Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
ĐÃ ĐẾN GIỜ CON NGƯỜI ĐƯỢC TÔN VINH

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 20 ); ( 25.03.2012); ( Jn 12, 20-33)

CHÚA   NHẬT   V  MÙA  CHAY, NĂM B

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

Phúc Âm của Thánh Gioan được viết ra để nói lên xác tín và chứng minh Chúa Giêsu là Thiên Chúa và chứng minh rằng ơn cứu rổi của chúng ta được chính Thiên Chúa, do lòng yêu thương nhưn không của Ngài, đứng ra thực hiện trong lịch sử nhân loại của chúng ta.

Đó là điều mà Thánh Gioan đã xác nhận ngay ở Lời Tựa ( Jn 1, 1-18) của Phúc Âm Ngài và Ngài không ngừng lập lại mỗi khi có cơ hội trong suốt các trang Phúc Âm:

   - " Từ nguyên thuỷ vẫn có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn ở nơi Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa" ( Jn 1, 1).

   - " Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đã đến thế gian và chiếu soi cho mọi người. Người ở giữa thế gian và thế gian nhờ Người mà có...Còn những ai tiếp nhận Người, tức là những ai tin vào danh Người, Người cho họ quyền được trở nên con Thiên Chúa" ( Jn 1, 9-10.12).

   - " Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và chân lý" ( Jn 1, 14).

   - " Thiên Chúa chưa bao giờ ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết" ( Jn 1, 18). 

Trong Lời Tựa vừa được trích dẫn một ít đoạn, những từ ngữ quan trọng mà Thánh Gioan dùng để chứng minh Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế, ai trong chúng ta cũng thấy được, đó là những từ ngữ như  

   - " Ngôi Lời vẫn ở nơi Thiên Chúa, Ngôi Lời là Thiên Chúa…, là Con Một tràn đầy ân sủng và chân lý, Con Một vốn là Thiên Chúa, Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha", để chứng minh Chúa Giêsu là Thiên Chúa.

Và để chứng minh ơn cứu rỗi chúng ta do chính Thiên Chúa thực hiện, bởi lòng thương của Ngài, Thánh Gioan đã dùng các từ ngữ như  

   - " Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đã đến thế gian và chiếu soi cho mọi người, …Còn những ai tiếp nhận Người, …tin vào danh Người, Người cho họ quyền được trở nên con Thiên Chúa…". 

Các từ ngữ trên,

   -  " Ngôi Lời, Con yêu dấu của Ta, Con Một Thiên Chúa, Con của Người, Con Người, Con Người Đấng từ trời xuống…" được Thánh Gioan không ngừng lập đi lập lại trong suốt Phúc Âm của Ngài để chứng minh Chúa Giêsu là Thiên Chúa và việc cứu rỗi chúng ta do Chúa Giêsu thực hiện là chính Thiên Chúa thực hiện

Không những vậy, nhiều lần chính Thánh Gioan, "người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến", chính cá nhân Ngài đứng ra làm chứng những điều mắt thấy tai nghe để chứng minh cho chúng ta: 

   - "  Bấy giờ người môn đệ kia ( thánh Gioan), kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin" ( Jn 20, 8).

   - " Chúa Giêsu còn làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu đó không được ghi chép trong sách nầy. Còn những điều đã được ghi chép ở đây là để  anh em tin rằng Chúa Giêsu là Chúa Ki Tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người" ( Jn 20, 30-31). 

Một tư tưởng khác được Thánh Gioan dùng để chứng minh Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế được Chúa Cha sai đến, ở thời điểm đã được Thiên Chúa định sẵn cho công cuộc cứu rổi. Tư tưởng đó, chính Chúa Giêsu xác nhận trong Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, khi ông Philippe và ông Andrea đưa các người Hy Lạp đến gặp Chúa Giêsu:

   - " Trong số những người lên Giêrusalem thờ phượng Thiên Chúa, có một vài người Hy Lạp. Họ đến gặp ông Philipphê, người Betsaida, miền Galilea , và xin rằng: Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu" ( Jn 12, 20-21).

Philipphê và Andrea là hai môn đệ có tên Hy Lạp, nên chắc chắn họ cũng nói tiếng Hy Lạp. Do đó những người Hy Lạp mới dễ liên lạc với họ và biểu lộ ước muốn gặp Chúa Giêsu. 

   - " Ông Andrea cùng với ông Philipphê đến thưa với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu trả lời: Đã đến giờ Con Người được tôn vinh" ( Jn 12, 22-23). 

Sự việc những người Hy lạp, là những người ngoài dân tộc Do Thái, tượng trưng cho muôn dân, muốn đến gặp Chúa Giêsu khiến cho Ngài xem như thời điểm đã đến, thời điểm " Con Người được tôn vinh" và thời điểm Chúa Cha được tôn vinh bởi mọi dân tộc đã bắùt đầu.

