Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
VỊ VUA CỨU THẾ (THÁNH VỊNH 110 ( 109)

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 7A 38)

Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 16.11.2011.

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI 

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay tôi muốn được kết thúc các bài giáo lý của tôi về cầu nguyện với Thánh Vịnh, bằng cách suy niệm đến một trong những Thánh Vịnh thời danh nhứt , " những Thánh Vịnh về vua chúa ", là một Thánh Vịnh mà chính Chúa Giêsu cũng đã đọc lên, các tác giả Tân Ước đã ghi lại một cách rộng rãi và được đọc trong ý nghĩa có liên hệ với Đấng Cứu Thế, với Chúa Ki Tô.

Đó là Thánh Vịnh 110 theo truyền thống Do Thái, 109 theo truyền thống Hy Lạp - La Tinh, là một Thánh Vịnh được Giáo Hội thời cỗ và các tín hữu ở mọi thời đại rất  mến chuộng.

Lời cầu nguyện nầy lúc khởi đầu có lẽ có liên hệ đến biến cố phong vương một vị vua dòng giỏi David, tuy nhiên ý nghĩa của Thánh Vịnh vượt qua bên kia những gì có liên hệ lịch sử nhất thời, để mở ra tầm mức rộng rãi hơn và như vậy trở thành Thánh Vịnh tuyên dương Đấng Cứu Thế toàn thắng, vinh hiển ngự bên hữu Chúa Cha.

   - " Sấm ngôn của Thiên Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: " Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị , để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân Con " ( Ps 110, 1). 

   1 - Chính Thiên Chúa đặt vua lên ngai vị vua trong vinh hiển, khiến cho ngài được ngồi bên hữu Người, một dấu chứng vinh dự cao cả nhứt và đặc ân tuyệt đối.

Như vậy vị vua được chấp nhận cho được tham dự vào địa vị chúa cả của Thiên Chúa, mà nhà vua là vị làm trung gian giữa Người với dân chúng. Địa vị chúa cả đó của vị vua được thể hiện ra trên thực tế cả bằng cuộc chiến thắng trên các kẻ nghịch, bị chính Thiên Chúa đặt dưới chân vị vua. Cuôc chiến thắng trên kẻ nghịch là cuộc chiến của chính Thiên Chúa, mà Người đã cho vị vua được dự phần. Cuộc chiến thắng của ngài trở thành nhân chứng và dấu chỉ quyền năng của Thiên Chúa. 

Niềm vinh quang vương giả được nói lên ở phần đầu nầy của Thánh Vịnh đã được Tân Ước lấy lại như là lời tiên tri về Đấng Cứu Thế, bởi đó câu thơ khởi đầu là một trong những câu được các tác giả Tân Ước dùng nhiều nhứt để nói về Đấng Cứu Thế, để cho biết Đấng Cứu Thế còn hơn cả vua David, Ngài là Chúa của vua David: 

   - " Giữa những người Pharisêu đang tụ tập, Chúa Giêsu hỏi họ: " Các ông nghĩ sao về Đấng Ki Tô? Người là con của ai? ". Họ thưa: " Con của vua David ". Người hỏi: " Vậy tại sao vua David được Thiên Chúa soi sáng, lại gọi Người là Chúa Thượng, kh nói rằng: " Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con? ". Vậy nếu vua David gọi Đấng Ki Tô là Chúa Thượng, thì làm sao Đấng Ki Tô lại là con vua ấy được? " ( Mt 22, 41-45; cfr. Mc 12, 35-37; Lc 20, 41-44). 

Và Thánh Phêrô lấy lại tư tưởng đó trong bài giảng ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống của ngài, trong khi ngài loan báo rằng trong biến cố Phục Sinh của Chúa Ki Tô đã hiện thực việc đặt lên ngôi báu nầy đối với vị vua và từ nay Chúa Ki Tô đang ngự bên hữu Chúa Cha, tham dự vào quyền năng chúa cả của Thiên Chúa trên thế giới ( cfr. Act 2, 29-35).

Thật vậy, Chúa Ki Tô là Chúa đã được tôn vinh lên ngôi, là Con Người được ngồi bên hữu Thiên Chúa đến trên mây trời, như chính Chúa Giêsu đã tự xác nhận mình trước mặt Đại Hội Đồng: 

   - " Nhưng Chúa Giêsu vẫn làm thinh. Vị Thượng Tế nói với Người: Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Đấng Ki Tô con Thiên Chúa không? Chúa Giêsu trả lời: " Chính điều ngài vừa nói. Hơn nữa,tôi nói cho các ông biết: từ nay các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá trên mây trời mà đến " ( Mt 26, 63-64; cfr. Mc 14, 61-62; Lc 22, 66-69). 

