Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TRONG THÁNH CHỈ CỦA CHÚA LÀ HẠNH PHÚC CỦA CON, CON SẼ KHÔNG QUÊN LỜI CHÚA. (THÁNH VỊNH 119 ( 118).

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 7A 37)

Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 09.11.2011

 

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

 

Anh Chị Em thân mến,

Trong các bài giáo lý vừa qua, chúng ta đã suy niệm đến một vài Thánh Vịnh, là những mẫu gương cá biệt cho lời cầu nguyện thở than, tin cậy, ngợi khen.

Trong bài giáo lý hôm nay, tôi muốn được dừng lại ở Thánh Vịnh 119 theo truyền thống Do Thái, 118 theo truyền thống Hy Lạp - La Tinh: là một Thánh Vịnh thật đặc biệt, độc nhứt trong loại Thánh Vịnh chưa từng có.

Trước tiên độc nhứt do chiều dài của Thánh Vịnh: thật vậy, Thánh Vịnh gồm có 176 câu thơ, được chia thành 22 điệp khúc, trong mỗi điệp khúc có 8 câu thơ. Và Thánh Vịnh đặc biệt còn được viết theo thứ tự mẫu tự: nghĩa là được viết theo thứ tự mẫu tự Do Thái, gồm có 22 chữ. Mỗi điệp khúc đáp ứng lại một mẫu tự, mà với chữ đó bắt đầu lời đầu tiên của 8 câu thơ.

Đây là một cấu trúc đặc sắc và đầy công phu, trong đó tác giả Thánh Vịnh đã phải dùng hết tài năng của mình.

 

1 - Nhưng điều quan trọng đối với chúng ta chính là chủ đề chính yếu của Thánh Vịnh nầy. Vì đây là một bài ca trọng đại và cao cả đối với Torah của Chúa, tức là đối với Lề Luật, từ ngữ được dùng với ý nghĩa rộng rãi và đầy đủ ám chỉ lời dạy bảo, giáo huấn, định hướng đời sống.

Torah mạc khải, là Lời Chúa kêu gọi con người và thấy nên nơi con người câu trả lời vâng phục trong tin cậy và bằng tình yêu thương quảng đại. Cả Thánh Vịnh nầy đều tràn ngập tình yêu thương Lời Chúa, để nói lên vẻ đẹp, mãnh lực cứu độ, khả năng ban cho niềm vui tươi và đời sống.

Lề Luật Chúa không phải là gông cùm nặng nề của nô lệ, mà là ân sủng giải thoát và đem lại hạnh phúc:

   - " Con vui thích với thánh chỉ của Chúa, con sẽ không quên lời Chúa phán " ( Ps 119, 16),

như lời tác giả Thánh Vịnh xác quyết. Và kế đến

   - " Trên đường mệnh lệnh Chúa, xin dẫn con đi, vì đó là hạnh phúc của con " ( Ps 119, 35).

Còn nữa:

   - " Con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại " ( Ps 119, 97).

Lề luật của Chúa, Lời Ngài, là tâm điểm đời sống của người cầu nguyện, trong đó người cầu nguyện tìm được sự an ủi, người cầu nguyện lấy đó để suy niệm, ôm ấp giữ lấy trong lòng mình:

   - " Lời Chúa, lòng con ấp ủ, để chẳng bao giờ bội nghĩa bất trung " ( Ps 119, 11). 

Hạnh phúc của tác giả Thánh Vịnh được nảy sinh bằng nghe Lời Chúa, bằng cách ấp ủ giữ lấy trong tâm hồn, suy niệm và mến yêu Lời Chúa, chính như Mẹ Maria, " gìn giữ và suy niệm trong lòng " những lời được nói với Mẹ và những biến cố tuyệt diệu trong đó Chúa mạc khải mình cho Mẹ, mời gọi Mẹ hãy biết đồng thuận chấp nhận với đức tin:

   - " Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi, nghĩ lại trong lòng " ( Lc 2, 19).

   - " Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth, và hằng vâng phục các ngài. Riêng Mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng " ( Lc 2,51). 

Nếu Thánh Vịnh của chúng ta khởi đầu bằng cách tuyên báo

   - " Phúc thay...ai đi trong Lề Luật Chúa " ( Ps 119, 1b)

   - và "... ai gìn giữ các lời dạy bảo của Người " ( Ps 119, 2a), thì chính Mẹ Maria là ngưòi thực hiện hoàn hảo hình ảnh người tín hữu được tác giả Thánh Vịnh diễn tả. Thật vậy, chính Mẹ, là người "có phúc đích thực ", được bà Elisabeth tuyên bố,

   - " vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em " ( Lc 1, 45).