Nhìn thời điểm như vừa kể là nhìn nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa. Bởi lẽ Ngài thực hiện sứ mạng cứu rỗi của Người, theo thời điểm đã định do Chúa Cha xác định trước.

Người là chủ nhân của thời gian và hành  động theo chương trình phù hợp với ý muốn của Cha Ngài.

Các quyền lực trấn thế không có ảnh hưởng gì trên Ngài, đến lúc nào mà ý muốn của Chúa Cha chưa  định đoạt.

Ý nghĩa đó, chúng ta được Thánh Gioan đề cập đến nhiều lần trước đó.

Khi Đức Mẹ Maria yêu cầu Ngài can thiệp vì  rượu hết ở tiệc cưới Canaan:

   - " Trong tiệc cưới có thân mẫu Chúa Giêsu. Chúa Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Chúa Giêsu nói với Người: Họ hết rượu rồi. Chúa Giêsu đáp: Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến…" ( Jn 2, 1-4).

  - " Bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai ra tay, vì giờ của Người chưa đến" ( Jn 7, 30).

  - " Người đã nói những lời ấy khi giảng trong Đền Thờ, tại nơi đặt thùng tiền dâng cúng. Không ai bắt Người, vì giờ của người chưa đến" ( Jn 8, 20).  

Tuy nói rằng " giờ của tôi chưa tới…", nhưng Chúa Giêsu cũng thực hiện phép lạ biến nước thành rượu trong tiệc cưới Canaan. Và từ đó Ngài bắt đầu sứ mạng của Ngài trước công chúng :

   - " Chúa Giêsu làm dấu lạ đầu tiên nầy tại Canaan, miền Galilea và bày tỏ vinh quang của Người "  (Jn 2, 11). 

Nhân dịp các người  Hy lạp muốn gặp Người, Chúa Giêsu chuẩn định là " đã đến giờ Con Người được tôn vinh", để nói lên thời điểm Ngài được Chúa Cha tôn vinh và Ngài làm vinh quang Chúa Chúa trước mọi người  và để dạy cho những ai nghe Ngài biết con đường để đạt được sự sống đời đời.

Ý nghĩa của sự tôn vinh là tôn vinh Ngài và tôn vinh Cha Ngài bởi tất cả mọi dân nước, mà những người Hy Lạp là những nguời tượng trưng khởi đầu như đã nói. 

Nhưng ý nghĩa sâu xa hơn , đó là sự tôn vinh của Cha Ngài đối với Ngài:

   - " Nếu Ta tôn vinh chính Ta, vinh quang của Ta chẳng là gì cả. Đấng tôn vinh Ta, chính là Cha Ta, Đấng mà các ông gọi là Thiên Chúa của các ông. Các ông không biết Người, còn Ta, Ta biết Người…Ông Abraham cha của các ông hớn hở vui mừng vì được thấy ngày của Ta. Ông ấy đã thấy và đã mừng rở" ( Jn 8, 54-56).

Và trong dịp gặp gở những người Hy lạp đó, Chúa Giêsu vừa dạy những kẻ đến nghe lời giảng dạy của Ngài vừa đàm thoại với Chúa Cha về những lo lắng sẽ phải xãy đến cho Ngài:

   - " Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến. Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ nầy, nhưng chính gì giờ nầy mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha. Bây giờ có tiếng từ trời vọng xuống: Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa" ( Jn 12, 27-28).

Như vậy " đã đến giờ Con Người được tôn vinh", mà cũng là giờ Chúa Cha được tôn vinh.

Và cũng " đã đến giờ " để Chúa Giêsu chứng tỏ cho mọi người biết mối thân tình Cha Con giữa Ngài và Chúa Cha:

   - " Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha" ( Jn 17, 11).

   - " Bây giờ con đến cùng Cha, và con nói những điều nầy lúc  con ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con" ( Jn 17, 13)

" Đã đến giờ Con Người được tôn vinh" nơi Thánh Gioan không những tương xứng với ba lần tiên báo về cuộc khổ nạn và chịu chết trên thánh giá như ở các Phúc Âm khác ( Phúc Âm Thánh Marco chẳng hạn, Mc 8, 31; 9,31; 10,32-33), mà còn có ý nghĩa của cuộc vinh quang Phục Sinh và cuộc trở về vinh quang bên Chúa Cha.

Do đó " đã đến giờ" nơi thánh Gioan không mang tính cách phiền nảo âu lo và ảm đạm như trong các Phúc Âm khác.

   - " Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến! Thấy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ nầy, nhưng chính gì giờ nầy mà con đến. Lạy Cha, xin tôn vinh  Danh Cha"( Jn 12, 27-28), không diễn tả cảnh thảm đạm như  

   - " Người nói với các ông: Tâm hồn Thầy buồn đến chết được, anh em ở lại đây mà canh thức. Người đi xa hơn một chút, sấp mình xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. Người nói: Abba, Cha ơi ! Cha làm được mọi sự, xin cất chén nầy xa con…" ( Mc 14, 34-36), hay như

   - " Rồi Người đi xa hơn một quảng, chừng bằng ném một hòn đá, và qùy xuống nguyện rằng: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén đắng nầy xa con…Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất" ( Lc 22, 41-42.44). 