Chính Người là vị vua, với biến cố Phục Sinh đã hội vào niềm vinh quang của Chúa Cha ( cfr. Rom 8, 34; Eph 2, 5; Col 3, 1; Heb 8, 1; 12, 2), được làm cho trở nên cao cả hơn các thiên sứ, ngự trên trời trổi thượng hơn mọi quyền năng và với mọi kẻ thù địch dưới chân, cho đến kẻ thù địch cuối cùng là sự chết, đã bị Người vĩnh viễn đánh bại ( cfr. Cor 15, 24-26; Eph 1, 20-23; Heb 1, 3-4.13; 2,5-8; 10, 12-13); 1 Pt 3, 22).  

Chúng ta hiểu ngay vị vua vừa  được  đề cập ngự bên hữu Thiên Chúa và tham dự vào tước vị Chúa Cả của Người, không phải là một trong những người kế vị vua David, mà chỉ có thể là Vị Vua David mới, Con Thiên Chúa đã thắng sự chết và thực sự tham dự vào vinh hiển của Thiên Chúa.

Đó là vị vua của chúng ta, Đấng ban cả sự sống cho chúng ta. 

Như vậy giữa vị vua được Thánh Vịnh của chúng ta tuyên dương và Thiên Chúa có một mối liên hệ không thể tách rời đươc, cả hai đều cùng cai quản một quyền năng duy nhứt, đến nỗi tác giả Thánh Vịnh có thể xác quyết rằng chính Thiên Chúa trải rộng vương trượng bằng cách giao cho ngài phận vụ thống trị trên các kẻ thù địch ngài, như câu 2 nói lên:

   - " Từ Sion Chúa mở rộng quyền vương đế của Ngài, giữa lòng địch quân, xin Ngài làm bá chủ " ( Ps 110, 2). 

Hành xử quyền lực là một ủy thác mà vị vua trực tiếp nhận được từ Thiên Chúa, một trách nhiệm mà ngài phải sống trong lệ thuộc và vâng lời. Như vậy, giữa lòng dân chúng, ngài trờ thành dấu chỉ sự hiện diện quyền năng và quan phòng của Chúa. Quyền thống trị trên quân thù, vinh quang và chiến thắng là những ơn nhận được, làm cho vị vua trở thành vị trung gian Thiên Chúa đắc thắng trên sự dữ. Ngài thống trị trên quân thù bằng cách chuyển hóa chúng, chiến thắng chúng bằng tình yêu thương của mình. 

   2 - Bởi đó câu thơ kế tiếp tán tụng phẩm giá cao cả của vị vua.

Trên thực tế, câu 3 làm cho chúng ta gặp phải một vài khó khăn trong việc chuyển giải. Trong nguyên bản Do Thái nói đến việc quy tựu quân lực, mà dân chúng đáp ứng lại một cách đại lượng, bằng cách quây quần bên vua trong ngày ngài được phong vương.

Bản dịch Hy Lạp LXX, có từ thế kỷ III - II trước Chúa Ki Tô trái lại đề cập đến tình con Thiên Chúa của vị vua, đến biến cố sinh ra của ngài hay đến biến cố sự kiện được Thiên Chúa sinh trưởng ra. Và đó là cách giải thích được cả truyền thống Giáo Hội  chọn, bởi đó câu thơ được đọc lên như sau: 

   - " Ngày vinh quang con nắm quyền thủ lãnh, vẻ huy hoàng rực rỡ tựa thần linh. Ngay trước lúc hừng đông xuất hiện, từ lòng Cha, Cha đã sinh ra con " ( Ps 110, 3). 

Như vậy sấm ngôn vừa kể của Thiên Chúa đối với vị vua nói lên như xác nhận một cuộc sinh ra đầy rạng rỡ và bí nhiệm, một căn nguyên bí nhiệm và không thể hiêu thấu được, có liên hệ đến vẻ đẹp vòng cầu rạng đông và vẻ đẹp tuyệt vời của những giọt sương long lanh trong ánh sáng của buổi bình minh, ánh chiếu lên trên các cánh đồng và làm cho đồng lúa trở nên màu mỡ. 

Như vậy câu Thánh Vịnh diễn tả hình ảnh của vị vua, liên kết chặt chẽ với thực tại trên trời, là hình ảnh từ Thiên Chúa mà đến, hình ảnh của Đấng Cứu Thế đem đời sống Thiên Chúa đến cho dân và là vị trung gian của sự thánh thiện và ơn cứu độ.

