng ta có trách nhiệm trả lời trước mặt Thiên Chúa là Cha về cách hành xử của mình trong cuộc sống, nhưng Thiên Chúa Giáo không phải là tôn giáo tính sổ nhằm vào giờ chót. 

Vào giờ chót, các thiếu nữ bất cẩn không còn dầu để cho đèn của mình tắt ngỏm, không đi đón chàng rể được để hội nhập vào tiệc cưới. Đèn  của các cô thiếu dầu vào giờ chót, nhưng đó là kết quả của thái độ bất cẩn, không suy tính, không hành động khôn ngoan của cả khoảng thời gian trước đó.

Thiên Chúa Giáo không phải là tôn giáo nhằm chạy nước rút ở thời điểm cánh chung, mà là một đạo giáo dạy chúng ta :

 

   - " Phúc cho ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

   Phúc cho ai thương xót người, vì họ sẽ được Thiên Chúa thương xót…

  Phúc cho ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

  Phúc cho ai bị bách hại vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ…" ( Mt 5, 6.7.9.10).

 

 Nói  cách khác,

   - " Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhứt và điều răn thứ  nhứt.ø

Còn điều răn thứ hai cũng giống như điều răn thứ nhứt: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình" ( Mt 22, 37-39). 

Và yêu mến Thiên Chúa hết lòng cũng như thương yêu người thân cận như chính mình không phải chỉ là một trạng thái tình cảm, động lòng trắc ẩn trước những khốn cùng, bất  hạnh của người khác là đủ, mà còn là một cách sống được biểu thị bằng hành động để thực thi, hành động theo ý muốn của Thiên Chúa, hành động theo lẽ phải, theo lương tâm ngay chính, và hành động để mưu ích cho anh em, để bênh vực họ và nếu cần cũng có thể hy sinh chính lợi thú và cả mạng sống mình để bênh vực họ theo lẽ phải và chân lý: 

   - " …Ai muốn làm đầu anh em, thì phải làm đầy tớ mọi người. …Con Người đến không phải để người ta phục vụ, mà hiến mạng sống làm giá chuộc muôn dân" ( Mc 10, 44-45).

Hay:

   - " Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên…Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi,…và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên " ( Jn 10, 11.15). 

Như vậy cuộc đời của người Ki Tô hữu là một cuộc đời dấn thân để yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương anh em như chính mình, nhứt là người Ki Tô hữu có nhiệm vụ làm chủ chăn, không thể uốn theo chiều gió, nín thở qua sông, nằm khoanh vỏ ốc để có cuộc sống thanh thãn tiện nghi, nhứt là khi phải nói , phải làm để bênh vực anh em đối đầu với bất công bạo lực, chế độ, phương cách hành xử bất chính:

 

   - " Phúc cho ai khao khát sự công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng" ( Mt 5, 6). 

Tất cả những điều đó không thể là thái độ phải có hay không chỉ trong giây phút tính sổ thời cánh chung, mà là cách sống phải có bền bĩ và liên tục trong cả cuộc đời người Ki Tô hữu.

Thiên Chúa Giáo không phải là tôn giáo chạy nước rút và tính sổ ở mức đến, mà là một tôn giáo

   - dấn thân chuyên cần thực thi đức bác ái bằng hành động

   - và hy sinh nếu cần trong suốt cuộc đời cho Thiên Chúa và cho anh em.

Đó cũng chính là ý nghĩa của những lời huấn dụ Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II trong Đáp Từ của Ngài gởi đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2002:

   - " Khi qúy Vị trở về đất nước cao qúy của qúy Vị, xin qúy Vị hãy nói với các Linh Mục, các Tu Sĩ Nam Nữ, các Thầy Giảng, Giáo Dân và đặc biệt là Giới Trẻ, rằng Đức Thánh Cha cầu nguyện cho họ và khuyến  khích họ hãy nhận lãnh những thách đố mà Phúc Âm đem lại, bằng cách noi gương các Thánh Tử Đạo đã đi trước trên con đường Đức Tin. Máu các Vị đã đổ ra là hạt giống của cuộc sống mới cho đất nước" ( Gioan Phaolồ II, Đáp Từ gởi HDGMVN 2002, đoạn 1).

 

Sống xứng đáng danh nghĩa người Ki Tô hữu là cuộc sống bằng gắng công , mồ hôi và mạng sống  để phục vụ Chúa và phục vụ anh em.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!