Và chính cho Mẹ và cho đức tin của Mẹ mà Chúa Giêsu đã minh chứng cho, khi một người thiếu phụ thốt lên " Phúc thay dạ đã cưu mang Thầy và cho Thầy bứu mớm ", thì Chúa Giêsu đáp:

   " Đúng hơn phải nói rằng:" Phúc Thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa " ( Lc 11, 27-28).

Dĩ nhiên Mẹ Maria là nguời được chúc phúc, bởi vì dạ Mẹ đã cưu mang Đấng Cứu Thế, nhưng nhứt là bởi vì Mẹ đã lắng nghe Lời Chúa loan báo cho, bởi vì Mẹ biết chăm chỉ lắng nghe và thương yêu gìn giữ Lời Người.

 

   2 - Như vậy cả Thánh Vịnh 119 được diễn đạt chung quanh Lời hằng sống và chúc phúc nầy.

Nếu chủ đề chính yếu của Thánh Vịnh là " Lời " và " Lề Luật " Chúa, chung quanh hai từ ngữ nầy gấn như tất cả các từ ngữ đồng nghĩa khác đều quy tựu hướng về, như " sắc lệnh ", " nghị định ", " lệnh truyền ", " các lời giảng dạy ", " lòi hứa ", " phán đoán " , và kế đến là bao nhiêu động từ có liên hệ với, như tuân giữ, gìn giữ, thấu hiểu, hiểu biết, yêu mến, suy đi nghĩ lại, sống.  

Cả mẫu tự Do Thái được dần dần diễn tả ra qua 22 đoạn thi phú của Thánh Vịnh nầy, và cả những từ ngữ nói lên mối tương quan tin cậy của người tín hữu vào Chúa, trong đó chúng ta gặp được lời ngợi khen, lòng cảm tạ, tin cậy, cả lời khẩn xin và than van, nhưng luôn luôn vẫn chứa đầy lòng tin chắc chắn vào ân sủng của Chúa và vào quyền năng của lời Chúa.

Ngay cả những câu thơ đưọc diễn tả nhiều hơn, nói lên nỗi đau khổ và tư tưởng tăm tối vẫn rộng mở ra cho niềm hy vọng và tràn đầy đức tin:

   - " Đời sống con bị nhận xuống bùn đen, xn cho con đưoc sống theo lời của Chúa " ( Ps 119, 25).

Người tín hữu lớn tiếng kêu lên:

   - " Dầu con như bầu da gác bếp, con cũng chẳng quên thánh ý Chúa " ( Ps 119, 83).

Lòng trung thành của anh, mặc dầu đang bị đặt vào cơn thử thách, anh vẫn gặp được sức mạnh trong Lời Chúa:

   - " Con sẽ đối đáp với những người lăng nhục, vì con tin cậy ở Lời Chúa " ( Ps 119, 42).

Anh vẫn vững vàng xác quyết, ngay cả trước viễn ảnh đầy âu lo của sự chết, các lời khiến dạy của Chúa là định điểm chuẩn định của anh và của niềm hy vọng anh vào vinh quang chiến thắng:

   - " Một chút nữa là chúng diệt con trên đất nầy, nhựng con chẳng bỏ huấn lệnh của Chúa " ( Ps 119, 87).     

Lề Luật Chúa, đối tượng lòng yêu thương say mê của tác giả Thánh Vịnh và của mọi người tín hữu, là nguồn mạch của sự sống.

Lòng ước muốn thấu hiểu được, tuân giữ, quy hướng tất cả đời sống mình vào đó, đó là đặc tính của con người công chính và trung thành với Thiên Chúa, " suy đi ngẫm lại suốt ngày đêm ", như Thánh Vịnh 1, 2 ( Ps 1, 2) nói lên.

Là Lề Luật, Lề Luật của Chúa, cần phải " đặt lên trái tim ", ai trong chúng ta cũng biết văn bản Shema của Sách Đệ Nhị Luật:

   - " Hãy nghe đây Israel...Những huấn dạy mà Ta ban cho ngươi hôm nay, hãy gắn chặt chúng vào tâm tư ngươi. Ngươi hãy lập lại cho con cái ngươi, ngươi hãy đề cập đến khi ngươi ở trong nhà ngươi, khi ngươi đi ngoài đường, khi ngươi nằm ngủ và khi ngươi chỗi dậy" ( 6, 4.6-7).