Cũng vậy, ở đây chúng ta cũng thấy được rằng  tất cả những điều đó không thể hiện được qua hình ảnh vị vua dòng tộc David, mà được thể hiện qua Chúa Giêsu Ki Tô, Đấng thật sự từ Thiên Chúa mà đến. Người là ánh sáng đem đời sống đến cho thế gian. 

Với hình ảnh đầy cảm hứng và bí nhiệm đó, kết thúc phần đầu của Thánh Vịnh, mà tiếp đến là một sấm ngôn khác, mở ra một viễn ảnh mới, trong chiều hướng của một tầm mức tư tế có liên quan đến vương tước. Câu 4 được đọc lên như sau: 

   - " Chúa đã một lần thề ước và không rút lời: " Muôn thuở,  Con là Thượng Tế  theo phẩm trật Melchisedek " ( Ps 110, 4). 

Melchisedek là vị thưọng tế, vua ở Salem, là vị đã chúc phúc cho Abraham và đã ban tặng cho tổ phụ  bánh và rượu, sau trận đánh chiến thắng được vị tổ phụ lãnh đạo để cứu người cháu là Lot khỏi tay quân thù địch đang bắt giữ cậu ( cfr. Gen 14).

Trong hình ảnh Melchisedek, vương quyền và quyền tư tế quy tụ vào nhau và giờ đây được Thiên Chúa xác nhận trong một lời tuyên bố bảo đảm cho được vĩnh viễn: vị vua mà Thánh Vịnh tuyên dương sẽ là vị tư tế vĩnh viễn, là vị trung gian cho sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người, nhờ lời chúc phúc được Chúa ban cho và trong động tác phụng tự Thiên Chúa tiếp nhận trả lời chúc phúc của con người.  

Thư thánh Phaolồ gởi các tín hữu Do Thái đề cập rõ ràng đến câu thơ nầy của Thánh Vịnh: 

   - " Không phải Chúa Ki Tô tự tôn mình là Thượng Tế, nhưng là Đấng đã nói với Người: " Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con, như là Đấng ấy đã nói ở một chỗ khác: " Con là Thượng Tế theo phẩm trật Melchisedek" ( Heb 5, 5-6.10; 6, 19 - 20).

Và liên quan đến phẩm trật tư tế đó, cả chương 7, khai triển dòng suy nghĩ của Thánh Phaolồ về chức vụ tư tế của Chúa Ki Tô. Trong ánh sáng Thánh Vinh 110 ( 109), Thư gởi các tín hữu Do Thái cho chúng ta biết Chúa Giêsu là vị tư tế đích thực và vĩnh viễn, hoàn hảo hoá các đặc tính chức vụ tư tế của Melchisedek, làm cho những đặc tính đó trở nên trọn hảo. 

 Melchisedek, như Thư gởi các tín hữu Do Thái đề cập đến, là người " không có cha, không có mẹ, không có gia tộc " ( Heb 7, 3a), như vậy là tư tế không theo lề luật dòng tộc tư tế Levi.

Bởi đó ngài " mãi mãi vẫn là tư tế " ( Heb 7 3c), tiền hình ảnh của Chúa Ki Tô, Vị Thượng Tế trọn hảo, bởi vì Người không trở nên tư tế theo lề luật đã được viết ra cho con người, mà do "quyền năng của một đời sống bất diệt , 16)" ( Heb 7,16).

Trong Chúa Giêsu Phục Sinh và lên trời, nơi Người đang ngự bên hữu Chúa Cha, lời tiên tri của Thánh Vịnh chúng ta được thể hiện và chức năng tư tế của Melchisedek được thực hiện hoàn hảo, bởi vì được làm cho trở nên vĩnh viễn, trở thành một thực tại không hề biết bóng xế chiều ( Heb 7, 24).

Và việc cung hiến bánh và rượu , được Melchisedek thực hiện thời Abraham, gặp được trạng thái thực hiện hoàn hảo trong cử chỉ Thánh Thể của Chúa Giêsu, Đấng trong bánh và rượu tặng hiến chính mình và, một khi đã chiến thắng sự chết, đem mọi tín hữu đến đời sống.

Tư tế vĩnh viễn, " thánh thiện, vẹn toàn, vô tội " ( Heb 7, 26). Ngài, như Thư gởi các tín hữu Do Thái con nói tiếp, " có thể cứu độ trọn hảo những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy, Người hằng sống để chuyển cầu cho họ " ( Heb 7, 25).  