Và lợi dụng thời điểm " đã đến giờ Con Người được tôn vinh" và " Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha" Chúa Giêsu giảng dạy cho những người đến tìm Ngài bằng ba lời dặn bảo ngắn: dụ ngôn hạt lúa gieo vào lòng đất,

   - " Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác" .

Chúa Giêsu có ý nói đến cuộc hy sinh tử nạn sắp đến của Người. Nhưng là việc hy sinh để đem lại  "nhiều hạt khác". Nhìn dưới nhản quang vừa kể, cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, mặc dầu là một cuộc tử nạn, "chết đi", nhưng không phải là trạng thái " buồn đến chết được", phiền não và ảm đạm " mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất", như trong Phúc Âm Thánh Marco và Luca.

Sự hy sinh chết đi của Ngài là để "sinh được nhiều hạt khác", nhiều người khác được cứu rỗi và nhiều người khác  biết và tôn vinh Chúa Cha. Bởi vì

   - " như ông Moisen đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời"( Jn 3, 14-15).

Như vậy " đã đến giờ " cũng có nghĩa là giờ Chúa Giêsu được tôn vinh và giương cao lên trên thập giá, để từ đây về sau ai muốn nhìn thấy Người, biết phải nhìn về hướng nào. 

Về phía Chúa Giêsu, " đã đến giờ" để Ngài kéo mọi người về với Ngài, để Ngài ban cho họ cuộc sống đời đời:

   - " Phần Ta, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta" ( Jn 12, 32)

°Lời khuyên cầm giữ hay sinh mạng sống mình

   - " Ai yêu qúy mạng sống mình thì mất nó, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời nầy, thì sẽ giữ lại cho sự sống đời đời" ( Jn 12, 25).

Nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy rằng phần thứ nhứt của câu Phúc Âm vừa rồi, hai động từ của hai mệnh đề đều được Thánh Gioan dùng các động từ ở thời hiện tại:

   - " Ai yêu qúy mạng sống mình thì  mất nó" ( « Qui aime sa vie, la perd… » , La Sainte Bibble, École Bibblique de Jérusalem, Paris, Cerf 1961, p. 1417).

Trong khi đó thì bản dịch của Thánh Kinh Trọn Bộ,  NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, trg. 2025, dịch ở thời tương lai :

   - «  Ai yêu qúy mạng sống mình, thì sẽ mất… » 

Dịch ở thời tương lai làm mất đi ý nghĩa của câu nói quả quyết của Chúa Giêsu, mà Thánh Gioan ghi lại.

   - «   Ai yêu qúy mạng sống mình, thì ( chắc chắn) mất nó », bởi vì đó là lối sống ích kỹ, ích kỹ đối với Thiên Chúa và ích kỹ đối với anh em :

   - « …vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa , Đấng mà họ không trông thấy » ( 1 Jn 4, 20).

Như vậy, ai yêu qúy mạng sống mình, ích kỷ đối với anh em  và cũng ích kỷ đối với Thiên Chúa, là người đã đánh mất ân sủng của Chúa, chắc chắn không thể được Chúa Cha tôn vinh, không có sự sống đời đời,theo Ngài để phục vụ và được Chúa Cha tôn vinh.

Lời dặïn bảo cuối cùng là

   - Cha của Thầy sẽ qúy trọng người ấy » ( Jn 12, 26).

Và « Cha Thầy sẽ qúy trong người ấy », không có gì khác hơn là Cha Thầy sẽ ban cho người ấy cuộc sống đời đời.

Trong bản Phúc Âm bằng tiếng  Hy Lạp, từ ngữ «  phục vụ » Thánh Gioan không dùng động từ chỉ hình thức « phục dịch nô bộc », mà  phục vụ là «  diakonos » : là cử chỉ của một người tự đặt mình một cách tự do để hiến thân giúp đở người khác. Đó là thái độ của người tín hữu Chúa Ki Tô sống với Chúa và sống với người khác. Người tín hữu Chúa Ki Tô là con Thiên Chúa, có Chúa Thánh Linh ở trong tâm hồn và gọi Thiên Chúa bằng Cha :

   - «  Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : Abba, Cha ơi ! Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con, thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa » ( Gal 4, 6-7).

Và nguời tín hữu Chúa Ki Tô có tình liên hệ anh em đối với những người khác, bởi lẽ tất cả đều gọi Thiên Chúa bằng Cha. Chúng ta tất cả có một Cha chung, như vậy chúng ta là anh em với nhau :

   - «  Lạy Cha chúng con ở trên trời… » ( Mt 6, 9).

Và nếu chúng ta là anh em với nhau, chúng ta hãy đối xử với nhau như anh em.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!