 

   3 - La trung tâm điểm của cuộc sống, Lề Luật của Chúa đòi buộc phải nghe bằng trái tim, lắng nghe không phải bằng vâng phục nô lệ, mà bằng thái độ của con cái tuân giữ, tin cậy, ý thức.

Lắng nghe Lời Chúa là gặp gỡ cá nhân mình với Thiên Chúa của sự sống, cuộc gặp gỡ phải được diễn tả ra bằng những chọn lựa thiết thực, trở thành lộ trình và đi theo.

Khi được hỏi phải làm gì để có được cuộc sống đời đời, Chúa Giêsu chỉ cho biết con đường tuân giữ Lề Luật, nhưng còn bằng cách làm sao để cho cuộc tuân giữ đó trở thành trọn hảo:

   - " Anh chỉ còn thiếu một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến mà theo Ta "( Ma 10, 21).

Thực hiện hoàn hảo Lề Luật là theo Chúa Giêsu, đi trên con đường Chúa Giêsu, cùng đi chung với Chúa Giêsu.

Như vậy Thánh Vịnh 119 hướng dẫn chúng ta đến gặp Chúa và định hướng cho chúng ta hướng về Phúc Âm. Trong đó có một câu thơ mà tôi bây giờ muốn dừng bước lại để suy tư, đó là câu 57:

   - " Chúa là phần của con, con quyết tâm tuân giữ các lời Chúa " ( Ps 119, 57).

Cả trong những Thánh Vịnh khác, người cầu nguyện xác nhận rằng là " phần " của mình, là gia sản của mình:

   - " Lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con " ( Ps 16, 5) 

Và người tín hữu trong Thánh Vịnh 73 tuyên bố:

   - " Chúa là tảng đá của trái tim tôi, là phần của tôi mãi mãi " ( Ps 73, 23b).

Còn nữă, trong Thánh Vịnh 142, tác giả Thánh Vinh kêu lên Chúa:

   - " Chúa là nơi ẩn náo cho con, là gia sản của con trong miền đất những người hằng sống " ( Ps 142, 6b). 

Đến đây thì từ ngữ " phần "gợi lên biến cố phân chia miền đất hứa giữa các chi tộc  Israel, trong khi đó các người thuộc chi tộc Leviti không được cấp cho một phần đất nào, bởi vì phần của họ chính là Thiên Chúa. Hai bản văn của Sách Pentateuco ( Năm quyển sách đầu trong Cựu Ước) đã nêu rõ vấn đế, bằng cách dùng từ ngữ liên hệ:

   - " Thiên Chúa nói với Aaron: " Con không có một gia sản trong đất đai của chúng và sẽ không có phần nào cho con giữa chúng. Ta là phần của con và là gia sản của con ở giữa dân Israel " ( Nm18, 20)

Sách Đệ Nhi Luât tuyên bố:

   - " Vì thế chi tộc Levi không đươc chung phần và hưởng gia nghiệp với anh em mình, chính Chúa là gia nghiệp của họ, như Chúa, Thiên Chúa của anh em đã phán với họ " ( Dt 10, 9; cfr. Dt 18, 2; Gs 13, 33; Ez 44, 28), 

Các vị tư tế, thuộc về họ tộc Levi, không thể là chủ nhân của đất đai trong Xứ Sở, mà Chúa đã ban cho dân chúng làm gia sản, để thực hiện lời hứa với Abraham ( Gen 12, 1-7).

Quyền chiếm hữu được đất đai, yếu tố thiết yếu cho cuộc sống bền vững và có thể sống còn, là dấu chỉ được Chúa chúc phúc, bởi lẽ sự kiện vừa kể hàm chứa việc có thể xây cất nhà cửa, nuôi nấng con cái lớn lên, trồng trọt trên các cánh đồng và sống nhờ hoa trái của đất đai.

Tuy nhiên các thầy Levi, những vị trung gian giữa lãnh vực thiên thánh và lời Chúa chúc phúc, không có quyền chiếm hữu, như những người Do Thái khác, dấu chỉ bề ngoài của việc chúc phúc và nguồn mạch để sống còn đó.

Hoàn toàn tận hiến cho Chúa, các thầy phải hoàn toàn sống nhờ Người, phó thác mình cho tình yêu thương quan phòng của Người và cho lòng rộng rãi của anh em, không được có gia sản, bởi vì Chúa là phần gia sản của các thầy. Thiên Chúa là đất đai của các thầy, làm cho các thầy được sống đầy đủ.