Sau sấm ngôn nầy của Chúa ở câu 4, cùng với lời thề hứa long trọng, bối cảnh của Thánh Vịnh thay đổi và thi sĩ, nói trực diện với vị vua, tuyên bố:

   - " Thiên Chúa ở bên hữu ngài " ( Ps 110, 5a). 

Nếu trong câu 1 vị vua ngồi bên hữu Thiên Chúa, dấu chứng cho uy thế và vinh dự của nhà vua, thì giờ đây Thiên Chúa đưọc cho biết ở bên hữu vị vua, để bảo vệ ngài với thuẩn đỡ trong trận chiến và cứu ngài khỏi mọi hiểm nguy.

Nhà vua được ở trong an toàn, Thiên Chúa là Đấng bênh vực ngài và cả hai cùng chiến đấu và cùng thắng mọi điều dữ. 

   3 - Như vậy những câu thơ cuối cùng của Thánh Vịnh được mở ra với nhãn quang vị vua chiến thắng, dựa vào Thiên Chúa, ngài đã nhận được từ nơi Chúa quyền năng và vinh quang ( Ps 110, 2), chống lại những kẻ thù địch, gạt bỏ được các đối thủ và phán xét các dân nước.

Bối cảnh được diễn tả bằng những màu sắc đậm đà, nói lên tính cách thảm đạm của chiến cuộc và cuộc chiến thắng vương giả.

Vị vua, đưọc Thiên Chúa che chỡ, phá đổ mọi trở ngại và tiến bước chắc chắn đến chiến thắng.

Điều vừa kể cho chúng ta biết trên thế giới có bao nhiêu sự dữ, có một cuộc chiến liên lũy giữa điều thiện và điều ác, và chúng ta có cảm tưởng là sự ác có quyền lực hơn.

Không, Thiên Chúa mạnh mẽ quyền lực hơn, vị vua đích thực và tư tế là Chúa Ki Tô, bởi vì Người chiến đấu với tất cả quyền năng của Thiên Chúa. Và mặc cho tất cả mọi sự làm cho chúng ta ngờ vực về kết quả tích cực của lịch sử, Chúa Ki Tô sẽ thắng và điều thiện sẽ thắng, tình yêu thương sẽ thắng chớ không phải sự ghen ghét. 

Đến đây thì một hình ảnh đầy cảm hứng được đưa vào để kết thúc Thánh Vịnh của chúng ta, và đó cũng là một lời nói đầy bí ẩn: 

   - " Dọc đường ngài uống nước nơi mạch suối, nên sẽ ngẩn đầu thật hiên ngang " ( Ps 110, 7).  

Đang giữa bối cảnh của trận chiến, xuất hiện hình ảnh của một nhà vua, giữa một lúc ngừng lại nghỉ  ngơi, giải khát nơi một dòng nước suối, làm cho mình cảm thấy hồi sức lại và có được nghị lực mới. Như vậy vị vua có thể tiếp tục lại cuộc hành trình chiến thắng, ngẩn đầu lên, dấu chỉ của cuộc chiến thắng vĩnh viễn.

Dĩ nhiên đây là câu nói đầy bí ẩn, một câu nói đầy thách thức đối với các Giáo Phụ, khiến cho có thể giải thích bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như Thánh Augustino cho rằng: dòng suối nầy là cuộc sống con người, là nhân loai, và Chúa Ki Tô đã uống nơi dòng suối nầy, khi Người trở thành con người, và như vậy, trong khi hội nhập vào nhân loại với cuộc sống con người, Người đã ngẩn đầu lên và giờ đây người là đầu của Thân Thể Mầu Nhiệm, là Vị Thủ Lãnh của chúng ta, là Vị Chiến Thắng vĩnh viễn ( cfr. Enarratio in Psalmum CIX, 20: PL 36, 1462). 

Các bạn thân mến, dựa theo cách giải thích của Tân Ước, truyền thống Giáo Hội rất quan tâm đến Thánh Vịnh nầy, như là một trong những bản văn có ý nghĩa nhứt về Đấng Cứu Thế.

Và một cách lỗi lạc, các Giáo Phụ vẫn đã tiếp tục quy chiếu vào đó với cách giải thích Ki Tô luận: vị vua mà tác giả Thánh Vịnh hát lên , nói cho cùng, là Chúa Ki Tô, Đấng Cứu Thế thiết lập lại Vương Quốc Thiên Chúa và chiến thắng các quyền lực thế gian. Người là Ngôi Lời, được Chúa Cha sinh ra trước khi có mọi tạo vật, trước khi hừng đông xuất hiện, Chúa Con nhập thể chết và phục sinh và được đem lên trời. Người là vị tư tế vĩnh cửu, trong mầu nhiệm bánh và rượu, ban cho ơn tha tội và hoà giải lại với Chúa. Người là vị vua ngẩn đầu chiến thắng khải hoàn lên trên sự chết bằng sự phục sinh của Người.

Một lần nữa chỉ cần nhớ lại một đoạn bài bình luận của Thánh Augustino về Thánh Vịnh, khi ngài viết: 

   - " Cần phải biết Con Duy Nhứt của Thiên Chúa, sắp đến giữa con người, để nhận lấy con người và trở thành con người qua bản thể được nâng cao lên của con người: Người chết đi, sống lại, lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha và đã thực hiện đầy đủ giữa loài người những gì Người đã hứa...Như vậy, tất cả những điều đó, phải được báo tiên tri, phải được tiên báo, phải được báo cho biết như là những gì phải được xảy ra. Bởi đó, dầu cho có xảy ra bất ngờ, cũng không làm cho chúng ta kinh hải, nhưng vì được loan báo trước, sẽ là những gì được đón nhận với đức tin, niềm hân hoan và mong đợi. Trong bối cảnh của những lời hứa đó Thánh Vịnh nầy cũng có liên quan đến, là Thánh Vịnh nói tiên tri, bằng những ngôn từ thật chắc chắn và minh bạch, rằng Chúa chúng ta và Đấng Cứu Độ Giêsu Ki Tô, mà chúng ta không thể bao giờ ngờ vực rằng nơi Người đã thực sự loan báo Chúa Ki Tô " ( cfr. Enarratio in Psalmum CIX, 3 : PL 36, 1447).  

Biến cố phục sinh của Chúa Ki Tô như vậy trở thành thực tại, mà Thánh Vịnh mời gọi chúng ta nhìn vào đó , nhìn Chúa Ki Tô để hiểu được ý nghĩa đích thực của vương tước, sống trong phục vụ và hy sinh tặng hiến chính mình, trên con đường vâng lời và tình thương yêu " cho đến tận cùng "  ( cfr. Jn  13, 1; 19, 30).

Trong khi cầu nguyện bằng Thánh Vịnh nầy, chúng ta hãy nguyện xin Chúa giúp cả chúng ta cũng có thể tiến bước đi trên các con đường của Người, trong công cuộc đi theo Chúa Ki Tô, Đấng Cứu Thế, giúp chúng ta sẵn sàng cùng với Người leo lên núi thập giá, để cùng được đến với Người trong vinh quang và chiêm ngằm Người đang ngồi bên hữu Chúa Cha, Vị Vua chiến thắng và vị Tư Tế đại lượng ban ơn tha thứ và cứu rổi cho tất cả mọi người.

Và cả chúng ta nữa, được ơn Chúa làm cho trở thành " dòng dõi được tuyển chọn, tư tế vuơng giả, dân thánh " ( 1 Pt 2, 9), chúng ta có thể với lòng vui mừng đến được nguồn mạch suối cứu rổi " ( Is 12, 3).

Như vậy, chúng ta có thể loan báo cho cả thế giới những điều lạ lùng mà Đấng đã kêu gọi chúng ta từ bóng tối đến được ánh sáng diệu huyền ( 1 Pt 2,9).

Các bạn thân mến, trong những bài giáo lý sau cùng nầy, tôi đã muốn được trình bày với các bạn một vài Thánh Vịnh, là những lời cầu nguyện qúy báu mà chúng ta gặp được trong Thánh Kinh, phản ảnh lại các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống và những trạng thái tâm hồn khác nhau, mà chúng ta có thể có đối với Chúa.

 Như vậy tôi muôn được nhắc lại cho tất cả lời mời gọi hãy cầu nguyện với Thánh Vịnh, bằng cách làm quen với

   - các giờ Phụng Vụ của Giáo Hội,

   - các giờ Ngợi Khen ( Lodi ) buôi sáng,

   - các giờ Kinh Chiều ( Vesperi ) buổi chiều,

   - giờ kinh Kết Thúc ( Compieta) trước khi đi ngủ.

Mối tương giao của chúng ta với Chúa không thể nào không trở thành sung mãn hơn trong cuộc hành trình hằng ngày đến với Người  và được thực hiện với niềm hân hoan cao cả hơn và tin cậy.

Cám ơn Anh Chị Em.

 

Phỏng dịch tư nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va , 16.11.2011). 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!