 

   4 - Giờ đây người cầu nguyện Thánh Vịnh 119 áp dụng cho mình thực tế vừa kể: "  Chúa là phần của tôi ". Tình yêu thương của anh đối với Chúa và đối với Lời của Người làm cho anh có sự lựa chọn tuyệt đối, có được Chúa như là của cải tốt lành duy nhứt và cũng gìn giữ Lời Người như là ơn ban qúy báu, qúy báu hơn mọi di sản, hơn mọi việc chiếm hữu đất đai.

Thật vậy câu thơ của chúng ta có thể dịch được bằng hai cách và có thể dưới hình thức sau đây:

   - " Lạy Chúa, phần của con, con đã nói, đó là gìn giữ Lời Chúa ".

Hai cách dịch không tương phản nhau, mà trái lại bổ túc cho nhau: tác giả Thánh Vịnh đang xác quyết rằng phần của mình là Thiên Chúa, nhưng gìn giữ các lời của Chúa cũng là gia sản của mình, như anh sẽ nói ra sau đó ở câu 111:

   - " Thánh ý Chúa là gia nghiệp mãi mãi của con, vì đó là hoan lạc của lòng con " ( Ps 119, 111).

Đó là niềm hạnh phúc của tác giả Thánh Vịnh, của anh, cũng như của các thầy Levi, Lời Chúa được ban cho như là phần gia sản.

 

Anh Chị Em thân mến,

những câu thơ vừa kể cũng rất quan trọng đối với tất cả chúng ta hiện nay.

Trước tiên là đối với các Linh Mục, được kêu gọi chỉ để sống cho Chúa và cho Lời của Người, không có những bảo chứng nào khác, bỏi lẽ các Vị chỉ có Người như là của cải duy nhứt và nguồn mạch duy nhứt để sống.

Dưới ánh sáng nầy, chúng ta có thể hiểu được việc tự do lựa chon đời sống độc thân cho Nước Trời, cần phải đươc khám phá ra vẻ đẹp và sức mạnh của ơn kêu gọi đó.

Nhưng những câu thơ trên cũng quan trọng đối với tất cả các tín hữu, dân Chúa chỉ thuộc về một mình Người,  " vương quốc của các tư tế " dành cho Chúa:

   - " Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền " ( 1 Pt 2, 9; cfr. Ap 1 6; 5, 10),

tất cả chúng ta được kêu gọi để thấu hiểu tận nguồn gốc Phúc Âm, nhân chứng đời sống được Chúa Ki Tô đem đến, " Vị Tư Tế " mới và quyết định, Đấng đã hiến mình, hy sinh mình để cứu độ thế gian ( cfr. Ebr 2, 17; 4, 14-16; 5, 5-10;9, 11ss).

Chúa và Lời Người: đó là " địa sở " của chúng ta, trong đó chúng ta sống vui tươi trong thông hiệp và hân hoan. 

Chúng ta hãy để cho Chúa đặt vào tâm khảm mình tình yêu nầy đối với Lời Người và ban cho trung tâm đời sống chúng ta Người và thánh ý của Người.

Chúng ta hãy nguyện xin cho lời cầu nguyện của chúng ta và cả cuộc sống chúng ta được soi sáng bằng Lời Chúa, ngọn đèn cho những bước chúng ta phải đi và ánh sáng cho cuộc hành trình của chúng ta, như Thánh Vịnh 119 đã nói lên:

   - " Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi " ( Ps 119, 105), như vậy con đường chúng ta đi là con đường vững chắc, trong miền đất của loài người.

Và chúng ta hãy xin Mẹ Maria, đã đón nhận và sinh nở ra Ngôi Lời, xin Mẹ hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta, ngôi sao bắc đẩu chỉ cho chúng ta con đường hạnh phúc. 

Như vậy, chúng ta cũng có thể vui mừng trong lời cầu nguyện của chúng ta, như ngưòi cầu nguyện trong Thánh Vịnh 16, vui mừng về những ơn ban bất ngờ của Chúa và về  gia sản mà chúng ta không có gì xứng đáng để được phần:

   - " Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiêp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con... Phần tưyệt hảo may mắn đã về con, gia sản con thật là tuyệt diệu " ( Ps 16, 5-6)

 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va  09.11.2011). 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!